Những hạn chế

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 76 - 79)

Chưa xây dựng được hệ thống chương trình đào tạo công chức toàn diện, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức

Chương trình bồi dưỡng do Ban Tuyên giáo thành uỷ hướng dẫn hàng năm ban hành chậm và cũng chậm được chỉnh lý, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và yêu cầu của thực tiễn, gây lúng túng cho công tác xây dựng kế hoạch và làm giảm nhiệt tình, hứng thú học tập của CCVC quản lý kinh tế.

Nhiều nội dung bồi dưỡng cập nhật ngắn ngày mà UBND thành phố và Sở Nội vụ giao về cho các thành phố thực hiện thuộc khối chính quyền chưa được xây dựng một cách chủ động, có bài bản, khiến cho các cơ sở đào tạo có nhiều lúng túng và không nhất quán trong triển khai thực hiện kế hoạch. Đặc biệt, phần bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và xử lý tình huống thực tiễn cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Còn thiếu hụt những nội dung cập nhật thông tin, kiến thức về pháp luật, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế

Sự gắn kết giữa công tác đào tạo với việc qui hoạch, bố trí, sử dụng công chức thiếu chặt chẽ; cử đối tượng đi đào tạo chưa chuẩn xác.

Theo ý kiến của ông Đ.B.H cho biết thế, cho biết: “Một số đơn vị, cấp uỷ Đảng chưa xuất phát từ quy hoạch để cử công chức đi đào tạo bồi dưỡng; chưa căn cứ vào kết quả đào tạo bồi dưỡng và đánh giá năng lực để bố trí, sử dụng công chức. Khi thực hiện kế hoạch chiêu sinh, một số đơn vị vẫn còn tình trạng cử công chức đi đào tạo bồi dưỡng chưa đúng đối tượng, tiêu chuẩn, bằng cấp và chức danh công chức. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo công chức vẫn có hiện tượng một số lớp mở ra còn có sự trùng lặp đối tượng gây lãng phí thời gian và kinh phí, đồng thời tạo nên tâm lý nhàm chán, thiếu hứng thú học tập cho học viên”. Trong thực tiễn pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức vẫn còn tình trạng kế hoạch xây dựng chưa đánh giá được nhu cầu, chưa sát yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ công chức; chưa quan tâm

đào tạo bồi dưỡng công chức có trình độ, năng lực cao trong những lĩnh vực trọng điểm của từng xã, thị trấn.

Mặc dù đã có quy định khá chi tiết trong các văn bản nhưng phương thức, hình thức đào tạo cũng như công tác quản lý đào tạo và thực trạng đội ngũ, giảng viên, báo cáo viên chưa theo kịp quá trình đổi mới.

Phương thức đào tạo, chủ yếu vẫn nghiêng về đào tạo không tập trung, tại chức, hiệu quả thấp. Phương thức học tập này tuy mang lại hiệu quả học tập cao nhưng ít thực hiện được. Nhiều công chức có tâm lý ngại đi học tập trung vì lo ngại không được bố trí, sử dụng, mất vị trí công tác sau khi kết thúc khoá học.

Chưa khai thác triệt để được thế mạnh của từng loại hình đào tạo bồi dưỡng. Hình thức đối thoại trực tiếp, toạ đàm, trao đổi ít được áp dụng. Hình thức nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế thường nghiêng về tham quan, ít mang lại hiệu quả thiết thực trong việc gắn lý luận với thực tiễn.

Hình thức đào tạo lại cũng chưa được quan tâm đúng mức, tạo nên tình trạng thiếu hụt về tri thức, đặc biệt là tri thức về kinh tế thị trường, về tiến bộ khoa học công nghệ, các kiến thức về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với công chức.

Một số giảng viên, báo cáo viên còn hạn chế về phương pháp, kỹ năng chuyên môn, kiến thức thực tiễn, tri thức khoa học mới nên chất lượng giảng dạy thấp, ngoài ra chất lượng đào tạo, nhất là hệ VLVH chưa cao; một số công chức đang chạy theo bằng cấp

Một số đoàn thể khi mở lớp chỉ chú trọng tới số lượng học viên, ít quan tâm tới mục đích, chất lượng học tập, chưa bám sát tình hình thực tế, gây nhiều khó khăn cho các xã, thị trấn trong bố trí, sắp xếp công chức đi bồi dưỡng, tập huấn.

Cơ chế tài chính phục vụ đào tạo CCVC quản lý kinh tế còn những bất cập; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu đồng bộ.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị với kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nhiều lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn; chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kiến thức

quản lý chuyên ngành, lĩnh vực; việc mở các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề có phần hạn chế.

Đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với quy hoạch và sử dụng và chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ CCVC.

Nhận thức của một số công chức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế còn rất mơ hồ, còn coi đó là việc cơ quan, công chức khác có trách nhiệm mà chưa coi đó là nhiệm vụ của tất cả công chức, của các cấp, các ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; số lượng công chức được đào tạo, bồi dưỡng ít, chưa đi sâu vào các lĩnh vực chuyên sâu.

Việc ĐTBD chưa gắn với nhu cầu, phân loại chất lượng công chức, viên chức làm do vậy mục tiêu, nội dung, chương trình ĐTBD chưa sát với từng đối tượng.

Hoạt động ĐTBD CCVC quản lý kinh tế chưa bám sát yêu cầu nhiệm vụ cụ thể đặc thù của thành phố

Đặc biệt cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực cho ĐTBD còn thiếu và chưa linh hoạt. Nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy cho đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế nghèo nàn, cũ và thiếu kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế trọng tâm, thực tiễn.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI

GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)