Chủ thể tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 29 - 31)

Bộ Nội vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và ở nước ngoài; các chính sách liên quan đến CBCC.

HĐND và UBND thành phố/tỉnh: ban hành các chính sách về CBCC cơ sở bên cạnh các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Sở Nội vụ trực tiếp tham mưu cho UBND thành phố/tỉnh ban hành kế hoạch ĐT cho CBCC nói chung và CCVC nói riêng và phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kinh phí trợ cấp cho hoạt động đào tạo của CCVC theo quy định. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo kết quả hoạt động đào tạo cho CCVC hằng năm theo quy định của Bộ Nội vụ. Sở Nội vụ tổng hợp danh sách do phòng Nội vụ quận cung cấp để trình UBND thành phố/tỉnh phê duyệt. Sau đó, Sở Nội vụ tiến hành mở các lớp ĐTBD với sự tham gia các cơ sở đào tạo.

Phòng Nội vụ quận/huyện/thành phố ban hành các văn bản liên quan đến công tác ĐT gửi cho các cơ quan, đơn vị, UBND cấp cơ sở để khảo sát nhu cầu và đăng ký danh sách cần ĐT. Phòng Nội vụ sẽ tổng hợp, đối chiếu kiểm tra tình hình thực tế để lập danh sách gửi Sở Nội vụ sau khi được Quận/Huyện ủy, UBND

quận/huyện thống nhất. Sau khi được phê duyệt, phòng Nội vụ sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai công tác đào tạo cho CCVC.

Các lực lượng tham gia ĐT cho CCVC là các chuyên gia, giảng viên đại học, nhà tâm lý, lãnh đạo chủ chốt... Đội ngũ giảng viên có một vai trò đặc biệt quan trọng trong ĐT. Chất lượng ĐT có mối liên quan chặt chẽ với trình độ, năng lực của giảng viên. Đây chính là "nhân vật có vai trò quyết định". Thông qua đội ngũ giảng viên, nội dung kiến thức, trình độ, phương pháp tư duy, năng lực nghiên cứu... của học viên sẽ được trang bị, tích luỹ và sẽ được học viên thể hiện, phát huy trong môi trường công tác của họ. Chính vì vậy, tăng cường công tác ĐT CCVC thì phải ưu tiên vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên gắn liền với uy tín, sự hấp dẫn và hiệu quả của đầu ra của đào tạo. Để đạt hiệu quả ĐT cao, chủ thể bồi dưỡng cần có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể ĐT cần có kinh nghiệm trong tham gia giảng dạy hoặc công tác trong lĩnh vực hành chính công, xử lý công vụ, có những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến công tác ĐT cho CCVC, thể hiện càng tốt vai trò chủ đạo trong thiết kế, đạo diễn, cố vấn, để đội ngũ công chức tập và thể hiện tốt vai trò chủ thể trong ĐT và tự bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng, năng lực của bản thân.

Bên cạnh đó, chủ thể tổ chức công tác ĐT cần phải lôi cuốn, huy động các lực lượng xã hội, lực lượng giáo dục tham gia vào công tác ĐT cho CCVC với nhiều hình thức. Người xưa có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, điều đó muốn nói rằng nếu có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành có liên quan trong việc ĐT. Chúng ta đã có cơ sở để có thể thực hiện tốt công tác này. Đó là, trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung: “Huy động các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia công tác ĐTBD đội ngũ CBCC theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của nhà nước, đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu”. Trong phần tổ chức thực hiện Đề án cũng phân công rất rõ sự phối hợp và phân công trách nhiệm rất rõ

với các Bộ, ngành Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài yếu tố nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình ĐT đạt hiệu quả. Có thể thấy, phương tiện bồi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp ĐT. Người cán bộ phụ trách cần phải có các biện pháp làm cho chúng phát huy được tác dụng sư phạm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng như: khuyến khích giảng viên, cán bộ sử dụng phương tiện bồi dưỡng trong giảng dạy, tự làm thiết bị giảng dạy với các vật liệu sẵn có hoặc có thể tìm kiếm được; giới thiệu kịp thời các loại phương tiện giảng dạy và cách sử dụng; tổ chức hội thảo khoa học trao đổi kinh nghiệm sử dụng các phương tiện giảng dạy. Bảo quản lâu bền, kế hoạch hóa đầu tư và đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn đúng định mức, chống sử dụng lãng phí vô hình hay hữu hình, không sử dụng thiết bị.

Nguồn lực cho đào tạo, bao gồm cả nguồn lực tài chính, thời gian có thể bố trí đội ngũ công chức tham gia đào tạo, năng lực của các cơ sở đội ngũ công chức hiện có, nguồn lực sẽ có trong tương lai, các yếu tố ngoại cảnh tác động đến việc thực hiện kế hoạch; dự phòng rủi ro, nếu có; lịch trình thực hiện kế hoạch… Xây dựng chỉ tiêu ngân sách; xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đội ngũ công chức. Dự kiến các nguồn lực, nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian cho đào tạo đội ngũ CCVC. Đây là công việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho cán bộ tham gia sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác, như hội trường. máy móc thiết bị, tài liệu ... được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm...

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)