Tình hình hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 57 - 63)

2.2.4.1. Cơ cấu nguồn vốn dành cho đầu tư

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi để lại mức vốn đảm bảo khả năng thanh khoản. Vốn đảm bảo khả năng thanh khoản là mức vốn dự kiến để đảm bảo khả năng trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và thực hiện các khoản chi cho hoạt động của BHTGVN. Mức vốn này được BHTGVN xem xét định kỳ 6 tháng, năm căn cứ trên kế hoạch tài chính của đơn vị, tình hình phát sinh chi trả và diễn biến hoạt động của các QTDND.

Bảng 2.2. Số liệu tổng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Năm Tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn đầu tư

2013 16.561 15.676 2014 21.062 20.170 2015 26.620 25.316 2016 33.099 31.361 2017 40.787 38.372 2018 49.545 46.980 2019 59.515 56.328 2020 70.576 67.206

Nguồn: BHTGVN, Báo cáo tài chính năm 2013 - 2020

Để tránh tình trạng ứ đọng vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán, sau khi để lại mức vốn đảm bảo khả năng thanh khoản, 100% số vốn còn lại được đem đầu tư để thực hiện mục tiêu phát triển vốn và chức năng theo Luật quy định của BHTGVN.

2.2.4.2. Danh mục đầu tư

a. Giai đoạn trước khi có Luật BHTG

Giai đoạn từ năm 2012 trở về trước khi Luật BHTG chưa được ban hành, căn cứ Khoản 3 Điều 6 Quyết định 13/2008/QĐ-TTg ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý tài chính đối với BHTGVN và Khoản 5, Mục II, Thông Tư số 62/2008/TT-BTC ngày 8/7/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế quy định: “BHTGVN được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP, tín phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, gửi tiền tại KBNN và NHNN; gửi tiền, mua trái phiếu, tín phiếu của các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần được NHNN xếp loại A nhằm bảo đảm an toàn vốn và bù đắp chi phí”.

Hoạt động đầu tư của BHTGVN trong giai đoạn này được thực hiện đúng pháp luật, minh bạch, không xảy ra tình trạng mất an toàn, thâm hụt vốn và tranh chấp pháp lý; tạo doanh thu cao, từ đó thúc đẩy tăng trưởng ổn định và hiệu quả vốn; góp phần nâng cao năng lực tài chính và hình thành nguồn vốn quỹ để thực hiện chính sách hạn mức BHTG. Trên thực tế, trên 95% tổng số tiền đầu tư tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM do lãi suất huy động cao, giúp đem lại nguồn thu chính và chủ yếu (chiếm trên 99% tổng doanh thu) cho BHTGVN.

Bảng 2.3. Số liệu gửi tiền tại NHTM/TCTD và mua TPCP trước Luật BHTG

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm* Tổng tiền đầu tư

Tiền gửi tại

NHTM/TCTD** TPCP*** Tiền gửi NHNN 2000 407,5 407,5 0,0 0,0 2001 555,3 555,3 0,0 0,0 2002 715,3 715,3 0,0 0,0 2003 1.374,5 1.364,5 10,0 0,0 2004 1.590,8 1.580,8 10,0 0,0 2005 1.869,8 1.779,8 90,0 0,0 2006 2.292,0 2.182,0 110,0 0,0 2007 2.902,7 2.803,0 99,7 0,0 2008 3.724,7 3.645,0 79,7 0,0 2009 4.904,7 4.825,0 79,7 0,0 2010 6.599,7 6.570,0 29,7 0,0 2011 8.914,8 8.845,0 69,8 0,0 2012 12.070,0 12.020,0 50,0 0,0

*Lũy kế đến 31/12; **Gồm chứng chỉ tiền gửi, số dư lũy kế đến 31/12 thời kỳ 2001- 2005 + khoản đầu tư trái phiếu BIDV; ***Gồm số dư lũy kế mua công trái giáo dục đến 31/12 thời kỳ 2003-2009

Nguồn: BHTGVN, Báo cáo tài chính năm 2013 - 2020 b. Giai đoạn sau khi Luật BHTG có hiệu lực (từ 2013 - nay)

Từ năm 2013, Luật BHTG đã có sự điều chỉnh lớn theo hướng thu hẹp danh mục đầu tư của BHTGVN xuống chỉ còn 3 công cụ bao gồm: mua TPCP, mua tín phiếu

NHNN gửi tiền tại NHNN (hiện là kênh “gửi tiền duy nhất” còn được phép thực

hiện) như quy định của Điều 31; và Luật số 17 quy định việc BHTGVN mua trái phiếu dài hạn của TCTD.

Bảng 2.4. Số liệu gửi tiền tại NHTM/TCTD và mua TPCP sau Luật BHTG

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm* Tổng tiền đầu tư NHTM/TCTD**Tiền gửi tại TPCP*** Tiền gửiNHNN

2013 15.674,3 2.530,0 13.146,3 0,0 2014 20.170,7 50,0 20.120,7 0,0 2015 25.316,3 0,0 25.314,0 2,3 2016 31.361,5 0,0 31.359,1 2,4 2017 38.372,4 0,0 38.324,5 47,9 2018 46.979,9 0,0 46.974,9 5,0 2019 56.736,5 0,0 56.724,9 11,6 2020 67.688,3 0,0 67.679,3 9,0

Nguồn: BHTGVN, Báo cáo tài chính năm 2013 - 2020

Trên thực tế, danh mục đầu tư giai đoạn 2013-nay có sự thay đổi căn bản theo hướng trên 99% tổng số tiền đầu tư tập trung mua TPCP do lãi suất TPCP cao hơn

(đóng góp khoảng 99% tổng doanh thu).

+ Khi công cụ đầu tư là TPCP với hình thức mua trên thị trường sơ cấp và thứ cấp ở giai đoạn này là những kênh đầu tư chính và chủ yếu của BHTGVN, số dư tiền nhàn rỗi tập trung cho các kênh này tăng mạnh và ổn định từ 2015 (chỉ một năm sau khi hợp đồng tiền gửi cuối cùng với các NHTM đáo hạn) như đã thể hiện trong Bảng số liệu

trên, xét trên bình diện phạm vi đầu tư của kênh TPCP sơ cấp và thứ cấp, hoạt động đầu tư còn tiếp tục bị bó hẹp do khái niệm TPCP theo quy định của Luật BHTG và các văn bản liên quan đã bị thu hẹp chỉ còn gồm TPCP và công trái xây dựng tổ quốc (so với khái niệm rộng hơn được quy định trong giai đoạn 2000-2012 là tập hợp các công cụ bao gồm trái phiếu Kho bạc; tín phiếu Kho bạc; và công trái giáo dục). Như vậy, về thực chất, công cụ đầu tư mua TPCP từ khi Luật BHTG được thực thi đã bị thu hẹp rất nhiều cả về giới hạn và phạm vi so với quy định ở cấp Nghị định giai đoạn trước Luật;

+ Việc mua tín phiếu NHNN chưa được BHTGVN thực hiện do lịch biểu đấu thầu không thuận lợi, lãi suất thấp và đây là hình thức chưa phù hợp, chỉ được thực

hiện giữa các ngân hàng có nhu cầu vay ngắn hạn với lãi suất qua đêm. Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 4 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN ngày 12/10/2019 của Thống đốc NHNN quy định phát hành tín phiếu NHNN (thay thế Quyết định 362/1999/QĐ-NHNN1 ngày 8/10/1999) về việc ban hành Quy chế phát hành tín phiếu NHNN, BHTGVN không thuộc đối tượng được phép mua tín phiếu NHNN do i) việc mua là nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hơn là vì mục đích đầu tư); ii) đối tượng mua phải là các TCTD để NHNN thực hiện hút – bơm lượng tiền dư thừa – thiếu từ hệ thống ngân hàng để kiểm soát tiền tệ; và iii) khối lượng, lãi suất, kỳ hạn phát hành phụ thuộc vào diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ ở từng thời

kỳ. BHTGVN chỉ được mua tín phiếu NHNN từ thị trường thứ cấp.

+ Gửi tiền tại NHNN hưởng mức lãi suất không kỳ hạn ở 1,2%/năm theo Thông tư 24/TT-NHNN ngày 6/9/2014 của NHNN. Tùy chính sách lãi suất tín phiếu ở từng thời điểm mà mức lãi suất tiền gửi tại NHNN được áp dụng. Từ khi Thông tư 24 có hiệu lực từ ngày 24/10/2014, chính sách lãi suất đã có 3 lần điều chỉnh (1,2%  0,8% 

1,0%  0,8%). Hiện BHTGVN đang hưởng mức lãi suất tiền gửi tại NHNN là 0,8% (áp dụng từ ngày 6/8/2020) – rất thấp so với lãi suất mua TPCP và thấp hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi tại các NHTM/TCTD trước thời điểm thi hành của Luật BHTG năm 2013;

Đối với việc mua trái phiếu dài hạn của TCTD theo quy định của Luật số 17, hiện nay BHTGVN vẫn chưa thực hiện và đang chờ NHNN hướng dẫn chi tiết. BHTGVN đã xây dựng Dự thảo “Quy chế mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ”, đang tiếp tục xin ý kiến NHNN để chỉnh sửa hoàn thiện trước khi NHNN có quyết định.

2.2.4.3. Thị trường đầu tư

a. Đầu tư TPCP trên thị trường sơ cấp

BHTGVN thực hiện mua TPCP trên thị trường sơ cấp (TTSC) từ năm 2003 với tỷ lệ ban đầu chỉ chiếm 0,73% tổng số vốn đầu tư. Đến hết 31/12/2020 là gần 79,02% (gần 53,5 nghìn tỷ đồng/67,7 nghìn tỷ đồng). Như vậy TTSC là thị trường

đầu tư chính đối với việc đầu tư mua TPCP của BHTGVN, góp phần đáng kể vào việc hoàn thành Kế hoạch tài chính của BHTGVN.

Tỷ lệ mua TPCP trên sơ cấp tăng lên trước hết phù hợp với quy định về cơ sở pháp lý cho phép các hình thức và thị trường đầu tư được phép ở mỗi giai đoạn, tiếp đến phù hợp với diễn biến lãi suất TPCP có xu hướng tăng lên so với các hình thức đầu tư khác ở từng thời điểm.

b. Đầu tư TPCP trên thị trường thứ cấp

Đối với BHTGVN, hoạt động mua TPCP trên Thị trường thứ cấp (TTTC) có một vai trò nhất định trong chiến lược đầu tư NVTTNR. Năm 2013 – thời điểm đầu tiên BHTGVN bắt đầu xúc tiến đầu tư TPCP trên TTTC – cũng là năm BHTGVN có số tiền nhàn rỗi lớn lên đến trên 13 nghìn tỷ đồng (vốn đã sử dụng để gửi tiền tại các TCTD và nay đến ngày đáo hạn). Năm 2013, khi Luật BHTG có hiệu lực thi hành, BHTGVN không được gửi tiền tại NHTM nên lượng vốn đáo hạn lớn. Trong bối cảnh lịch đấu thầu TPCP sơ cấp chưa cố định (có thời điểm KBNN tổ chức 1 tuần 2 phiên, có khi 1 tuần 1 phiên; trong khi khối lượng phát hành không ổn định), BHTGVN thực hiện đầu tư phần lớn số tiền nhàn rỗi mua TPCP thứ cấp với tổng giá trị đầu tư đạt trên 9,77 nghìn tỷ đồng (chiếm gần 62,35% số tiền nhàn rỗi đầu tư trong năm) nhằm tránh tiền ứ đọng và nâng cao kết quả đầu tư.

Tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư thứ cấp những năm sau (2014-2020) được điều chỉnh theo hướng ưu tiên mua TPCP sơ cấp nhằm đảm bảo an toàn và phát triển vốn ổn định. Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, BHTGVN đã có quyết định phù hợp nhằm hài hòa tỷ lệ đầu tư TPCP cho TTSC và TTTC, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và của BHTGVN.

2.2.4.4. Kỳ hạn đầu tư

Phân loại theo kỳ hạn (thời gian đáo hạn kể từ khi phát hành hoặc đầu tư) có các hình thức đầu tư vào các tài sản và công cụ kỳ hạn ngắn - trung - dài. Về mặt lý thuyết, trong danh mục đầu tư, BHTGVN phân bổ hài hòa vào cả ba kỳ hạn ngắn – trung – dài, trong đó kỳ hạn ngắn là dưới 12 tháng; kỳ hạn trung là từ 12 đến 36 tháng; và kỳ hạn dài là trên 36 tháng. Tuy nhiên, trong thực tiễn:

- Trước năm 2013, NVTTNR của BHTGVN được đầu tư chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn và trung, tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM Nhà nước; tỷ trọng đầu tư vốn nhàn rỗi vào kỳ hạn dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.

- Từ năm 2013 đến nay, cơ cấu tài sản trong danh mục đầu tư chuyển từ tiền gửi sang TPCP tạo ra sự chuyển hướng chiến lược đầu tư tập trung phần lớn vào kỳ hạn trung và dài; kỳ hạn ngắn giai đoạn này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Tính đến hết năm 2020, lượng vốn nhàn rỗi đem đầu tư tập trung chính vào hai kỳ hạn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ gần 100% tổng nguồn vốn đầu tư của BHTGVN. Đây là sự thay đổi phù hợp theo quy định mới về hoạt động đầu tư của TCBHTG tại Việt Nam và nhằm hài hòa và cân đối tỷ lệ vốn nhàn rồi đem đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư phân bổ theo tài sản và công cụ đầu tư dựa trên kỳ hạn một cách hợp lý ở từng thời kỳ và trong từng giai đoạn, góp phần tuân thủ đúng, đủ quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc quản lý và sử dụng nguồn vốn quỹ BHTG theo hướng bảo toàn, phát triển, không để đọng vốn, không vốn nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w