PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MUA BÁN NỢXẤU TẠI VAMC

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 102 - 105)

VAMC đã tiến hành mua nợ xấu của các TCTD theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Bên cạnh đó, căn cứ năng lực tài chính của VAMC, hiệu quả kinh doanh kinh tế và điều kiện thị trường, VAMC được mua nợ xấu của các TCTD theo giá thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt đối với các khoản nợ xấu đáp ứng đủ các điều kiện quy định, với năng lực tài chính hiện thời, rất khó để VAMC thực hiện việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường. Từ thực tiễn này, thời gian tới cần chú ý hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành của thị trường mua bán nợ của Việt Nam, bên cạnh đó, cũng cần chú ý khâu cán bộ làm công tác định giá tài sản và nợ của các TCTD. Nếu như các khâu yếu này không được xử lý dứt điểm thì các khoản nợ xấu của TCTD rất khó xử lý (trong khi đây là vấn đề thường trực trong kinh doanh của ngân hàng) và điều này lại tác động tiêu cực tới môi trường tài chính Việt Nam. Thực tế là hoạt động của VAMC với tư cách là

một định chế tài chính chuyên “gom” các khoản nợ xấu của các TCTD về để “phân loại” và “xử lý”, chứ không đơn thuần chỉ là một “nhánh” hoạt động của NHNN với chức năng “thu gom” và “đóng gói” nợ xấu của TCTD nên tổ chức này phải hoạt động theo đúng nghĩa của nó và để cho tổ chức này hoạt động đúng nghĩa thì phải trao cho nó các chức trách và có đủ công cụ để thực thi nhiệm vụ một cách tích cực, nếu không thì nó sẽ sớm bị suy giảm niềm tin và bị mất phương hướng trong xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam.

Thứ nhất, về thực hiện mục tiêu và kế hoạch bám sát chỉ đạo của chính phủ và

NHNN: Theo định hướng của NHNN trong 5 năm tới, hệ thống các TCTD sẽ tiếp tục được cơ cấu lại triệt để và toàn diện; kiên quyết xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại, hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, chuẩn mực an toàn hoạt động phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Việc xử lý nợ xấu thông qua VAMC phải nằm trong chương trình xử lý nợ xấu tổng thể của toàn xã hội. Nhà nước có chính sách bắt buộc và khuyến khích các TCTD có nợ xấu cao phải bán nợ cho VAMC

Thứ hai, về tổ chức thực hiện: Tập trung vào mua nợ xấu của các TCTD có tỷ lệ

nợ xấu rất lớn, chủ yếu tại 3 NHTM được NHNN mua lại, TCTD được kiểm soát đặc biệt và các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Để giảm chi phí hoạt động, khi mở rộng quy mô, thành lập các văn phòng, chi nhánh thì trách nhiệm giữa trụ sở chính và các chi nhánh cần được phân cấp rõ ràng nhằm hạn chế chi phí giao dịch. Các chi nhánh ở các thành phố có thể mở rộng hợp tác với nhau để chia sẻ các nguồn tài nguyên nhưng các tiêu chí nguyên tác chia sẻ tài nguyên cần được quy định rõ ràng, tránh tình trạng đổ lỗi trách nhiệm lẫn nhau.

VAMC cần hợp tác chặt chẽ với các TCTD để giải quyết vấn đề minh bạch thông tin của bên vay nợ. VAMC có thể yêu cầu giảm giá mua nợ xấu nếu các ngân hàng từ chối tạo điều kiện cung cấp các thông tin về bên vay nợ.

Hoạt động của VAMC cần nhận được sự ủng hộ hơn nữa của các Bộ, Ngành, sự hỗ trợ tích cực từ Chính quyền địa phương,các cơ quan nội chính, cơ quan Công an, Viện Kiểm soát, Tòa án trong quá trình tổ chức mua bán và xử lý cụ thể từng khoản nợ xấu. Những khó khăn, vướng mắc cụ thể cần được xem xét và tháo gỡ để hiện thực hóa vai trò chủ nợ của VAMC, nhấn mạnh những lợi thế của VAMC nhằm thúc đẩy xử lý nhanh nợ xấu cho nền kinh tế . Tạo cơ hội để hoạt động của VAMC thu hút được sự quan tâm nhiều hơn của các tổ chức, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài trong lĩnh vực mua bán nợ xấu, hình thành thị trường mua bán nợ với nhu cầu lớn và dòng vốn thực từ bên ngoài tham gia thị trường.

NHNN cần nâng cao vai trò của VAMC trong mua bán nợ xấu để TCTD dần nhận thức được vai trò của VAMC trong quá trình xử lý nợ xấu, và thông qua VAMC, TCTD tận dụng được những lợi thế trong xử lý nợ như các thủ tục rút ngắn thời gian trong việc xử lý TSĐB, đấu giá TSĐB, trong làm việc với khách hàng, các cơ quan nhà nước liên quan để tổ chức thực hiện thu hồi nợ, khởi kiện, thi hành án ... Việc xử lý nợ qua VAMC đã có những tác dụng tích cực như đẩy nhanh quá trình thực hiện xử lý nợ, hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý, khách hàng tích cực và chủ động hơn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Thứ ba, về kiểm soát tốt hơn hoạt động mua bán nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu tuy đã

được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng việc xử lý thực chất vẫn còn hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Chất lượng tín dụng còn thấp, chưa cải thiện được nhiều, quá trình xử lý nợ xấu còn chậm và chưa triệt để, ảnh hưởng đến an toàn, hiệu quả hoạt động của từng TCTD và của toàn hệ thống. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường năng cao năng lực của VAMC trong quản lý mua bán nợ xấu để góp phần xử lý nợ xấu một cách quyết liệt và thực chất trong thời gian tới, đảm bảo an toàn hệ thống và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững.

VAMC cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các công ty xếp hạng doanh nghiệp và các công ty kiểm toán để có thể định giá nợ xấu một cách sát thực nhất. Hoàn toàn không khả thi với VAMC nếu chỉ tập trung vào việc mua lại nợ xấu theo giá trên thị trường. Thay vào đó, VAMC cần nghiên cứu xem thị trường hoạt động như thế nào trong điều kiện tương tự và làm gì để duy trì vị thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w