Định hướng, kế hoạch đào tạo CCVC đến năm 2025

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 80 - 81)

Một là, hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để CCVC nhất là cán bộ chủ chốt của các Ban, đơn vị của cơ quan đang thiếu tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo Qui định số 54/ QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng; Quyết định bổ sung về sửa đổi Quy chế tồ chức và hoạt động của cơ quan về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Phấn đấu đào tạo từ nay đến 2025, số CCVC có trình độ trên đại học chiếm tỉ lệ 40% tổng số cán bộ, công chức của cơ quan. Đặc biệt là CCVC đang giữ các cương vị chủ chốt, lãnh đạo, quản lý các ban, đơn vị, đội ngũ CCVC làm công tác giảng viên, nghiên cứu khoa học. Đây là lực lượng cốt cán lãnh đạo, quản lý có khả năng nghiên cứu, tham mưu, tham gia hoạch định các chủ trương kế hoạch, chương trình công tác. Cần có chế độ chính sách khuyến khích học tập và sử dụng đúng trình độ.

Phấn đấu chậm nhất đến năm 2025, tất cả CCVC phải hoàn chỉnh chức danh theo ngạch đã định, đặc biệt số cán bộ, công chức còn “nợ” các tiêu chuẩn:

Đại học, cao đẳng, trung học theo nhiệm vụ chuyên môn; Chương trình quản lí nhà nước;

Cao cấp lý luận, Trung cấp lý luận chính trị;

Chương trình bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý kinh tế; Ngoại ngữ - tin học trình độ B trở lên;

Hai là, khắc phục cơ bản sự hẫng hụt về trình độ, năng lực để CCVC quản lý kinh tế làm tốt công việc được giao. Tình trạng hẫng hụt về kiến thức trình độ, năng lực của CCVC quản lý kinh tế so với tiêu chuẩn qui định và so với yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ, hiện nay vẫn là một trở lực cần nhanh chóng khắc phục. Phấn đấu đến năm 2025 có 100% số cán bộ, công chức cơ quan được đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ công tác hành chính.

Ba là, tổ chức đào tạo gắn với xây dựng đội ngũ CCVC quản lý kinh tế nòng cốt của các Ban, đơn vị, thực hiện Qui chế đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt CCVC tránh tình trạng tuỳ tiện trong tuyển dụng, tình trạng bổ nhiệm, đề bạt những người thiếu

tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo xây dựng được đội ngũ CCVC quản lý kinh tế cơ quan có đủ trình độ, năng lực, lý luận, chuyên môn, vững vàng về kỹ năng nghiệp vụ công tác hành chính, có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.

Bốn là, phấn đấu đến năm 2025, 100% CCVC quản lý kinh tế có độ tuổi dưới 30 phải có trình độ trung cấp lí luận chính trị và Đại học phần hành chính trở lên.

Các chức danh Chủ tịch, Trưởng, Phó các Ban, đơn vị 100% có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; cử nhân chính trị hoặc cao cấp chính trị.

Đối với cán bộ khối nghiên cứu đào tạo 100% phải có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị, tin học và ngoại ngữ chứng chỉ B trở lên. Cần sử dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chức, hoặc bán tập trung là chủ yếu cho phù hợp với điều kiện học tập, công tác của cán bộ, công chức cơ quan.

Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính mở các lớp Cao cấp Chính trị - Hành chính.

Tăng cường cử CCVC quản lý kinh tế đi đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân các chuyên ngành, văn bằng hai phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nghiên cứu công tác hành chính ở trong và ngoài nước.

Tóm lại, vấn đề mang tính định hướng kế hoạch chung nêu trên cần được quán triệt và thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình tổ chức đào tạo CCVC ở cơ quan. Đồng thời, trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi coi đây là cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác đào tạo về lí luận chính trị, kiến thức quản lí Nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác hành chính.

Một phần của tài liệu Vũ Tiến Cường-1906185005-QLKT-K1 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)