Kinh nghiệm quản lý mua bán nợxấu của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 45 - 49)

Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 đã giáng một đòn mạnh vào kinh tế Hàn Quốc. Đồng Won bắt đầu lao dốc vào cuối tháng 10 năm 1997 khi Kira – một trong ba hãng xe lớn nhất tuyên bố phá sản. Tình hình tài chính của các tổ chức tài chính Hàn Quốc đã xấu đi một cách nghiêm trọng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trở nên trì trệ, đình đốn, thậm chí phá sản lan rộng đã khiến chất lượng TSBĐ của hệ thống ngân hàng sụt giảm trầm trọng, gây mất an toàn và nguy cơ dẫn tới đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống. Nợ xấu trong các NHTM đã tăng từ 3,9% tính đến cuối năm 1996 lên 5,8% vào cuối năm 1997, tiếp tục tăng lên 7,1% vào cuối năm 1998. Nợ xấu tăng cao dẫn tới: 14/26 NHTM có tỉ lệ an toàn

vốn tối thiểu thấp hơn 8%; có hai ngân hàng phá sản về mặt kỹ thuật do vốn chủ sở hữu âm; thậm chí, có 10 /26 NHTM của Hàn Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm 1997.

Bảng 1.2: Nợ xấu của các NHTM tại Hàn Quốc giai đoạn 1994 – 2003 Chỉ tiêu/năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2003 Giá trị nợ xấu (tỷ won) 11.7 12.5 12.2 21.3 22.4 27.2 23.8 10.9 12.2 Tỷ lệ nợ xấu 5.6% 5.2% 3.9% 5.8% 7.1% 8.0% 6.6% 2.9% 2.6%

Nguồn: Daniela Klingebiel (1999) & Dong He (2004). Để giải quyết lượng nợ xấu khổng lồ trên, năm 1997 KAMCO được tổ chức lại từ Công ty Quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) được thành lập từ năm 1962.

Theo đó, KAMCO được trao quyền: hỗ trợ tín dụng (quản lý quỹ hạnh phúc quốc gia, hỗ trợ tài chính vi mô, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ); tái cấu trúc tài chính (mua lại tài sản, mua và xử lý nợ xấu); doanh nghiệp công (quản lý và phát triển tài sản công, quản lý và bán các tài sản vi phạm thuế); quản lý tài sản nhà nước (quản lý và phát triển tài sản thuộc sở hữu nhà nước, quản lý các chứng khoán do Nhà nước nắm giữ).

Sau khi mua nợ, KAMCO đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ từ đấu thầu quốc tế, phát hành chứng khoán có TSBĐ (ABS) đến lập liên doanh liên kết để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp.

KAMCO lựa chọn mua nợ xấu trên cơ sở một số tiêu chí nhất định. Trong số các khoản nợ được xếp loại dưới chuẩn và thấp hơn, các khoản nợ đáp ứng điều kiện để KAMCO mua là các khoản cho vay có khả năng phát mãi, theo đó, các quyền về bảo đảm có thể chuyển nhượng và hiện thực hóa được. KAMCO cũng được giao

nhiệm vụ ưu tiên mua các khoản nợ xấu dưới góc độ chính sách công được coi là điều kiện sống còn để phục hồi tổ chức tài chính liên quan, và các khoản nợ xấu có nhiều chủ nợ.

Trong quá trình áp dụng các phương pháp xử lý để tối đa hóa giá trị hồi phục, KAMCO đã tạo điều kiện xây dựng một thị nền tảng nhà đầu tư vững chắc cho một thị trường mới đối với các tài sản có vấn đề, bằng việc đa dạng hóa sản phẩm với các rủi ro khác nhau. Nhiều ngân hàng sau đó đã tiếp nối kinh nghiệm của KAMCO để bán nợ xấu của mình trực tiếp cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các đối tác của KAMCO. Sự thành công trong hoạt động chứng khoán hóa nợ xấu thông qua phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản dẫn tới sự phát triển của một thị trường các loại chứng khoán không chỉ bảo đảm bằng tài sản có vấn đề, mà còn cả các tài sản lành mạnh, phát triển mạnh hơn thị trường vốn. Việc phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản, với tổng giá trị 6,8 nghìn tỉ Won năm 1999, tăng lên đến 49 nghìn tỉ Won năm 2000, 51 nghìn tỉ Won năm 2001 và 40 nghìn tỉ Won năm 2002. Chứng khoán phát hành bởi tổ chức phi tài chính có trị giá 29 nghìn tỉ Won vào năm 2001, tạo thành 1/3 tổng giá trị trái phiếu danh nghiệp chào bán.

Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành những luật thuế đặc biệt, một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã làm rõ khung lý thuyết về nợ, nợ xấu của các TCTD, những vấn đề cơ bản về quản lý mua bán nợ xấu của các TCTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý mua bán nợ xấu và kinh nghiệm quản lý mua bán nợ xấu tại một số nước, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Về nợ xấu, tác giả đã luận giải những vấn về lý luận cơ bản về nợ xấu như khái niệm, đặc trưng, chủ thể tham gia mua bán nợ xấu. Phân tích về quản lý mua bán nợ xấu gồm: khái niệm về quản lý mua bán nợ xấu, các nội dung chủ yếu của quản lý mua bán nợ xấu như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện mua bán nợ xấu.

Đồng thời, luận văn làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý mua bán nợ xấu của các TCTD gồm môi trường chính trị pháp luật, môi trường kinh tế, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung- cầu của các loại hàng hóa nợ, năng lực tài chính công ty mua bán nợ và nguồn nhân lực của công ty mua bán nợ xấu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn đưa ra kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số nước như Mỹ, Hàn Quốc và Malaysia, là ba trong số những quốc gia được đánh giá cao về quản lý mua bán và xử lý nợ xấu hiệu quả trên thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA BÁN NỢ XẤU TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN (VAMC)

2.1. Khái quát về Công ty Quản lý Tài sản- VAMC

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w