Nhân tố con người

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 39 - 42)

1.3.2.1. Nhận thức của CCVC quản lý kinh tế đối với đào tạo, bồi dưỡng

Nhận thức của lực lượng CCVC quản lý kinh tế đối với đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố cơ bản và quyết định tới các kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bởi đó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu mỗi CCVC đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nó có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân, học tập là để phục vụ chính bản thân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trao dồi kiến thức, học hỏi, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực và có hiệu quả.

Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ công vụ thì CCVC quản lý kinh tế phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn đòi hỏi phải hoàn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó đòi hỏi họ phải không ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ. Nếu CCVC xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ trong thời gian tới. Như vậy, họ sẽ có thái độ tích cực khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng đạt được kết quả tốt. Đào tạo bồi dưỡng CCVC của cơ quan cũng đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Ngược lại, nếu lực lượng CCVC quản lý kinh tế cho rằng việc đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, thậm chí học để đề cao tên tuổi của mình chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn. Họ sẽ có thái độ thờ ơ khi

tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, sẽ gây nên tình trạng lãng phí do đào tạo, bồi dưỡng không đúng đối tượng gây nên. Phải tốn nhiều thời gian, kinh phí để cử CCVC quản lý kinh tế tham gia đào tạo nhưng kết quả là sau khóa học họ chẳng biết gì, năng lực làm việc của công chức không được cải thiện. Mục tiêu và kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ không đạt được.

1.3.2.2. Năng lực của CCVC quản lý kinh tế

Đặc điểm của CCVC: Trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, độ tuổi công tác… đều có ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC cụ thể là sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo công chức.

Những công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì họ cần phải tham gia học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh đó.

Độ tuổi công tác ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đào tạo. Công chức có độ tuổi cao thường có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ít hơn công chức trẻ do họ sắp đến độ tuổi nghỉ hưu.

Tiết kết chương 1

Thực hiện chính sách ĐTBD cho CCVC được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc

Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về thực thi chính sách ĐTBD cho CCVC trong đó phân tích các khái niệm, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng; khái niệm về chính sách ĐTBD cho CCVC; đặc điểm, vai trò của CCVC. Thực thi chính sách ĐTBD cho CCVC được xây dựng trên các yếu tố cốt lõi về:

1. Mục tiêu hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 2. Nội dung hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 3. Hình thức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức.

4. Chủ thể tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 5. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 6 Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức.

Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảnh Ninh ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)