Định hướng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 76 - 77)

3.1.2.1. Về việc đảm bảo các nguyên tắc trong đầu tư

BHTGVN có trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí, có nghĩa vụ quản lý, sử dụng hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn. Hoạt động đầu tư NVTTNR theo hướng bảo toàn và phát triển vốn ràng buộc trách nhiệm bắt buộc của BHTGVN về việc phải đảm bảo quản lý và sử dụng nguồn vốn và nguồn lực tài chính an toàn và hiệu quả. Việc quản lý và sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn vốn giúp BHTGVN duy trì tốt khả năng sinh lời, góp phần tăng cường năng lực tài chính và đảm bảo khả năng thanh khoản nhằm thực hiện tốt các nghĩa vụ pháp lý về BHTG khi có phát sinh chi trả, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thông lệ tốt nhất về quản lý và sử dụng nguồn vốn BHTG theo khuyến nghị của IADI.

3.1.2.2. Về việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ mới được giao

Hoạt động đầu tư NVTTNR của BHTGVN phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ chính trị mới được giao, trong đó có việc tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD yếu kém theo quy định của Luật các TCTD sửa đổi. Khi NHNN quyết định việc BHTGVN mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, việc đảm bảo khả năng thanh khoản đối với khoản tiền đầu tư đòi hỏi BHTGVN phải dự phòng tình huống ứng phó thực tế khi cần nguồn lực cho chi trả. BHTGVN cần coi việc mua Trái phiếu dài hạn TCTD hỗ trợ cũng là khoản đầu tư kết hợp hỗ trợ tái cơ cấu TCTD yếu kém.

3.1.2.3. Về việc bán TPCP khi Luật cho phép

Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1191/QĐ-TTg ngày

14/8/2017 bước đầu đã tháo gỡ vướng mắc hiện nay của BHTGVN về việc sẽ được bán TPCP trong trường hợp cần chi trả, đồng thời mở ra hướng đi linh hoạt việc mua, bán TPCP trên TTSC và TTTC. BHTGVN đang tích cực phối hợp với các bên để sớm hiện thực hóa nội dung quy định cho phép BHTGVN đươc bán TPCP theo lộ trình thởi gian phù hợp và không tạo thêm áp lực.

3.1.2.4. Về quản lý vốn sau đầu tư

Việc quản lý và theo dõi sau đầu tư là cơ sở quan trọng để BHTGVN theo dõi các khoản vốn đã đầu tư; thực hiện sao kê, đối chiếu số dư đầu tư với NHNN, đơn vị lưu ký hoặc VSD sau giao dịch phát sinh theo định kỳ tháng-quý-năm; và giúp đôn đốc thu hồi gốc, lãi khoản đầu tư đến hạn theo quy định và thẩm quyền.

Việc Phòng NVĐT chuyển Hồ sơ đầu tư sang Phòng TCKT để hoàn tất thanh toán cơ bản đã kết thúc quy trình đầu tư. Tuy nhiên, việc quản lý và theo dõi sau đầu tư không chỉ cần thiết nhằm đảm bảo tài sản đầu tư, chẳng hạn TPCP về tài khoản lưu ký, mà còn có ý nghĩa phục vụ việc theo dõi và quản lý gốc, lãi đến hạn. Khi các khoản gốc, lãi đến hạn được đơn vị lưu ký thanh toán đầy đủ cho BHTGVN sẽ giúp bổ sung và tăng cường nguồn vốn nhàn rỗi sẵn có để quay vòng vốn và tái đầu tư. Ở khía cạnh quản trị, việc quản lý và theo dõi sau đầu tư giúp sàng lọc và xử lý tốt nhất vấn đề có thể phát sinh liên quan đến chứng khoán về tài khoản lưu ký bị chậm, thanh toán chậm khoản gốc lãi hoặc báo sai số dư gốc lãi đến hạn. Do BHTGVN chưa đăng ký là thành viên mở tài khoản trực tiếp tại VSD, BHTGVN sử dụng dịch vụ lưu ký của các NHTM là thành viên lưu ký của VSD. Việc lưu ký TPCP của BHTGVN đến nay vẫn luôn đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w