Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2019, VAMC đã mua nợ xấu theo GTTT đạt 8.013 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua nợ là 8.207 tỷ đồng.
Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế Số khoản nợ - - - - 6 40 37 83 Số khách hàng/nhóm khách hàng - - - - 6 14 16 36 Dư nợ gốc (tỷ đồng) - - - - 2.939 2.943 2.131 8.013 Giá mua (tỷ đồng) - - - - 3.141 2.819 2.247 8.207
Dư nợ gốcGiá mua 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0
Bảng 2.7: Kết quả mua nợ theo GTTT 2013-2019
Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019
Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019
Biểu đồ 2.2: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019
Ngay khi mới thành lập, VAMC đã được phép mua nợ theo giá trị thị trường, được quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT- NHNN, và để làm rõ hơn quy định về mua nợ theo GTTT của VAMC, năm 2016 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 12/04/2016 về việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam, theo đó phạm vi các khoản nợ xấu được mua quy định ngoài đáp ứng đủ điều kiện mua nợ bằng TPĐB thì khoản nợ mua theo giá trị thị trường phải đáp ứng thêm hai điều kiện: (i). Được VAMC đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ và (ii). Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có khả năng trả nợ. Trên cơ sở kết quả định giá khoản nợ, tài sản bảo đảm; đánh giá khả năng phát mại tài sản hoặc triển vọng phục hồi khả năng trả nợ của khách hàng vay hoặc khả năng bán khoản nợ xấu của VAMC, VAMC đàm phán với TCTD về giá mua bán nợ nhưng đảm bảo an toàn, hiệu quả cho VAMC. Mặc dù Thông tư và Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ về việc mua nợ theo GTTT của VAMC, tuy nhiên tính đến hết năm 2016 VAMC vẫn chưa triển khai được việc mua
nợ theo giá trị thị trường. Một trong các nguyên nhân là đến hết năm 2016 thì vốn điều lệ của VAMC chỉ 500 tỷ đồng, trong khi việc mua nợ xấu theo GTTT lại cần tiền mặt. Năm 2017, VAMC được tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, giúp VAMC có thêm nguồn vốn để mua nợ. Đồng thời, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ra đời đã tạo thêm hành lang pháp lý cho hoạt động mua nợ thị trường của VAMC như: VAMC được chuyển khoản nợ xấu mua bằng TPĐB sang khoản nợ mua theo GTTT, VAMC được mua nợ bằng giá trị định giá của TCTD độc lập, được phân chia với TCTD giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý, được thực hiện quyền thu giữ, được mua nợ đối với các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán của TCTD...Với những lý do nêu trên, năm 2017, VAMC mới bắt đầu mua nợ theo GTTT với khoản nợ đầu tiên vào tháng 8/2017 từ Ngân hàng TMCP Bản Việt. Năm 2017, VAMC mua được 6 khoản nợ của 6 khách hàng từ 5 TCTD, với tổng giá mua nợ đạt 3.141,07 tỷ đồng, tổng dư nợ gốc là 2.938,6 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch được NHNN giao (NHNN giao VAMC mua nợ theo giá trị thị trường năm 2017 đạt 2.865 tỷ đồng). Trong 5 TCTD bán nợ cho VAMC năm 2017 thì VAMC mua nợ từ Sacombank chiếm 83% tổng giá mua nợ VAMC thực hiện mua nợ.
Tiếp đà mua nợ năm 2017, đồng thời với định hướng tập trung nguồn lực mua nợ thị trường năm 2018, VAMC được NHNN giao chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường đạt 3.500 tỷ đồng, tuy nhiên đến tháng 11/2018, VAMC phải trình xin NHNN giảm chỉ tiêu mua nợ xuống còn 2.000 tỷ đồng do VAMC không thể hoàn thành kế hoạch được giao, các khoản nợ xấu mà có khả năng xử lý TCTD sẽ ưu tiêu giữ lại xử lý để tận thu nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Mặt khác các khoản nợ được mua năm 2017 VAMC vẫn chưa thể xử lý được hết nên chưa có đủ nguồn vốn để mua nợ. Bên cạnh đó, các TCTD không mặn mà cho VAMC mua nợ trả chậm, do vậy, đến cuối năm 2018, VAMC mua nợ theo GTTT với giá mua là 2.819 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch điều chỉnh thì kết quả mua nợ theo GTTT năm 2018 của VAMC vượt 40.95%, tuy nhiên so với kế hoạch giao ban đầu thì kết quả mua nợ của VAMC chỉ đạt 80.54 % kế hoạch được giao. Mặc dù là số lượng khoản nợ và số lượng khách hàng VAMC mua nợ năm 2018 lớn hơn nhiều năm 2017, tuy nhiên số lượng TCTD VAMC mua nợ cũng chỉ tập trung vào 5 TCTD giống như năm 2017.
Với hy vọng VAMC được Thủ tướng Chính phủ và NHNN phê duyệt cấp đủ vốn 5.000 tỷ đồng vào đầu năm 2019, VAMC đã xây dựng phương án mua nợ theo giá trị thị trường và được NHNN chấp thuận với chỉ tiêu mua nợ theo GTTT đạt 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên đến tháng 11/2019 Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt về việc tăng vốn điều lệ cho VAMC, do vậy tháng 12/2019 VAMC đã trình NHNN và được NHNN điều chỉnh chỉ tiêu mua nợ theo GTTT xuống còn 2.000 tỷ đồng. Do vậy, mặc dù năm 2019 VAMC đã được cấp tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng nhưng thời điểm VAMC được cấp tăng vốn vào tháng 12/2019. Trong năm 2019, VAMC đã mua nợ đạt từ 37 khoản nợ và 16 khách hàng của 5 TCTD với giá mua nợ đạt 2.247 tỷ, đạt 112% kế hoạch điều chỉnh và chỉ đạt 50% nếu kế hoạch chưa điều chỉnh.
Khi thực hiện mua nợ theo GTTT, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức định giá, tuy nhiên giai đoạn 2013-2019, khi thực hiện mua nợ theo GTTT, VAMC đều thuê tổ chức định giá độc lập. Trường hợp mua khoản nợ xấu theo khoản 3 điều 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14, VAMC thống nhất với TCTD bán nợ lựa chọn tổ chức định giá độc lập và giá mua bằng giá trị định giá.
Như vậy, qua 3 năm mua nợ theo GTTT từ năm 2017 đến năm 2019 mặc dù số lượng khách hàng và giá mua nợ có khác nhau tuy nhiên số lượng TCTD mà VAMC thực hiện mua nợ là giống nhau, mỗi năm VAMC chỉ thực hiện mua nợ từ 5 TCTD. Đồng thời, mặc dù VAMC đều hoàn thành kế hoạch NHNN giao tuy nhiên đều là các kế hoạch điều chỉnh giảm so với chỉ tiêu ban đầu.