Phân tích việc áp dụng digital marketing trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyễn Võ Xuân-1906020300-QTKD26 (Trang 38 - 42)

1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DIGITAL MARKETING TRONG CÁC

1.3.2. Phân tích việc áp dụng digital marketing trong các doanh nghiệp

hàng khác. Đặc biệt là ở phía Bắc, vòng đời này chỉ lý tưởng trong 6 tháng tương ứng với 2 khuynh hướng mùa trong năm là Thu Đông và Xuân Hè. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp bán lẻ thời trang phải có những dự báo về thời tiết, dự báo về kinh doanh theo mùa – năm rất chi tiết để có kế hoạch sản xuất phù hợp với sức bán nhằm tối ưu tồn kho và vòng đời sản phẩm.

1.3.2.Phân tích việc áp dụng digital marketing trong các doanh nghiệp bán lẻ thời trang thời trang

1.3.2.1. Lợi ích khi áp dụng digital marketing

Khi triển khai digital marketing, các doanh nghiệp bán lẻ thời trang sẽ thu được những lợi ích:

- Đón đầu hành vi giao tiếp mới với sản phẩm dịch vụ của khách hàng: Internet ra đời làm thay đổi toàn bộ hành vi của khách hàng cũng như cách tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp triển digital marketing sẽ giao tiếp với khách hàng tốt hơn các hình thức marketing truyền thống;

- Chi phí hợp lý: Với những cách tính phí linh động như CPC hay CPA, quảng cáo trực tuyến tiết kiệm được chi phí mà dung lượng quảng cáo lại không giới hạn. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho những khách hàng tiềm năng nhất, những người đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;

- Tính tương tác cao: Khác với những phương tiện quảng cáo truyền thống, digital marketing với sự hỗ trợ của internet có thể giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng. Ngược lại, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động;

- Đúng đối tượng: Với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, digital marketing có thể giúp cho doanh nghiệp đưa những mẫu quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất;

- Dễ dàng kiểm soát và thay đổi: Đo lường hiệu quả marketing luôn là một thử thách cho hầu hết các doanh nghiệp khi làm marketing. Tuy nhiên với digital marketing, việc đo lường hiệu quả là điều rất dễ dàng, điều này có thể giúp các doanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm hoặc điều chỉnh chiến lược digital marketing hiệu quả.

1.3.2.2. Thách thức khi triển khai digital marketing

Bên cạnh những lợi ích khi triển khai digital marketing, doanh nghiệp cũng gặp những thách thức, khó khăn khi triển khai digital marketing như sau:

- Doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nhân lực có đủ trình độ kiến thức, am hiểu về digital marketing để quản lý sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội, cũng như tiếp nhận những thông tin phản hồi và tạo ra những nội dung mới có giá trị đối khách hàng và khách hàng tiềm năng;

- Những rủi ro từ việc áp dụng digital marketing không đúng cách: Điển hình như sử dụng các kênh mạng xã hội để thúc đẩy doanh số bán hàng nhưng lại không có sự tương tác với khách hàng, không trả lời những ý kiến phản hồi tiêu cực gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến vị thế của doanh nghiệp trong cuộc chiến cạnh tranh.

1.3.2.3. Tiến trình triển khai digital marketing

Tiến trình triển khai digital marketing thường được thực hiện qua sáu bước, theo mô hình SOSTAC của PR Smith: 1) Phân tích tình huống; 2) Thiết lập mục tiêu; 3) Xây dựng chiến lược; 4) Lựa chọn chiến thuật; 5) Triển khai; 6) Kiểm soát và đo lường.

Phân tích tình huống: Giai đoạn này cần phân tích tình hình, đưa ra một cái

nhìn tổng quan của tổ chức, cách triển khai kinh doanh, truyền thông và cách giải quyết các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Để phân

tích, nắm bắt tốt tình huống hiện tại của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích các nội dung sau:

• Khách hàng hiện tại là ai? Làm thế nào để khách hàng tương tác với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?

• Phân tích các đối thủ cạnh tranh digital marketing;

• Các kênh truyền thông số hiện tại doanh nghiệp đang sử dụng, đánh giá mức độ thành công, hiệu quả của các kênh này.

Thiết lập mục tiêu: Sau khi phân tích tình huống của doanh nghiệp và căn cứ

vào chiến lược mục tiêu kinh doanh, chiến lược và mục tiêu marketing của doanh nghiệp để xác định mục tiêu của digital marketing cho doanh nghiệp. Các mục tiêu digital marketing cần: cụ thể, đo lường được, có thể triển khai được, liên quan đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và trong phạm vi triển khai digital.

Xây dựng chiến lược: Trong giai đoạn này doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp, cách thức triển khai để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp có thể xác định từng phân khúc của thị trường, hành vi người dùng nhằm mục đích để nhắm đúng mục tiêu với kế hoạch đề ra.

Lựa chọn chiến thuật: Là các triển khai chiến lược digital marketing trên các

kênh truyền thông như thế nào. Trong giai đoạn này doanh nghiệp nhắm đến các mục tiêu cụ thể hơn trên các kênh triển khai. Doanh nghiệp có thể áp dụng marketing-mix 7P trong triển khai các chiến thuật. Các “P” bao gồm: Product, Price, Place, Promotion, People, Process, Physical evidence.

Sau đó, doanh nghiệp xây dựng chiến thuật, kế hoạch, KPI cho từng kênh triển khai như: Chiến thuật và KPI trên công cụ Search, chiến thuật và KPI cho website, chiến thuật và KPI marketing trên mạng xã hội, chiến thuật và KPI marketing trên di động, kế hoạch và KPI cho banner, hiển thị; chiến thuật email marketing, chiến thuật và KPI cho tiếp thị lên kết...

Triển khai: Sau khi hoàn thành chiến thuật, doanh nghiệp cần triển khai chiến

Kiểm soát và đo lường: Liên tục đo lường, kiểm soát trong quá trình và kết

quả đầu cuối để bám sát với mục tiêu đề ra cũng như có những điều chỉnh, cải tiến nếu không hiệu quả, phát sinh.

Một phần của tài liệu Nguyễn Võ Xuân-1906020300-QTKD26 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)