Thực trạng xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 50 - 52)

Việc ĐTBD CCVC quản lý kinh tế là việc làm cần thiết nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, tạo tiền đề để ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC quản lý kinh tế. Việc xác định xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tổ chức ĐTBD sát với từng đối tượng. Kết quả khảo sát điều này được khảo sát và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Tìm hiểu thực trạng kĩ năng, kiến thức của CCVC quản lý kinh tế để phân loại nhu cầu

7 12.7 24 43.6 5 9.1 19 34.6 2.65 1

2 Xác định rõ CCVC quản lý

kinh tế thuộc vị trí khác nhau 21 38.2 20 36.4 6 10.9 8 14.5 2.02 3

3

Xác định trình độ chuyên môn của CCVC quản lý kinh tế

10 18.2 24 43.6 12 21.8 9 16.4 2.36 2

4

Xác định rõ CCVC quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tuổi đời

Ghi chú: X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Mức độ thực hiện về xác định đối tượng ĐTBD đạt với điểm trung bình từ 1.80 đến 2.65. Cụ thể như sau:

Việc xác định về “Tìm hiểu thực trạng kĩ năng, kiến thức của CCVC quản lý kinh tế để phân loại nhu cầu.” được đánh giá cao có điểm trung bình ,ĐTB=2.65. Mục tiêu của việc tìm hiểu thực tế kĩ năng, kiến thức của CCVC quản lý kinh tế là xác định chính xác những gì mà học viên cần được ĐTBD, nói cách khác là xác định những kiến thức, kỹ năng, năng lực hiện có và cần có của CCVC quản lý kinh tế để hoàn thành tốt các nhiệm vụ tại vị trí công tác của mình. Điều này ngăn chặn việc tổ chức ĐTBD được lập kế hoạch theo phương thức “thể nghiệm, nhầm lẫn”.

Sau đó là “Xác định trình độ chuyên môn của CCVC quản lý kinh tế” có ĐTB=2.36. Điều này, cho thấy việc ĐTBD CCVC quản lý kinh tế đã nắm rõ các Thông tư, quy định pháp lý khi mà Thông tư 13/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 6/11/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2019 có rất nhiều điểm mới về cán bộ, CCVC quản lý kinh tế hiện nay. Theo đó, CCVC quản lý kinh tế phải có trình độ đại học trở lên. Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Thông tư 13/2019 so với các quy định trước đây. Nếu như tại Điều 2 - Thông tư 06/2012/TT-BNV, yêu cầu về trình độ chuyên môn với CCVC quản lý kinh tế cần có bằng đại học trở lên.

Các nội dung khác như: Xác định rõ CCVC quản lý kinh tế thuộc vị trí khác nhau; Xác định rõ CCVC quản lý kinh tế có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tuổi đời chưa được chú trọng.

Như vậy, việc xác định rõ đối tượng công chức tham gia ĐTBD chưa được quan tâm và còn hạn chế: Việc chiêu sinh mở lớp chưa chú trọng tới công tác qui hoạch, chưa xác định và phân loại cụ thể, rạch ròi từng đối tượng CCVC quản lý kinh tế.

Học viên ở các lớp ĐTBD CCVC quản lý kinh tế là những người đã trưởng thành, có tuổi đời đa dạng, có trách nhiệm, thẩm quyền rõ ràng và đã có kinh nghiệm công tác nên họ chỉ học khi họ có nhu cầu và lớp ĐTBD chỉ đạt hiệu quả khi lớp học đó gồm những học viên có cùng nhu cầu ĐTBD. Chính vì vậy việc phân

loại CCVC quản lý kinh tế được ĐTBD gắn với nhu cầu là hết sức quan trọng và đúng đối tượng, nhưng Thành phố Uông Bí chưa làm được điều đó. Việc tuyển chọn CCVC quản lý kinh tế để tham dự các lớp ĐTBD chủ yếu dựa trên cơ sở các yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh. Chính vì thế nên học viên các lớp ĐTBD không hứng thú khi tham gia các lớp ĐTBD, nên dễ nhàm chán, nhiều học viên đến ghi danh rồi lại tranh thủ đi làm việc khác. Kết quả là nhà nước thì tốn kém kinh phí đầu tư, ĐTBD kém hiệu quả năng lực CCVC quản lý kinh tế vẫn không được tăng cường.

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)