Nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 44 - 46)

2.1.4.1. Nguồn vốn hoạt động

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu từ phí bảo hiểm tiền gửi, các nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a. Vốn điều lệ:

- Vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác;

- Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau: - Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm;

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định;

- Các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định;

- Số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

- Chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định

c. Quỹ đầu tư phát triển.

d. Vốn khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

- Vốn tiếp nhận hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản pháp luật liên quan;

- Vốn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có); - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (nếu có);

- Chênh lệch thu chi chưa phân bổ cho các quỹ (nếu có); - Vốn hợp pháp khác.

2.1.4.2. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi cho hoạt động đầu tư

Nguồn vốn tam thời nhàn rỗi là nguồn vốn bằng tiền thực có của BHTGVN tạm thời chưa sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền và thực hiện các khoản chi theo quy định. Trên thực tế, sau khi để lại hạn mức dự phòng chi trả tiền bảo hiểm và mức vốn đảm bảo cho chi hoạt động, toàn bộ NVTTNR đã được BHTGVN đem đầu tư để sinh lời và tăng quy mô quỹ BHTG. Trong khi đó, NVTTNR của BHTGVN được xác định tại từng thời điểm cụ thể dựa trên cơ sở:

khoản thu từ phí BHTG trong kỳ; các khoản thu gốc và lãi của vốn đầu tư sắp đến hạn thanh toán; số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM; và các khoản sắp thu khác.

Đối với chi phí hoạt động và hạn mức dự phòng chi trả, từ sau khi Luật BHTG có hiệu lực, bắt đầu từ năm 2016, Hội đồng quản trị BHTGVN đã ban hành quy định “Mức vốn khả dụng của BHTGVN để đảm bảo chi phí hoạt động và hạn mức dự phòng chi trả tiền bảo hiểm”, trong đó hạn mức dự phòng chi trả bảo hiểm đối với hệ thống QTDND tối đa là 160 tỷ đồng và được xem xét điều chỉnh 6 tháng 1 lần dựa trên tình hình phát sinh chi trả và diễn biễn hoạt động các QTDND.

Một phần của tài liệu Cải thiện hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam . (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w