Các nguyên tắc đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 25 - 26)

Tổ chức BHTG đầu tư trên nguyên tắc an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí, có nghĩa vụ quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản cho chi trả theo thời hạn quy định. Khi hệ thống ngân hàng ổn định, rủi ro đầu tư không cao. Đầu tư vốn thời kỳ khó khăn phải thận trọng do liên quan đến sức khoẻ ngân hàng, khả năng đổ vỡ - tạo áp lực lớn hơn về nghĩa vụ pháp lý cho tổ chức BHTG. Bởi vậy việc đầu tư luôn phải gắn với việc quản lý rủi ro.

- Đầu tư gắn với quản lý rủi ro

Không có đầu tư nào không rủi ro. Đầu tư về cơ bản là chọn lựa và quản lý rủi ro. Nhiều tài sản luôn tồn tại rủi ro, ví dụ lợi suất âm sẽ khiến trái chủ chịu khoản lỗ khi nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn. Một số chính phủ phát hành trái phiếu lãi suất âm - trái phiếu an toàn; TPCP chịu thêm rủi ro lãi suất cao do thời hạn dài nắm giữ có khả năng thua lỗ khi lãi suất tăng. Cần xác định và quản lý rủi ro vì không thể loại trừ hoàn toàn nó. Do thời kỳ khó khăn của tổ chức BHTG gắn với đổ vỡ ngân hàng, việc tập trung vào loại hình đầu tư có mối tương quan nghịch với việc tạo áp lực cho nghĩa vụ chi trả. Ngay cả khi đầu tư cho kết quả tốt vào thời điểm ngân hàng gặp khó khăn, tổ chức BHTG vẫn cần thận trọng với khoản đầu tư dễ mất giá trị.

- Không bỏ trứng một giỏ

Khủng hoảng quốc gia thường xảy ra sau khủng hoảng ngân hàng, tạo liên kết quốc gia - ngân hàng do nghĩa vụ pháp lý dự phòng mà lĩnh vực ngân hàng đại diện cho quốc gia tăng lên.

Bỏ trứng một giỏ là rủi ro thua lỗ do nghiêng về (một) nhóm đối tác, ưu tiên phiến diện nước, khu vực, lĩnh vực, ngành nghề hay thị trường nhất định, như tập trung vào một loại TPCP duy nhất. Tổ chức BHTG chịu rủi ro lớn từ ngân hàng vì mọi nghĩa vụ pháp lý đều gắn với ngân hàng. Rủi ro đầu tư phát sinh làm tăng tổng

mức rủi ro cho ngân hàng. Bộ nguyên tắc của IADI khuyến cáo:“Tổ chức bảo hiểm tiền gửi xây dựng và tuân thủ quy tắc hạn chế đầu tư lớn vào ngân hàng”.

Dồn vốn đầu tư vào ngân hàng khiến tổ chức BHTG có thể mất quyền tiếp cận vốn khi có đổ vỡ, và tổ chức BHTG sẽ đối mặt với tổn thất dù có thâm niên trong phân loại chủ nợ: (i) nếu ngân hàng thành viên đổ vỡ, tổ chức BHTG sẽ xử lý bằng chi phí thu từ phí BHTG; (ii) bán khoản đầu tư để thu xếp vốn, nhưng tổ chức BHTG có thể rơi vào bẫy pháp lý “yếu tố hậu thuẫn”; và (iii) thu hồi vốn từ ngân hàng dễ đổ vỡ để trang trải chi phí trả tiền bảo hiểm có thể khiến thanh khoản trầm trọng hơn. WB khuyến nghị tổ chức BHTG không gửi tiền hay nắm giữ trái phiếu ngân hàng kể cả ngân hàng không phải thành viên; nên mở tài khoản tiền gửi tại NHTW. Theo Hướng dẫn nâng cao của IADI (trang14-16), tổ chức BHTG nên đặt giới hạn số tiền gửi tại ngân hàng; chỉ tạm duy trì vốn với ngân hàng được ủy quyền chi trả.

Do vậy, các tổ chức BHTG cần quan tâm đến việc cần phải đa dạng hóa loại TPCP ở thời kỳ khó khăn khi mà một tài sản mất thanh khoản, tài sản khác vẫn có thanh khoản.

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w