Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt. Thực trạng ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế thành phố Uông Bí hiện nay đã đạt các mục tiêu bồi dưỡng như thế nào? Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và kết quả thu được trình bày ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Thực trạng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho CCVC quản lý kinh tế
TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1
Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức, viên chức
30 54.6 6 10.9 8 14.5 11 20 2.00 5
2
Nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực 3 5.5 26 47.2 5 9.1 21 38.2 2.80 1 3 Khắc phục sự thiếu hụt về chuyên môn, kỹ năng của từng công chức, viên chức so
với yêu cầu cụ thể
4
Bổ sung, trang bị, cập nhật những kiến thức - kỹ năng và thái độ giúp công chức, viên chức thực hiện tốt hơn công việc được giao
10 18.1 15 27.3 15 27.3 15 27.3 2.18 3
5
Tạo nguồn quy hoạch cán bộ, công chức công chức, viên chức quản lý kinh tế
30 54.6 7 12.7 5 9.1 13 23.6 2.02 4
Ghi chú: X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Bảng số liệu 2.7 cho thấy 5 thực hiện mục tiêu ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế được đánh giá mức độ mức độ trung bình, khá với ĐTB từ 2.00 đến 2.80. Trong đó, “Nhằm xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực” có trị trung bình cao nhất , X = 2.80. Xếp thứ 2
với điểm trung bình X = 2.65 là nội dung“Khắc phục sự thiếu hụt về chuyên môn, kỹ năng của từng CCVC quản lý kinh tế so với yêu cầu cụ thể”. Tuy nhiên, ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế còn chưa chú trọng đến một số mục tiêu như “Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của CCVC quản lý kinh tế; Tạo nguồn quy hoạch cán bộ, công chức.
Đối chiếu với Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất cụ thể về hoạt động bồi dưỡng. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và đồng thời bãi bỏ các điều từ 32 – 36 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Tại Điều 2 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định rất rõ mục tiêu của bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế là “Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ CCVC quản lý kinh tế chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước”.
Điều 3 của Nghị định cũng quy định nguyên tắc trong bồi dưỡng cán bộ, công chức: phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý CCVC quản lý kinh tế. Trao đổi cùng bà N.T.L Phòng chuyên môn thuộc Phòng Quản lý kinh tế cho rằng “Mục tiêu ĐTBD phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của CCVC quản lý kinh tế; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả,..thì mục tiêu ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế hiện nay đã đạt được một số mục tiêu cơ bản”.
Tuy nhiên, theo thực tế để xác định rõ mục tiêu ĐTBD thì tỉnh phải xác định cần đào tạo CCVC quản lý kinh tế làm việc tại các bộ phận chuyên môn như văn phòng, tư pháp- hộ tịch, địa chính –xây dựng, tài chính -kế toán, văn hóa- xã hội… Thế nhưng trên thực tế việc xác định nhu cầu đến đối tượng ĐTBD không xuất phát từ kế hoạch phát triển của đơn vị và kết quả công việc của CCVC quản lý kinh tế. Vì thế, mục tiêu đưa ra mang tính chung chung, không có tiêu chí để đánh giá kết quả, không có yêu cầu cụ thể cho từng loại cán bộ tham gia đào tạo. Chính vì vậy đã làm cho người tham gia quá trình đào tạo không biết được yêu cầu về kỹ năng cụ thể để họ tích cực học tập.