Tổ chức thực hiện mua bán nợxấu tại VAMC

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 58)

Là một quá trình thực hiện trong quản lý mua nợ xấu, tổ chức thực hiện có vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm việc xây dựng bộ máy công ty, bố trí xắp xếp nhân lực hợp lý và sử dụng hợp lý nguồn lực công ty, xây dựng, góp ý văn bản đảm bảo cho quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.

2.2.2.1. Tổ chức bộ máy VAMC phù hợp mua nợ xấu

Với mục tiêu đã đề ra, VAMC đã xây dựng cơ cấu tổ chức công ty và phân bố nguồn lực để thực hiện công việc. VAMC là doanh nghiệp đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được thành lập dưới hình thức Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của NHNN.

NHNN đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/6/2013 về việc thành lập VAMC và Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 21/4/2014 sửa đổi bổ sung Quyết định số 1459/QĐ-NHNN nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của VAMC. Theo đó, cơ cấu tổ chức của VAMC bao gồm HĐTV, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành, 08 Ban nghiệp vụ (Ban Mua và Quản lý nợ, Ban Đầu tư và mua bán nợ thị trường, Ban Kế hoạch và Quản lý rủi ro, Ban Pháp chế, Ban Tài chính – Kế toán, Ban Công nghệ thông tin, Ban Kiểm tra – Giám sát, Ban Hành chính – Nhân sự) và Văn phòng giúp việc HĐTV.

Đến tháng 5/2018, Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của VAMC đã được kiện toàn theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022 đã được NHNN phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ- NHNN ngày 05/01/2018, theo đó: Thành lập mới Ban Đấu Giá và Chi nhánh Hồ Chí Minh, sắp xếp lại 03 ban nghiệp vụ: Ban mua và Quản lý nợ của TCTD cổ phần, Ban mua và Quản lý nợ của TCTD nhà nước, Ban Bán và xử lý nợ thành Ban mua và quản lý nợ, Ban Đầu tư và mua bán nợ thị trường, Ban Kế hoạch và Quản lý rủi ro.

Nguồn: Tổng hợp tác giả

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của VAMC

Chức năng, nhiệm vụ các ban được quy định cụ thể như: Ban Mua và Quản lý nợ (Ban 1) thực hiện mua nợ và quản lý nợ bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng, Ban Đầu tư & Mua bán nợ thị trường (Ban 3) thực hiện tìm kiếm và triển khai mua bán nợ theo giá trị thị trường, Ban Kế hoạch & Quản lý rủi ro (Ban 2) bên cạnh nhiệm vụ xây dựng chiến lược, kế hoạch, báo cáo thống kê thì nhiệm vụ chính của Ban 2 là Thẩm định hoạt động mua, bán nợ theo giá trị thị trường; Đánh giá rủi ro trong hoạt động của VAMC; Cảnh báo, kiểm soát rủi ro đối với hoạt động mua, bán, xử lý nợ mua theo giá trị thị trường và các hoạt động khác của VAMC; Đề xuất các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo hoạt động của VAMC trong giới hạn an toàn; Xem xét, đề xuất việc trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của VAMC. Trong thời gian tới, VAMC dự kiến tiếp tục kiện toàn tổ chức, hoàn thiện bộ máy nhằm thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nghiệp vụ mở rộng và phát sinh. Đồng thời sẽ mở rộng mạng lưới thông qua việc mở các chi nhánh, văn phòng đại diện để đủ khả năng quản lý khách hàng, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, kiểm tra việc ủy quyền cho các TCTD.

2.2.2.2. Nguồn nhân lực cho tổ chức mua bán nợ xấu

Tại thời điểm tháng 12/2019, số lao động của VAMC là 174 người, trong đó có 09 viên chức quản lý, 31 cán bộ lãnh đạo cấp ban và Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh và 134 cán bộ, nhân viên.

Các cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ nghiệp vụ của VAMC được lựa chọn chủ yếu từ NHNN và các TCTD, có kinh nghiệp trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng

Hội đồng thành viên, Ban điều hành đều có khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo tốt, đã từng nhiều năm giữ các vị trí lãnh đạo tại các đơn vị nhà nước như NHNN; các NHTMCP do vậy rất am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng và xây dựng chiến lược hoạt động.

2.2.2.3. Cơ sở vật chất và năng lực tài chính cho tổ chức mua bán nợ xấu

Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nợ xấu có nhiều vấn đề nhạy cảm, rủi ro phát sinh, tuy nhiên, VAMC vẫn chưa có đầy đủ tiện ích về cơ sở hạ tầng để phục vụ công việc. Điều kiện cơ sở vật chất của VAMC chưa tiện dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu là địa điểm giao dịch, làm việc với khách hàng, với TCTD để tổ chức thực hiện việc mua bán. Cho đến nay sau hơn 06 năm hoạt động, trụ sở của VAMC được bố trí tại hai địa điểm khác nhau.

Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính Phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, VAMC có nguồn lực sau:

Vốn điều lệ: từ khi thành lập năm 2013 đến năm 2016 vốn điều lệ của VAMC mới 500 tỷ đồng. Đến năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, theo đó vốn điều lệ của VAMC được tăng lên thành 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2017, VAMC mới chính thức được cấp đủ 2.000 tỷ. Theo lộ trình về việc cấp vốn điều lệ cho VAMC theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018 vốn điều lệ của VAMC là 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối tháng 12/2019, VAMC mới được cấp gần 5.000 tỷ đồng. Điều này, cho thấy khó khăn về

vốn của VAMC trong việc mua nợ theo GTTT đã ảnh hưởng đến kết quả mua nợ theo GTT của VAMC.

VAMC phát hành TPĐB để mua các khoản nợ xấu của TCTD. VAMC trả cho các TCTD TPĐB và nhận về các khoản nợ xấu. Các TCTD có thể sử dụng TPĐB này để vay tái cấp vốn.

2.2.2.4. Công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện mua bán nợ xấu.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ, triển khai quản lý mua bán nợ xấu. VAMC chưa có đủ năng lực tài chính để mua hay thuê các chuyên gia xây dựng phần mềm, phần mềm quản lý mua bán nợ hiện nay của VAMC tự thiết kế và xây dựng trên cơ sở đề xuất của các Ban nghiệp vụ sau đó Ban công nghệ thông tin tiến hành xây dựng và quản lý vận hành. Do tính chất vừa xây dựng vừa đưa vào sử dụng nên quá trình sử dụng còn phát sinh nhiều vướng mắc do vậy hiện nay vẫn tiến hành sửa đổi cho phù hợp. Đồng thời tiếp tục xây dựng để đáp ứng các nghiệp vụ mới phát sinh. Công nghệ thông tin chưa kết nối phần mềm quản lý của VAMC với các TCTD, ngân hàng nhà nước, các thông tin của khoản nợ mới thực hiện theo dõi được một số thông tin cơ bản như: Tên khách hàng, thông tin tài sản, thông tin khoản nợ…

Kế toán hạch toán theo dõi trên một phần mềm khác, chưa có kết nối với phần mềm quản lý mua bán nợ nên quá trình theo dõi thông tin khoản nợ đã mua về không đồng nhất, bên cạnh đó nhiều thông tin nhập trùng lặp gây lãng phí thời gian. Hệ thống theo dõi và báo cáo hiện nay tại VAMC phát sinh nhiều như: Ngoài báo cáo nội nội phục vụ công tác quản lý điều hành được thực hiện hàng tuần, tháng, thậm chí thời điểm mua bán nợ diễn ra nhiều phải thực hiện báo cáo theo ngày lên ban điều hành. VAMC còn thực hiện báo cáo thường xuyên ra bên ngoài như báo cáo cho cơ quan thanh tra Giám sát ngân hàng nhà nước, báo cáo cho văn phòng, vụ Ngân hàng Nhà nước. Các báo cáo này chưa có một quy chuẩn, chuẩn hóa thống nhất theo mẫu nên gây khó khăn, vướng mắc chắc công tác lấy số liệu và giải trình báo cáo.

VAMC hiện nay cũng chưa xây dựng được phần mềm quản lý nợ, chưa theo dõi được hoạt động trích lập dự phòng rủi ro với các khoản nợ mua theo giá thị trường

(mua đứt, bán đoạn), các khoản nợ vay bằng ngoại tệ hiện nay chưa có phần mềm xây dựng để theo dõi.

2.2.2.5. Cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC

Nghị định 53/2013/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan trọng và sát sườn đối với hoạt động của VAMC từ những ngày vừa mới thành lập. Nghị định 53/2013/NĐ- CP quy định phương thức VAMC mua nợ xấu của TCTD bao gồm mua nợ xấu của TCTD theo giá trị ghi sổ bằng TPĐB do VAMC phát hành và mua nợ xấu của TCTD theo GTTT bằng nguồn vốn không phải TPĐB. Các khoản nợ VAMC mua đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: (i) Khoản nợ xấu của TCTD, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của NHNN; (ii) Khoản nợ xấu có TSBĐ; (iii) Khoản nợ xấu, TSBĐ phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; (iv) Khách hàng vay còn tồn tại; (v) Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của NHNN. Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP, vốn điều lệ ban đầu của VAMC là 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau một thời gian VAMC đi vào hoạt động, Nghị định 53/2013/NĐ-CP đã có một số hạn chế. Nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và để phù hợp với thực tiễn hoạt động của VAMC, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 và Nghị định 18/2016/NĐ-CP ngày 18/3/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP. Nghị định 34/2015/NĐ-CP quy định vốn điều lệ của VAMC tăng lên là 2.000 tỷ đồng, việc điều chỉnh vốn điều lệ của VAMC do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của NHNN sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính. VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo GTTT trên cơ sở kế hoạch phát hành trái phiếu được NHNN phê duyệt. Nghị định 18/2016/NĐ-CP cho phép TCTD được gia hạn TPĐB, theo đó, sau khi được NHNN chấp thuận, VAMC gia hạn thời hạn của TPĐB đã phát hành để mua nợ xấu của các TCTD đang thực hiện phương án tái cơ cấu hoặc gặp khó khăn về tài chính. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP, NHNN cũng đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan đến hoạt động của VAMC. Ngày 06/09/2013, NHNN ban hành Thông tư số 19/2013/TT-NHNN

quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Thông tư quy định chi tiết việc mua, bán nợ xấu giữa VAMC và TCTD; xử lý nợ xấu và TSBĐ của VAMC; xử lý số tiền thu hồi nợ, thanh toán TPĐB và mua lại khoản nợ xấu; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Để phù hợp với thực tế hoạt động của VAMC, NHNN đã lần lượt ban hành Thông tư số 14/2015/TT-NHNN ngày 28/08/2015, Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016, Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017, Thông tư 32/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN;

Ngoài ra, các cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của VAMC cũng từng bước được hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý cho VAMC thực hiện mua, bán nợ xấu của các TCTD; đồng thời, khuyến khích TCTD bán nợ xấu cho VAMC như: Quyết định số 2358/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các TCTD trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC; Thông tư số 20/2014/TT-NHNN ngày 12/8/2014 của NHNN về khoản thu, tạm ứng của VAMC đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt; Thông tư số 171/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 209/2013/TT- BTC ngày 27/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với VAMC. Ngoài ra, Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc năm 2018 vốn điều lệ của VAMC lên

5.000 tỷ đồng, tạo nguồn tiền cho VAMC mua nợ xấu theo giá trị thị trường qua việc cho phép VAMC phát hành trái phiếu để mua nợ; điều kiện của các khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường đã được sửa đổi theo hướng, khoản nợ chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện “Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại”, hoặc “khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”; trao quyền cho VAMC được xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận đảm bảo thay vì thỏa thuận với cả TCTD bán nợ như quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP.

Nghị định 53/2013/NĐ-CP cùng Thông tư 19/2013/TT-NHNN và các văn bản, sửa đổi bổ sung liên quan là hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động của VAMC.

2.2.3. Quy trình thực hiện mua nợ xấu tại VAMC (tập trung vào mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và mua nợ xấu theo giá trị thị trường)

2.2.3.1. Quy trình mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB)

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

a) Cán bộ Ban Nghiệp vụ tiếp nhận Hồ sơ đề nghị mua nợ của TCTD, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khoản nợ:

- Trường hợp chưa đầy đủ: liên hệ với TCTD để bổ sung;

- Trường hợp đầy đủ: chuyển qua bước thẩm định và lập tờ trình.

Thời gian thực hiện Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị mua nợ của TCTD, Ban Nghiệp vụ phải tiến hành xem xét hồ sơ và đề nghị TCTD bổ sung (nếu hồ sơ chưa đủ).

Bước 2: Thẩm định và lập tờ trình mua nợ xấu

a) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ khoản nợ (các khoản nơ) do TCTD cung cấp, Ban Nghiệp vụ thực hiện thẩm định các điều kiện mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định về Quy chế mua, bán và xử lý nợ xấu, cụ thể:

- Khoản nợ xấu phải thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, bao gồm các khoản nợ xấu cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán;

+ Khoản mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết do TCTD mua đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu có nợ xấu tại TCTD đó; + Khoản ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, uỷ thác cấp tín dụng mà TCTD chịu rủi ro đã quá hạn thanh toán một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi từ 90 ngày trở lên; hoặc chưa quá hạn hoặc quá hạn dưới 90 ngày nhưng doanh nghiệp phát hành trái phiếu, bên nhận uỷ thác, bên vay ủy thác có nợ xấu tại TCTD đó.

+ Khách hàng vay còn tồn tại;

+ (Các) khoản nợ, TSBĐ của (các) khoản nợ hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; + (Các) Khoản nợ không dùng để bảo đảm cho bất kỳ nghĩa vụ nào của TCTD tại thời điểm mua, bán nợ;

+ TSBĐ của (các) khoản nợ xấu không có tranh chấp tại thời điểm mua, bán nợ. - Kiểm tra hình thức và nội dung của (các) hợp đồng tín dụng/hợp đồng ủy thác/hợp

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w