Định hướng về hoạt động của VAMC nói riêng và lĩnh vực mua, bán nợ nói chung được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo trọng nhiều văn bản.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các thị trường, trong đó có việc
“hình thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả thị trường mua, bán nợ”. Nghị
Quyết số 12- NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, có nêu: “Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các thiết chế hiện có để hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín
dụng Việt Nam (VAMC)….”.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017, có hiệu lực từ ngày 15/08/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, có nêu phạm vi điều chỉnh: “…tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng….”. Nghị quyết số 44/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội yêu cầu: “hoàn thiện khung pháp lý cho việc phát triển thị trường vốn, hoạt động mua, bán nợ với sự tham gia của cả khu vực doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”.
Nghi quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã xác định cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là một trong ba trọng tâm cơ cấu lại của nền kinh tế trong đó nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 là “Hoàn thiện hệ thống
pháp luật hỗ trợ, đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu. Xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo;
đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại”.
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2017 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 giao Ngân hàng Nhà nước: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với với các bộ, ngành trung ương và địa phương: - Xây dựng lộ trình hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống pháp Luật về thị trường mua bán nợ, nghiên cứu xây dựng Luật hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; kế hoạch nâng cao năng lực của
Công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)”. Nghị quyết số
99/NQ-CP ngày 3/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã giao cho Bộ Tài chính: “Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường: Vốn, chứng khoán, mua bán nợ, bảo hiểm, dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá”.
Ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1058/QĐ- TTg phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, theo đó “Cho phép tăng vốn điều lệ của VAMC lên 10.000 tỷ đồng (lộ trình đến năm 2020) để bổ sung nguồn vốn mua nợ xấu theo giá trị thị trường, bổ sung cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và nâng cao năng lực tài chính, uy tín thị trường nhằm triển khai việc mua bán nợ xấu theo giá thị thị trường
có hiệu quả” và “VAMC phải hoàn thành về cơ ản số nợ xấu đã mua, tỷ lệ nợ xấu
nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã án cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp
phân loại nợ xuống dưới 3%”. Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có nêu: “Phát triển VAMC thực sự trở thành
trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các tổ chức tín dụng, có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản”.
Theo Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 986/QĐ- TTg ngày 08/08/2018, mục tiêu và nhiệm vụ của VAMC được giao như sau: (i). Về mục tiêu: Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu, và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp. Đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử lý). (ii). Nhiệm vụ: Phát triển VAMC Phát triển VAMC thực sự trở thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các TCTD, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của các tổ chức tín dụng, có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện chức năng và nhiệm vụ mua, bán và xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình hành động của Ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ngân hàng Nhà nước giao cho các Đơn vị trực thuộc trong đó có VAMC xây dựng chiến lược hoạt động của mình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đồng thời triển khai các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thể thấy định hướng phát triển VAMC đã được nêu rất rõ cần nâng cao năng lực của VAMC để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu.