Kiểm soát thực hiện mua bán nợxấu tại VAMC

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 72 - 77)

Quá trình lập ra kế hoạch cho mua bán nợ xấu của VAMC là cơ sở để kiểm soát việc thực hiện mua bán nợ xấu tại VAMC, cùng với các yếu tố tổ chức hoạt động mua bán nợ xấu tại VAMC như đã phân tích ở trên, việc kiểm soát thực hiện mua bán nợ xấu này được thực hiện theo các nhóm chỉ tiêu đã nêu ra như sau:

2.2.4.1. Các chỉ tiêu theo quy mô

Số lượng các TCTD bán nợ (tập trung vào bán nợ bằng TPĐB)

VAMC được cấp vốn điều lệ 500 tỷ đồng và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 27/06/2013 sau hơn hai năm tìm hiểu, nghiên cứu với nhiều tranh luận, bàn thảo. Chỉ ít lâu sau hoạt động, VAMC đã có hợp đồng mua bán nợ đầu tiên với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vào ngày 01/10/2013.

Có thể thấy, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% của hệ thống ngân hàng đều tham gia bán nợ cho VAMC, số lượng này có thể tăng lên hoặc giảm đi theo từng năm, tăng cao nhất là năm 2015 với 41 TCTD, trong khi các năm trước đó là 2013 với 31 TCTD; năm 2014 với 39 TCTD. Nguyên nhân là do thời gian đầu VAMC mới đi vào hoạt động, các TCTD còn e ngại việc bán nợ sang VAMC sẽ ảnh hưởng đến thông tin các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên sau 2 năm đi vào hoạt động VAMC đã khẳng định được vai trò của mình trong việc giúp các TCTD tiếp cận được nguồn vốn mới và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Năm 2016 số lượng các TCTD VAMC thực hiện mua nợ đã giảm từ 38 TCTD xuống còn 22 TCTD, điều này là do sau khi đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống về dưới 3% vào năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD cũng được cải thiện. Năm 2017, số lượng các TCTD bán nợ sang VAMC giảm xuống còn 14 tổ chức. Bắt đầu từ năm 2018, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc hạn chế mua nợ bằng TPĐB của VAMC, VAMC chỉ mua nợ của TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, nên số lượng và khối lượng mua nợ của VAMC cũng giảm đáng kể. Năm 2018, VAMC mua nợ xấu của 13 tổ chức, và sang đến hết năm 2019, số lượng TCTD bán nợ sang VAMC giảm xuống còn 9 tổ chức, số liệu này thay đổi phù hợp với thực tế về cơ cấu tỷ lệ nợ xấu của các TCTD theo từng năm.

Số lượng khách hàng được VAMC mua nợ

Số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD có sự biến chuyển lớn qua các năm: ngay từ năm đầu đi vào hoạt động, số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD là 933 khách hàng, năm 2014 là 5.254 khách hàng (tăng 4.321 khách hàng tương đương tăng 463,13% so với năm 2013) và năm 2015 là 8.836 khách hàng (tăng 3.582 khách hàng tương đương tăng 68,17% so với năm 2014), đến năm 2016 con số này là 832 khách hàng (giảm 8.004 khách hàng tương đương giảm 90,58%). Sang đến năm 2017, số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD giảm còn 414 khách hàng (giảm 418 khách hàng tương đương giảm 50,24%). Năm 2018, số lượng khách hàng tăng nhẹ lên 500 khách hàng, tăng 86 khách hàng tương đương 20,77%. Đến cuối năm 2019, số lượng khách hàng được VAMC mua nợ từ các TCTD là 162 khách hàng.

Nợ xấu của các TCTD đã bán cho VAMC

VAMC sử dụng phương thức mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt. Trong bốn năm hoạt động kể từ khi được thành lập (2013-2016), VAMC đã ký hợp đồng và duyệt mua tổng giá trị nợ gốc của các khoản nợ xấu là 35.563 tỷ đồng, trong đó tốc độ ký hợp đồng và duyệt mua nợ xấu năm 2014 tăng 89.941 tỷ đồng (tăng 252,9%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 17.703 tỷ đồng (tăng16,44%) so với năm 2014, năm 2019 duyệt mua giảm còn 20.544 tỷ đồng (giảm 66,45%) so với năm 2018 (năm 2018 đạt 30.917 tỷ đồng). Lũy kế giá mua các khoản nợ giai đoạn 2013-2019 là 327.413 tỷ đồng, tương đương 91,1% tổng dư nợ gốc của các khoản nợ xấu.

Như vậy, với số nợ xấu TCTD đã bán cho VAMC giai đoạn 2013-2019 theo tính toán cho thấy tỷ lệ nợ xấu TCTD đã bán cho VAMC tăng nhanh qua các năm từ 2013- 2015, và trong những năm gần đây có xu hướng giảm xuống.

Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 26/7/2013, tính từ 1/10/2013 đến 31/12/2019, VAMC đã thực hiện mua được 27.363 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 359.393 tỷ đồng, giá mua nợ là 327.413 tỷ đồng tương đương với giá trị TPĐB được phát hành. Chi tiết số liệu mua như sau:

Bảng 2.3: Mua nợ xấu bằng TPĐB tại VAMC Đơn vị: Tỷ đồng, KH, KN STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế đến 31/12/2019 1 Số TCTD bán nợ 31 39 41 22 17 13 9 42 2 Số khách hàng 933 5.254 8.836 832 414 500 162 16.931 3 Số khoản nợ 1.511 8.597 14.310 1.240 562 761 381 27.363 4 Dư nợ gốc nội bảng (tỷ đồng) 35.563 89.941 107.644 42.183 32.601 30.917 20.544 359.393 5 Giá mua (tỷ đồng) 30.926 75.812 99.143 40.035 31.839 29.812 19.846 327.413

Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 2.2.4.2. Các chỉ tiêu theo chất lượng

Chất lượng các khoản nợ xấu đã mua tại VAMC

Luận văn này đánh giá, xem xét chất lượng các khoản nợ xấu đã mua trên khía cạnh tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Hầu hết khoản nợ xấu đã mua đều có tài sản bảo đảm (TSĐB) là bất động sản (BĐS) hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả BĐS, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh đó là các tài sản bảo đảm khác như Máy móc thiết bị, ô tô, tàu thuyền. Các tài sản phát sinh trong tương lai như tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh, quyền đòi nợ, các quyền khai thác mỏ, khai thác dự án... gọi chung là quyền phát sinh tài sản. Thống kê các loại tài sản và giá trị như sau:

Bảng 2.4: Phân loại TSĐB của các khoản nợ xấu đã mua tại VAMC

TT Tài sản bảo đảm Giá trị (tỷ đồng) Tỉ lệ (%)

1 Bất động sản 296.997 71,16

2 Giấy tờ có giá 10.037 2,40

3 Máy móc thiết bị 21.790 5,22

4 Phương tiện vận tải 17.803 4,27

5 Quyền đòi nợ 11.539 2,76

6 Quyền phát sinh tài sản 28.462 6,82

7 Tài sản khác 30.719 7,36

TỔNG 417.347 100

Nguồn: Báo cáo phân loại TSĐB-VAMC

Giá trị tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua về là rất lớn, trị giá 417.347 tỷ đồng so với dư nợ gốc 359.393 tỷ đồng. Trong đó tài sản bảo đảm có giá trị thu hồi cao là bất động sản chiếm 71,16% trên tổng giá trị của tài sản mua về, bao gồm các loại BĐS là: dự án, trung tâm thương mại, bệnh viện cho đến nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản …Máy móc thiết bị chiếm 5,22% là các dây chuyền sản xuất gắn với nhà máy, xí nghiệp. Tiếp đến là phương tiện vận tại chiếm 4,27% ở đây chủ yếu là các con tàu có giá trị lớn chuyên chở hàng quốc tế, với tài sản này giá trị khấu hao lớn, rủi ro cao và đặc biệt là khi mua về thì thời hạn bảo hiểm cho tàu đã mua hết hiệu lực và 2,4% là các giấy tờ có giá như cổ phần, cố phiếu doanh nghiệp. Còn lại là 16.95% tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền phát sinh tài sản… rất khó xác định giá trị và khó thu hồi.

Kết quả kinh doanh từ hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC

Doanh thu từ hoạt động mua bán nợ của VAMC: Hoạt động chính của VAMC là

mua bán và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, phí và tỷ lệ % được thu trên số tiền thu hồi nợ rất thấp, Bộ tài chính quyết định tỷ lệ thu phí căn cứ vào hoạt đồng của từng năm, trên cơ sở lấy thu bù chi không vì mục tiêu lợi nhuận nên doanh thu chủ yếu đến nay

của VAMC vẫn là doanh thu tài chính. Nếu trong thời gian tới VAMC đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ, các chi phí cho hoạt động xử lý nợ sẽ gia tăng rất lớn, nếu tỷ lệ thu thấp thì VAMC sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thu chi.

Bảng 2.5: Doanh thu, chi phí của VAMC giai đoạn 2013-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu 11.884 52.874 71.947 70.743 88.102 143.692 170.378 Chi phí 9.931 34.429 56.620 56.048 66.416 120.341 98.561

Nguồn: Báo cáo VAMC các năm

Mức độ đa dạng phương thức mua bán nợ xấu

Phương thức mua nợ xấu bằng TPĐB

VAMC mua nợ theo giá trị ghi sổ và thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt. Khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thanh toán, TCTD bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ xấu đó cho VAMC và thanh toán cho VAMC số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ, đồng thời:

Trường hợp chưa thu hồi được đầy đủ giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu: TCTD bán nợ mua lại khoản nợ xấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc đang theo dõi trên sổ sách của VAMC, khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay đối với trường hợp chuyển một phần khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có).

Trường hợp đã thu hồi được đầy đủ giá trị khoản nợ xấu (bao gồm cả trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu đã được bán cho tổ chức, cá nhân) thì TCTD bán nợ mua lại khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay đối với trường hợp chuyển một phần khoản nợ xấu thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay (nếu có).

Trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu được chuyển thành vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp thì TCTD bán nợ mua lại khoản vốn góp, vốn cổ phần tại khách hàng vay.

Phương thức mua nợ xấu theo giá thị trường

Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. Là một trong hai phương thức mua nợ xấu được quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 12/04/2016 của chính phủ về Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi bổ sung Nghị định, Thông tư này. Trong thời gian tới VAMC sẽ tập trung chủ yếu vào phương thức mua nợ xấu theo giá trị thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w