GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MUA BÁN NỢXẤU TẠI VAMC TRONG THỜ

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 105)

tới

3.3.1. Hoàn thiện mục tiêu, kế hoạch trong mua bán nợ xấu

Để xây dựng thành công VAMC theo mô hình mua bán nợ xấu tập trung, phù hợp và phát triển hoàn thiện theo định hướng đã đặt ra thì điều quan trọng và cấp thiết lúc này là Chính phủ và NHNN phải nhanh chóng cải thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) hoạt động hiệu quả.

Các giải pháp cần thực hiện cụ thể như sau:

Về cơ chế, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động mua bán nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ xấu của VAMC. Sau 6 năm ra đời và hoạt động, với sự cố gắng của Chính phủ, NHNN và các Bộ/ngành có liên quan, đến nay, đã có một hệ thống văn bản qui phạm pháp luật khá đầy đủ để VAMC hoạt động. Tuy nhiên, với mô hình xử lý nợ xấu không dùng vốn ngân sách mang tính đặc thù chưa hề có trên thế giới, do vậy nhiệm vụ của các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và của VAMC là “vừa khai phá, vừa thiết kế, vừa thi công”. Vì vậy, yêu cầu về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định của pháp luật về cơ chế chính sách để VAMC hoạt động thông suốt, có hiệu quả là một tất yếu khách quan. Đặc biệt là các qui định về mô hình, cơ chế tài chính.

Về tạo lập thị trường mua bán nợ xấu, VAMC được mở rộng phạm vi đối tượng mua nợ và các khoản đầu tư để từng bước trở thành trung tâm tái tài trợ các khoản nợ, khoản đầu tư của TCTD, doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc cơ cấu lại nợ. Nghiên cứu đề xuất, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về mua bán nợ, khung pháp lý cho việc hình thành, phát triển và quản lý thị trường mua bán nợ.

Tạo môi trường pháp lý thống nhất để hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu bảo đảm thông suốt. Trong tương lai, khi có sự tham gia của các tổ chức trong và ngoài nước, nếu lại có thêm các qui định riêng về hoạt động mua bán nợ cho các tổ chức này, sẽ rất khó cho việc triển khai thực hiện, cũng như khó có sự thống nhất, công bằng và thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động mua bán nợ. Lưu ý rằng, trong quá trình mua bán nợ, một con nợ sẽ liên quan đến nhiều chủ nợ và ngược lại,

lúc đó, nếu các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan không có sự thống nhất với nhau, thì rất khó cho quá trình xử lý.

3.3.2. Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu

Nhìn từ khía cạnh định hướng tăng cường quản lý mua nợ xấu tại VAMC, VAMC nên xem xét để cải cách cơ cấu tổ chức sang loại hình của công ty dịch vụ chuyên nghiệp với cơ cấu tổ chức dựa trên việc thực hiện các mục tiêu. Khi đó, VAMC nên chia cơ cấu tổ chức thành hai bộ phận lớn là bộ phận kinh doanh (front office) thực hiện nghiệp vụ tái cơ cấu đối với doanh nghiệp tái cơ cấu hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn và bộ phận văn phòng (back office) thực hiện các nghiệp vụ quản lý cần thiết trong hoạt động của công ty mua bán nợ (quản lý nợ, các nghiệp vụ tài chính, pháp lý, nhân sự, lao động…).

a) Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng mạng lưới

Đối với mô hình tổ chức công ty chuyên nghiệp sẽ có ưu điểm là việc thành lập các nhóm làm việc (team) với từng dự án (dự án mua, bán nợ; dự án tái cơ cấu doanh nghiệp; dự án chứng khoán hóa khoản nợ xấu cụ thể,…). Các quyết định được thực hiện trong nhóm nên thời gian xử lý rất nhanh. Ngoài ra, các thành viên có thể tích lũy được kinh nghiệm của nhiều dự án khác nhau. Mô hình này có điểm mạnh là đối phó nhanh với sự thay đổi môi trường hoặc đối với các nghiệp vụ không được định hình hóa. Do vậy việc sắp xếp lại các Ban nghiệp vụ và thành lập các Ban nghiệp vụ mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới, do vậy song song với triển khai các nghiệp vụ mới thì sắp xếp lại các ban nghiệp vụ nên triển khai trong giai đoạn 2020-2025, cụ thể:

Sắp xếp, cơ cấu lại các Ban nghiệp vụ

Tên và chức năng nhiệm vụ các Ban mới sau khi sắp xếp cơ cấu lại như sau:

Ban Mua và Xử lý nợ (Ban 1): Ban này sẽ được đổi tên từ Ban Mua và

Quản lý nợ. Hiện nay, theo chức năng nhiệm vụ Ban Mua và Quản lý nợ được giao nhiệm vụ mua và xử lý các khoản nợ mua bằng TPĐB. Tuy nhiên, theo chức năng nhiệm vụ mới, toàn bộ hoạt động mua và xử lý nợ sẽ thuộc chức năng của Ban Mua và Xử lý nợ, bao gồm:

Mua và xử lý nợ đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB và các khoản nợ

mua theo GTTT: Vì hoạt động mua bằng TPĐB của VAMC sẽ thu gọn dần và thay

vào đó là hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường. Ban 1 sẽ để lại một bộ phận nhỏ để thực hiện hoạt động mua và xử lý nợ đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB nếu phát sinh.

Nhiệm vụ là thu hồi nợ theo ủy quyền: VAMC thực hiện các biện pháp quản

lý khoản nợ, thu hồi nợ theo sự ủy quyền của các nhà đầu tư mua khoản nợ của VAMC.

Thi hành án và lệnh bàn giao tài sản. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, VAMC có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự (trong đó có quyền: xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án). Trong trường hợp cần thiết, VAMC có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng (Công an, phòng cháy chữa cháy, điện lực, y tế…) để tổ chức thi hành án.

Ban Đầu tư và Hỗ trợ tài chính (Ban 3): Ban này sẽ được đổi tên từ Ban

Đầu tư và mua bán nợ thị trường. Ban Đầu tư và Hỗ trợ tài chính sẽ không thực hiện hoạt động mua nợ và xử lý nợ đối với các khoản nợ mua theo giá trị thị trường mà hoạt động này đã được chuyển sang Ban 1 như nêu trên. Nhiệm vụ của Ban Đầu tư và Hỗ trợ tài chính sẽ thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư như: Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng.

Ban Kế hoạch và Quản lý rủi ro (Ban 2): Ban 2 vẫn nhiệm vụ như hiện

nay là xây dựng kế hoạch, thực hiện báo cáo thống kê và thẩm định hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường; đồng thời được bổ sung thêm một nhiệm vụ, được chuyển từ Ban Đầu tư và mua bán nợ thị trường sang là thực hiện hoạt động hợp tác đầu tư. Hoạt động hợp tác đầu tư là làm việc với các đối tác, nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của VAMC.

Hiện nay, thông tin về các khoản nợ xấu, TSBĐ dù đã được đăng tải trên Website của các tổ chức mua bán nợ xấu các TCTD nhưng thông tin còn manh mún, chưa đầy đủ, chưa được phân tích, kiểm tra, đánh giá một cách độc lập để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Các tổ chức mua bán nợ xấu chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm...để tạo cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có động lực để thực hiện giao dịch, phát triển thị trường mua bán nợ xấu công khai.

Nguyên nhân của thực trạng nêu trên là do chưa có đầu mối tập trung thông tin, xác nhận, kiểm tra dữ liệu và chất lượng của từng khoản nợ xấu để cung cấp cho thị trường, không có đầu mối kết nối các TCTD có nhu cầu xử lý danh mục nợ xấu, không có nơi để tập trung các nhà đầu tư đến giao dịch; chưa có nhà môi giới, tư vấn chuyên nghiệp và trách nhiệm với thị trường. Tại Việt Nam, hiện chưa có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ. Vì vậy, việc VAMC thành lập sàn giao dịch nợ là rất cần thiết.

c) Thành lập mới Trung tâm Chứng khoán hóa khoản nợ xấu

VAMC có thể thực hiện chức năng chứng khoán hóa khoản nợ xấu vì hiện nay VAMC cũng giống như Công ty mục đích đặc biệt/chuyên biệt (Special Purpose Vehicle – SPV). Mục đích chính của các Công ty SPV là để tách bạch các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động của con nợ và chủ thể tạo lập tài sản với danh mục tài sản cần chứng khoản hóa, giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá rủi ro đầu tư mua chứng khoán dễ dàng hơn. Quá trình này gọi là “tách bạch hóa” hay “cô lập hóa” các rủi ro tài chính đầu tư liên quan đến tài sản dùng để chứng khoán hóa. Điều này hoàn toàn phù hợp với VAMC, khi VAMC đã mua các khoản nợ từ TCTD, tách bạch các khoản nợ khỏi TCTD. SPV có nhiệm vụ chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán (trái phiếu hoặc cổ phiếu) và bán đấu giá trên thị trường.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của VAMC giai đoạn 2021-2030

Đối với bộ máy chuyên môn, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm công tác trong các hoạt động:

- Cơ cấu nợ;

- Định giá khoản nợ, TSĐB;

- Đấu giá;

- Mua, bán nợ trên Sàn giao dịch nợ (tư vấn mua, bán nợ);

- Khởi kiện, thi hành án;

- Phân tích hoạt động doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp;

- Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB;

- Bảo lãnh.

Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cán bộ về kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng đến nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên trong nghiệp vụ xử lý nợ như: cơ cấu nợ, định giá khoản nợ/TSĐB, đấu giá khoản nợ/TSĐB, khởi kiện, thi hành án, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB ...

Xây dựng chính sách thu hút cán bộ có năng lực, có cơ chế đãi ngộ và thực hiện chi trả tiền lương theo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Cộng tác phát triển đội ngũ chuyên gia trong công tác thẩm định giá, đấu giá, các công tác khởi kiện, thi hành án, đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSĐB

3.3.3. Kiểm soát tốt hoạt động mua bán nợ xấu

Tổ chức quản lý, giám sát, đôn đốc mua bán, thu nợ đã mua bằng TPĐB phù hợp với quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN của NHNN ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá thực trạng các khoản nợ xấu, TSĐB, đánh giá khách hàng vay để xây dựng phương án xử lý nợ cụ thể được quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và khách hàng vay để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý liên quan đến khoản nợ xấu, TSĐB của khoản nợ xấu.

Phối hợp với TCTD, khách hàng triển khai phương án mua bán nợ xấu theo kế hoạch; Thường xuyên rà soát, đánh giá lại công việc đã thực hiện để xử lý những tồn tại vướng mắc nhằm có giải pháp tháo gỡ, xử lý có hiệu quả theo kế hoạch được giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với khách hàng vay và TSĐB của các khoản nợ đã mua. Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, VAMC xem xét đầu tư, cung cấp tài chính; bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD; góp vốn, mua cổ phần để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh, đồng thời tham gia vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Hệ thống khuôn khổ pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC, khi môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực pháp lý cao là điều kiện cần cho quản lý mua bán nợ xấu. Cần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để các tổ chức trong và ngoài nước có đủ điều kiện hoạt động mua bán nợ, nhất là các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu

của các TCTD Việt Nam. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, việc tạo môi trường pháp lý thuân lợi, rõ ràng, minh bạch để thu hút các nguồn lực tài chính cũng như năng lực, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các tổ chức tài chính nước ngoài trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Nếu các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu, giá trị thực của các khoản nợ sẽ được đánh giá xác thực, tính minh bạch cao, điều cần thiết cho việc xác định chính xác mặt bằng giá nợ xấu của các TCTD. Nhưng quan trọng hơn, việc có được “tiền thật” từ nước ngoài để đẩy nhanh xử lý nợ xấu các TCTD Việt Nam là giải pháp hữu hiệu lúc này. Sở dĩ họ không vào được là do chưa có chính sách hoàn thiện, tính pháp lý về quyền chủ nợ, quyền xử lý tài sản chưa cao, còn nhiều tranh chấp.

Bên cạnh khuyến khích các tổ chức tài chính, nhất là tổ chức tài chính nước ngoài tham gia hoạt động mua bán nợ xấu các TCTD Việt Nam, việc có chính sách rõ ràng, minh bạch để các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp cũng là giải pháp hữu hiệu cần chú trọng triển khai. Chủ doanh nghiệp mới sau mua bán, sáp nhập sẽ thực hiện trả nợ cho ngân hàng hoặc cùng ngân hàng thống nhất để tái cơ cấu lại khoản nợ xấu tại ngân hàng. Lúc đó, khoản nợ xấu sẽ trở thành nợ tốt hơn do năng lực quản lý và tài chính của con nợ cũ đã được thay thế bởi con nợ mới tốt hơn. Tuy nhiên, cần có tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện tham gia mua bán nợ xấu tại các TCTD Việt Nam, nếu không sẽ dễ dẫn đến tạo dư địa để biến tướng của tín dụng đen phát triển.

3.3.4. Nhóm các giải pháp khác

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Để tăng cường quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC cần xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong nước cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu. Việc tiêu chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin về các khoản nợ xấu sẽ giúp cho quá trình tập hợp đánh giá và quyết định mua cũng như lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu của các công ty mua bán nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, cụ thể:

VAMC cần đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý thông tin các khoản nợ xấu, TSĐB của các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB, mua theo giá

trị thị trường. Hệ thống CNTT cho phép lọc thông tin các khoản nợ, TSĐB theo nhiều tiêu chí đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có quan tâm. Các nhà đầu tư có thể trực tiếp khai thác thông tin nợ xấu/TSĐB trên hệ thống CNTT của VAMC theo phân cấp về mức độ chi tiết thông tin.

Xây dựng kết nối hệ thống CNTT với các TCTD để thu thập thông tin về khoản

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w