Đổi mới về nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 90 - 93)

cho đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế

Chúng ta đứng trước một nhu cầu ĐTBD rất lớn, trong khi các chương trình, nội dung ĐTBD chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Các chương trình còn nhiều chồng chéo, kéo dài, nội dung còn chưa được thường xuyên cập nhât, đổi mới. Do đó, chúng ta cần phải thống nhất ban hành các chương trình đào tạo bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế. Các chương trình này ban hành theo từng chức danh và ngạch CCVC quản lý kinh tế. Cần tính đến tính kế thừa trong đào tạo bồi dưỡng,

vì vậy đào tạo bồi dưỡng theo học phần để đảm bảo CCVC quản lý kinh tế không phải học lại những phần họ đã học ở các chương trình khác. Nội dung ĐTBD, giáo trình cần luôn đổi mới sát với thực tiễn công tác, mang tính ứng dụng cao nhằm nâng cao năng lực thực hiện công việc của CCVC quản lý kinh tế. Thường xuyên tiến hành đánh giá sau đào tạo để xem xét hiệu quả đào tạo đối với cá nhân CCVC quản lý kinh tế, cũng như đối với cơ quan, tổ chức cử người đi đào tạo bồi dưỡng.

Cải cách hệ thống chương trình ĐTBD CCVC quản lý kinh tế theo hướng hình thành 3 loại chương trình ĐTBD, bao gồm: chương trình ĐTBD theo chuyên môn; chương trình đào tạo theo ngạch và chương trình bồi dưỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu.

Loại chương trình ĐTBD theo ngạch có chương trình đào tạo tiền công vụ cho cán bộ dự bị, các chương trình bồi dưỡng cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; trong đó chương trình đào tạo tiền công vụ là chương trình đào tạo cơ bản vừa mang tính lý luận vừa trang bị kỹ năng hoạt động công vụ và đạo đức công chức. Các chương trình còn lại là những chương trình ngắn ngày đào tạo trang bị kỹ năng theo yêu cầu nghiệp vụ của từng ngạch.

Loại chương trình đào tạo theo chức danh là loại chương trình ngắn ngày đào tạo trang bị kỹ năng lãnh đạo quản lý cho từng loại chức danh lãnh đạo;

Loại chương trình bồi dưỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu là loại chương trình ngắn ngày dành cho công chức hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Loại chương trình thứ nhất và thứ hai thuộc trách nhiệm của Bộ Nội vụ và các học viện ở trung ương. Riêng loại chương trình thứ ba, bồi dưỡng cập nhật theo nhu cầu chuyên sâu là nơi mà thành phố có thể phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong thành phố, nhất là của Trường Chính trị, trên cơ sở nhu cầu ĐTBD của địa phương để xây dựng các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn theo nhu cầu thực tế, ví dụ, bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở các địa bàn biên giới, hải đảo; bồi dưỡng tiếng dân tộc; bồi dưỡng kiến thức quản lý tôn giáo;… Các khóa bồi dưỡng cập nhật như vậy vừa đáp ứng đúng

nhu cầu, vừa thích hợp trong tổ chức thực hiện hơn nữa, kinh phí tổ chức thực hiện cũng phù hợp với khả năng của địa phương.

Bên cạnh nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cũng có vai trò hết sức quan trọng. Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo thì phương pháp đào tạo sẽ quyết định chất lượng quá trình đào tạo. Trong ĐTBD CCVC quản lý kinh tế phương pháp đào tạo đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tích cực đối với hiệu quả đào tạo nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đào tạo. Phương pháp đào tạo chính là tổ hợp các cách thức hoạt động của giảng viên và học viên trong quá trình ĐTBD được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu ĐTBD. Phương pháp đào tạo với tư cách là tổng hợp những cách thức hoạt động của giáo viên và học viên, phải đóng góp tích cực, nhiều khi mang tính quyết định, đối với việc thực hiện các mục tiêu đào tạo.

Cần đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng sử dụng các phương pháp sư phạm hiện đại cho người lớn như: thuyết trình, làm việc theo nhóm, nghiên cứu tình huống, thảo luận, đóng vai,...

Khi lựa chọn phương pháp đào tạo trong ĐTBD, cần chú ý những điểm sau: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tác động và duy trì sự chú ý của học viên;

Giảm đến mức có thể thời gian nói;

Sắp xếp để học viên tích cực tham gia vào bài học càng nhiều càng tốt, tạo thời gian cho việc thực hành;

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước giờ học: kiến thức, tài liệu, trang thiết bị,... Có kế hoạch đánh giá, đảm bảo thông tin phản hồi.

Trong ĐTBD, phương pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, giảng viên cần nắm được những ưu, nhược điểm của từng phương pháp để sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất trong việc ĐTBD. Muốn đổi mới phương pháp, bên cạnh nỗ lực của đội ngũ giảng viên trong thành phố, rất cần sự hỗ trợ của các học viện trung ương trong việc mở các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trong thành phố.

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)