Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 68 - 72)

CCVC quản lý kinh tế giỏi đi đào tạo ở các bậc cao hơn.

2.4.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế quản lý kinh tế

Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế TT Tiêu chí đánh giá Mức độ Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nói riêng.

17 30.9 16 29.1 6 10.9 16 29.1 2.38 2

2

Khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn công việc

25 45.5 18 32.7 12 21.8 0 0 1.80 4

3

Công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo được sắp xếp bố trí với chuyên môn phù hợp đã được đào tạo

4

Thông tin về kết quả đào tạo, bồi dưỡng số lượng, chất lượng công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo chính quyền và cơ quan chủ quản.

10 18.2 3 5.5 14 25.5 28 50.8 3.09 1

Ghi chú:X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Các công việc kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế

hiện nay đạt điểm trung bình đánh giá 1.80< X <3.09. Nội dung kiểm tra được CCVC, GV đánh giá cao nhất là “Thông tin về kết quả đào tạo, bồi dưỡng số lượng, chất lượng CCVC quản lý kinh tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo chính quyền và cơ quan chủ quản” có điểm trung bình X = 3.09. Nội dung thứ 2 là “Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nói riêng” có điểm trung bình X = 2.83. Thực tế cho thấy, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời gian qua, việc kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTB được diễn ra bằng hình thức thi tự luận, lồng ghép các hình thức thi khác như vấn đáp, trắc nghiệm.

Đối chiều với quy định của Nghị định số: 101/2017/NĐ-CP, Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì, tại Thành phố Uông Bíchưa xảy ra trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo tại Điều 7. Đền bù chi phí đào tạo: Cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.

3. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết”.

Điều này cho thấy trách nhiệm quản lý sát sao giữa đơn vị cử đi đào tạo, cơ sở tổ chức ĐTBD và CCVC quản lý kinh tế tuân thủ các quy định trước và sau ĐTBD.

Trong Thông tư số 10/2017/TT – BNV về Quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngày 29 tháng 12 năm 2017 và đã quy định về: “Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tại Điều 1

2. Đối tượng đánh giá gồm: a. Chương trình;

b. Học viên; c. Giảng viên; d. Cơ sở vật chất; đ. Khóa bồi dưỡng;

e. Hiệu quả sau bồi dưỡng”.

Tuy nhiên, thực tế việc chỉ kiểm tra, đánh giá các lớp ĐTBD vào cuối các khóa học hoặc kết thúc học phần bằng phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống. Cách đánh giá này thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời để có kết quả tổng kết khóa học. Nhưng đánh giá như vậy không phản ánh được thực chất chất lượng học tập của HV sau bồi dưỡng. Với các lớp BD, đặc biệt các lớp BD ngắn ngày thường không tổ chức, kiểm tra, đánh giá, nếu có thì sau khi học xong HV viết một bài thu hoạch gọi là có chứ không nhằm mục đích để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. Đây là hạn chế lớn đối với công tác BD nói chung và bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế nói riêng.

Bên cạnh đó, 2 yếu tố rất quan trọng của kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐTBD đó là: “Khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn công việc; CCVC quản lý kinh tế sau khi được cử đi đào tạo được sắp xếp bố trí với chuyên môn phù hợp đã được đào tạo”.

Qua kết quả thống kê tại Phòng Quản lý kinh tế thành phố năm 2020 đã tham gia bồi dưỡng:

Qua 3 năm triển khai thực hiện, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Phòng Quản lý kinh tế được chú trọng, đi vào chiều sâu và có chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từ năm 2018 đến nay, Đề án đào tạo, bồi dưỡng của Thành ủy đã tổ chức 26 lớp bồi dưỡng cho 2.068 lượt cán bộ, công chức; tổ chức 07 đoàn học tập kinh nghiệm, có 250 lượt người tham gia. Trong đó, CBVC của Phòng Quản lý kinh tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng có 55 người.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ, công chức cũng đã nêu cao tinh thần tự giác học tập, nghiên cứu, tự nguyện tham gia các lớp đào tạo chuyên môn đại học và sau đại học và Ban Thường vụ Thành ủy quan tâm, thường xuyên xét, cử đưa đi đào tạo lý luận chính trị, các lớp lãnh đạo, quản lý cấp huyện, cấp phòng, lớp quản lý kinh tế cấp cao, nghiệp vụ quản lý kinh tế cấp huyện, quản lý kinh tế nông thôn, quản lý kinh tế vùng kinh tế trọng điểm (than Quảng Ninh)… Đến nay, đội ngũ CB, CC Quản lý kinh tế có 20 Thạc sĩ, 17 đại học chuyên môn; 12 cao cấp lý luận chính trị và 55 trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

Phần lớn cán bộ, công chức đều nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ vừa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao vừa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ trong tình hình mới hiện nay.

Đào tạo, bồi dưỡng vừa là nhiệm vụ trước mắt vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài nên mỗi cán bộ, công chức phải đa dạng các hình thức đào tạo bồi dưỡng như: đào tạo bồi dưỡng theo kế hoạch của đơn vị và tự bồi dưỡng, nâng cáo kiến thức của bản thân, theo tiêu chuẩn điều kiện của cán bộ, công chức quản lý kinh tế quy định.

Đội ngũ cán bộ, công chức đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên thuận tiện trong công tác tự đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh từng nhiệm vụ và từng vị trí việc làm, chuyên môn mình phụ trách.

Qua kiểm tra có thể đánh giá sau ĐTBD lại mục tiêu đã đề ra để điều chỉnh, phát triển chương trình, nội dung ĐTBD trong việc tổ chức các khóa ĐTBD tiếp theo hoặc thay đổi phương pháp cho phù hợp. Nhưng vì Thành phố Uông Bíchưa coi trọng công tác kiểm tra nên không đưa ra được những phán quyết và đánh giá

chính xác về nội dung chương trình, về đối tượng được ĐTBD... và đồng thời cũng chưa coi trọng việc phát triển các kết quả ĐTBD gắn với việc theo dõi kết quả làm việc tại nơi công tác.

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)