Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 111 - 115)

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Để tăng cường quản lý mua bán nợ xấu tại VAMC cần xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong nước cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu. Việc tiêu chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin về các khoản nợ xấu sẽ giúp cho quá trình tập hợp đánh giá và quyết định mua cũng như lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu của các công ty mua bán nợ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, cụ thể:

VAMC cần đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý thông tin các khoản nợ xấu, TSĐB của các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB, mua theo giá

trị thị trường. Hệ thống CNTT cho phép lọc thông tin các khoản nợ, TSĐB theo nhiều tiêu chí đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có quan tâm. Các nhà đầu tư có thể trực tiếp khai thác thông tin nợ xấu/TSĐB trên hệ thống CNTT của VAMC theo phân cấp về mức độ chi tiết thông tin.

Xây dựng kết nối hệ thống CNTT với các TCTD để thu thập thông tin về khoản nợ, TSĐB, phục vụ cho việc theo dõi, quản lý nợ xấu.

Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ ở Hội sở chính và các chi nhánh đồng bộ để đảm bảo việc kết nối thông tin và xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc. Đảm bảo Hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ và xử lý thông tin, giảm bớt ranh giới của chi nhánh tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mua bán, xử lý nợ và triển khai các giao dịch từ xa qua internet, điện thoại, máy tính; thiết lập hoàn chỉnh hệ thống thông tin (về quản lí, khách hàng, thị trường,..). Cần xây dựng các chính sách công nghệ thông tin nhằm tiến tới việc tự động hóa và sử dụng công nghệ thông tin trong tất cả các bộ phận tổ chức và chức năng của công ty mua bán nợ, trong đó: (i) Đảm bảo việc thiết lập, bắt buộc tuân thủ và cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn cho trang thiết bị, hệ điều hành, môi trường cơ sở dữ liệu, các giao thức mạng và truyền thông trong đó bao gồm cả tiêu chuẩn cho việc mua sắm thiết bị; (ii) Lập kế hoạch sao lưu phục hồi khắc phục các sự cố mạng, máy móc; (iii) Xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên cơ sở dữ liệu tập trung và một mạng truyền thông với mức độ sẵn sàng 100% để tránh các sự cố bị gián đoạn giao dịch.

VAMC cần xây dựng hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu tập trung, việc ứng dụng các giải pháp phần mềm hiện đại sẽ giúp các công ty mua bán nợ có những đánh giá rủi ro và tổn thất của mình với độ chính xác tương đối cao trong việc xử lý thông tin tập trung:

Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng tập trung của hệ thống. Tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được tập hợp. Hệ thống quản lý thông tin khách hàng phải là hệ thống thông tin mở và tập trung, sẽ ghi lại các thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và nếu cần thiết thì vẫn có thể thêm thông tin vào hệ thống một cách dễ dàng.

Chuyển đổi từ mô hình xử lý thông tin phân tán sang mô hình xử lý thông tin tập trung.

Trong hệ thống thông tin tập trung, tất cả các thông tin sẵn có về khách hàng sẽ giúp cho việc phân tích trở nên tốt hơn: Từ việc phân tích về khách hàng, đến việc phân tích tài sản bảo đảm, từ đó quản lý được rủi ro.

Phát triển hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại danh mục khách hàng. Để phục vụ tốt công tác này, việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các công ty mua bán nợ cần đáp ứng các chuẩn mực sau:

+ Số lượng dữ liệu cần thu thập: VAMC phải thu thập, duy trì và phân tích các thông tin quan trọng liên quan đến việc xếp hạng khách hàng và xếp hạng khoản nợ xấu đã mua trong suốt thời gian dự kiến quản lý khoản nợ xấu đã mua của khách hàng.

Ngoài các dữ liệu thông tin chung, VAMC còn cần thu thập những dữ liệu định tính và định lượng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng: (i) nhân tố định tính: Chất lượng của luồng tiền, tính hiệu quả và đáng tin cậy của hoạt động quản lý, định hướng chiến lược, tầm nhìn ngành; (ii) nhân tố định lượng như: Quy mô tài sản và doanh thu, các tỷ suất về hiệu quả sử dụng tàì sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, dòng tiền, tính thanh khoản và các nhân tố khác.

+ Chất lượng dữ liệu: VAMC cần có chính sách và chương trình quản lý dữ liệu phù hợp, đảm bảo cơ sở dữ liệu đáp ứng được các tiêu chí một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, đồng nhất và dễ truy cập.

Giải pháp tài chính, nguồn vốn hoạt động

Để thực hiện được các giải pháp đề xuất trên,VAMC cần có nguồn lực tài chính để triển khai thực tế. Bên cạnh đó VAMC mới chỉ dựng lại ở phương thức mua nợ bằng TPĐB là chủ yếu, để thực hiện mua nợ theo giá trị thị trường cần bổ sung nguồn vốn, qua các biện pháp:

Vốn điều lệ của VAMC giữ mức 5.000 tỷ, đề xuất đến năm 2025 tăng lên 10.000 tỷ đồng;

VAMC phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho chính TCTD bán nợ thời hạn 5-10 năm (tùy TCTD và thời hạn TPĐB của khoản nợ) với lãi suất thấp (VAMC và TCTD thỏa thuận). Trái phiếu doanh nghiệp này không cần Chính phủ bảo lãnh do đó không ảnh hướng đến nợ công;

Vay vốn của các tổ chức trong nước và quốc tế;

Hợp tác với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xử lý nợ xấu theo hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp.

Giải pháp quản trị rủi ro

Trích dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường theo quy định của NHNN.

Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau: (i) Khoản nợ được VAMC bán với giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ tại VAMC tại thời điểm xử lý rủi ro, hoặc (ii): Khách hàng vay là tổ chức đã giải thể, phá sản; cá nhân chết, mất tích.

Giải pháp mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường

Tiêu chí các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường

VAMC mua các khoản nợ có giá trị lớn nhằm giảm thiểu chi phí theo dõi, quản lý, giám sát đối với khách hàng vay, TSĐB; ưu tiên chuyển các khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB sang mua theo giá trị thị trường.

Đối với những khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường từ nguồn nợ đã được

VAMC mua bằng TPĐB, VAMC thực hiện đánh giá đối với những khách hàng có tổng

dư nợ trên 50 tỷ đồng để xem xét mua nợ theo giá trị thị trường.

Hoàn thiện quy trình thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường theo hướng

Trao đổi với TCTD để xác định nhu cầu bán nợ theo giá trị thị trường; Thực hiện nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu mua nợ, tài sản của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xác định danh mục các khoản nợ tiềm năng;

Tiếp xúc với nhà đầu tư có nhu cầu để trao đổi, giới thiệu danh mục khoản nợ, TSĐB;

Thực hiện định giá khoản nợ, TSĐB. Việc định giá sẽ do VAMC tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện;

Trên cơ sở kết quả định giá khoản nợ, TSĐB và giá của các tài sản tương đương trên thị trường (nếu có), VAMC thỏa thuận giá mua, bán nợ và thực hiện các phương án, thủ tục mua bán nợ xấu theo quy định pháp luật.

VAMC áp dụng các biện pháp xử lý nợ như đôn đốc thu hồi nợ, bán nợ, bán TSĐB, cơ cấu nợ (miễn, giảm lãi, điều chỉnh lãi suất...) theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ đã mua.

Một phần của tài liệu Quản lý mua bán nợ xấu tại Công ty Quản lý Tài sản - VAMC (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w