Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 85)

Mục đích: Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cụ thể, phù hợp với giáo viên và kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên về XHTDTE và kĩ năng phòng chống XHTDTE.

Nội dung: Xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng gồm các module với các nội dung khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về XHTDTE cho giáo viên trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng.

Yêu cầu đối với việc xây dựng chương trình: Việc xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau:

- Nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng phải phù hợp và đáp ứng theo nhu cầu thực tế của GV, CBCNV dựa trên kết quả khảo sát trƣớc khi xây dựng. Đó là cung cấp các kiến thức về vấn đề XHTDTE nhƣ: Khái niệm XHTDTE và các khái niệm liên quan đến XHTDTE; Dấu hiệu của hành vi XHTDTE; Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại; Những thủ đoạn của đối tƣợng xâm hại; Những kĩ năng tiếp cận và hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại; Những kĩ năng phòng chống XHTDTE. Bên cạnh đó, nội dung kiến thức bồi dƣỡng phải phù hợp với mức độ hiểu biết của GV, CBCNV.

- Phƣơng pháp tổ chức: Tác giả áp dụng linh hoạt các phƣơng pháp trong giáo dục nhƣ: thuyết trình, thảo luận, động não, nghiên cứu tình huống, đóng vai...sao cho phù hợp với từng nội dung bồi dƣỡng.

Hình thức tổ chức: Tổ chức chƣơng trình bồi dƣỡng cho GV qua hình thức trực tuyến bằng ứng dụng Zoom.

3.2.1. Đối tượng bồi dưỡng

Giáo viên Tiểu học, CBQL, CBCNV hiện đang công tác tại trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng, có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên.

3.2.2. Mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu chung: Khóa bồi dƣỡng cung cấp và cập nhật các kiến thức, kĩ năng liên quan đến chủ đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nói chung, xâm hại tình dục trẻ em trong học đƣờng nói riêng cho giáo viên. Đồng thời nâng cao năng lực xử lý và hỗ trợ của giáo viên khi trong trƣờng có trẻ em bị xâm hại tình dục, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế và yêu cầu chung của Bộ Giaó dục trong phong trào Xây dựng trƣờng học an toàn – lành mạnh, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, làm giảm tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục.

Mục tiêu cụ thể:

- Nắm vững kiến thức, các khái niệm cơ bản về xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục trẻ em là gì? Những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục? Những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bị xâm hại tình dục? Các thủ đoạn của đối tƣợng xâm hại?

- Biết và vận dụng đƣợc các kĩ năng can thiệp và hỗ trợ khi phát hiện có HS bị xâm hại tình dục.

- Có kiến thức về các kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ em.

3.2.3. Đặc điểm khách thể nghiên cứu tham gia thực nghiệm

Đối tƣợng khách thể đăng kí để tham gia thực nghiệm là 30/34 GV, CBCNV trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng đã tham gia khảo sát trƣớc đó.

Bảng 3.2: Đặc điểm khách thể nghiên cứu tham gia chương trình bồi dưỡng

STT Tiêu chí Số lƣợng 1 Giới tính Nam 6 Nữ 24 2 Vị trí công tác Gíao viên chủ nhiệm 15

Giaó viên bộ môn 8 Cán bộ công nhân

viên

3.2.4. Nội dung chương trình

3.2.4.1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

* Chƣơng trình gồm có 03 phần:

- Phần 1: Kiến thức về chủ đề xâm hại tình dục trẻ em

- Phần 2: Kĩ năng xử lý và hỗ trợ khi học sinh có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại tình dục. Các kĩ năng phòng tránh XHTD cho trẻ em.

- Phần 3: Thực hành. * Thời gian bồi dƣỡng:

- Tổng thời gian là 4 tuần x 4 buổi - Phân bố thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận: 1 buổi + Kĩ năng: 2 buổi

+ Thực hành: 1 buổi

* Chuẩn bị

- Máy tính, máy chiếu, màn chiếu, mic - Bảng, bút dạ, giấy A0, nam châm. - Địa điểm tổ chức: Hội trƣờng A3

3.2.4.2. Cấu trúc chương trình

STT Nội dung Số tiết

Phần 1: Kiến thức về chủ đề xâm hại tình dục trẻ em 5 tiết

1 Modul 1: Khái niệm XHTDTE

Dấu hiệu của hành vi XHTDTE là gì?.

2 tiết

2 Modul 2: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị XHTD hiện nay?

Những thủ đoạn của đối tƣợng đi xâm hại?

3 tiết

Phần 2: Những kĩ năng cần thiết

3 Modul 3: Những kĩ năng cần thiết khi tiếp cận và hỗ trợ HS bị XHTD.

2 tiết

4 Modul 4: Thực hành các kĩ năng đã học ở modul 3 3 tiết

Phần 3: Tìm hiểu các kĩ năng phòng tránh XHTD cho trẻ em.

5 Modul 5: Các kiến thức và kĩ năng phòng tránh XHTD dành cho trẻ em

4 tiết

6 Modul 6: Thực hành vận dụng các kiến thức và kĩ năng phòng tránh XHTDTE.

3 tiết

3.2.5. Hình thức tổ chức chương trình bồi dưỡng

Sau khi xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng cho GV, tác giả trao đổi nội dung với Cô Hiệu trƣởng trƣờng và giảng viên hƣớng dẫn nhằm phổ biến nội dung và lắng nghe góp ý, phản hồi.

Vì lý do dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng đến các hoạt động giáo dục trong các trƣờng học nên với sự đồng ý của giảng viên hƣớng dẫn và Cô Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng, tác giả đã tổ chức chƣơng trình bồi dƣỡng cho GV, CBCNV nhà trƣờng qua hình thức trực tuyến Zoom.

3.2.6. Yêu cầu đối với việc biên soạn tài liệu, bồi dưỡng và học tập các modul 3.2.6.1. Biên soạn tài liệu

- Tài liệu đƣợc biên soạn khoa học, nội dung chuyên đề bao gồm: Khái niệm XHTDTE; Dấu hiệu của hành vi XHTDTE; Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị XHTD; Những thủ đoạn của đối tƣợng đi xâm hại; Những kĩ năng cần thiết khi tiếp cận và hỗ trợ HS có nguy cơ hoặc bị xâm hại; Kiến thức phòng chống XHTDTE. Những kiến thức bồi dƣỡng phải phù hợp với mức độ nhận thức và nhu cầu thực tế của giáo viên.

- Các modul phải đƣợc biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho các giáo viên, cán bộ công nhân viên thƣờng xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung mới, những kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.

- Tài liệu phải đƣợc trích dẫn tại các nguồn uy tín từ Bộ Gíao dục; các tổ chức giáo dục đƣợc Bộ Gíao dục cấp phép; các tổ chức Phi chính phủ uy tín nhƣ Save the children, World vision; UNICEF; ChildFund Internationl, The Asia Foundation…

3.2.6.2. Giảng dạy

Đối với ngƣời hƣớng dẫn cần đầu tƣ nghiên cứu kĩ các tài liệu, thông tin có nội dung về các chủ đề XHTDTE; Bạo lực học đƣờng; Gíao dục giới tính; Sức khỏe

sinh sản; Đặc điểm lứa tuổi Tiểu học; Đặc điểm giáo viên tiểu học; Luật và các văn bản, quyết định của Chính phủ, Quốc hội và Bộ Gíao dục liên quan đến quyền và nghĩa vụ của trẻ em …để có thể lựa chọn nội dung bồi dƣỡng phù hợp, thiết thực cho GV tham gia. Bên cạnh đó ngƣời hƣớng dẫn thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới, các tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực sát với nội dung bồi dƣỡng và mục tiêu đặt ra. Với tiêu chí dễ hiểu, dễ áp dụng, cầm tay chỉ việc nên trong quá trình giảng dạy, ngƣời hƣớng dẫn phải linh hoạt trong việc áp dụng các phƣơng pháp thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm…, tạo điều kiện để kích thích tinh thần chủ động học hỏi khám phá ở GV, để GV có cơ hội đƣợc thể hiện quan điểm cá nhân mà không gặp phải sự ngại ngùng, lo sợ. Cuối cùng, cần tạo bầu không khí học tập tích cực, thoải mái, tránh áp đặt quan điểm, suy nghĩ lên GV.

3.2.6.3. Yêu cầu đối với học viên

- Nắm bắt đƣợc những kiến thức cơ bản mà ngƣời hƣớng dẫn cung cấp trong chƣơng trình bồi dƣỡng: XHTDTE là gì? Những hành vi nào đƣợc coi là hành vi XHTDTE? Những thủ đoạn mà kẻ đi xâm hại hay sử dụng? Khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ em có nguy cơ hoặc bị xâm hại, GV cần làm gì?

- Chủ động tìm hiểu kiến thức về các chủ đề XHTDTE, SKSS, Giới tính, Đặc điểm tâm – sinh lý HS Tiểu học.

- Có thái độ tích cực, nhiệt tình tham gia khóa bồi dƣỡng. Tuân thủ các quy định của khóa bồi dƣỡng. Coi việc tham gia khóa bồi dƣỡng là quyền lợi và trách nhiệm của bản thân.

- Sau khi tham gia khóa bồi dƣỡng, kết hợp với kĩ năng sƣ phạm, GV, CBCNV chủ động ứng dụng kiến thức về chủ đề XHTDTE vào hoạt động xây dựng bài giảng cho HS trong các giờ giáo dục KNS, SKSS…cho HS.

3.3. Tổ chức chƣơng trình bồi dƣỡng

Mục đích: Thực hiện chƣơng trình bồi dƣỡng qua Zoom cho GV, CBCNV của trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng nhằm nâng cao nhận thức về XHTDTE.

Nội dung: Tổ chức chƣơng trình bồi dƣỡng cho 34 GV, CBCNV đang công tác tại trƣờng theo danh sánh đã khảo sát ban đầu với các nội dung chính sau:

Phần 1. Kiến thức về chủ đề xâm hại tình dục trẻ em

1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em 1.1 Khái niệm xâm hại tình dục 1.2 Khái niệm lạm dụng tình dục 1.3 Khái niệm tấn công tình dục 1.4 Khái niệm quấy rối tình dục

2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

3. Dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục trẻ em

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị XHTD hiện nay 5. Thủ đoạn của đối tƣợng đi XHTD

Phần 2: Những kĩ năng cần thiết khi tiếp cận và hỗ trợ học sinh

1. Cách giải quyết khi trẻ em bị XHTD của PHHS / GV

2. Kĩ năng tiếp cận và hỗ trợ khi trẻ bị hoặc có nguy cơ bị XHTD 3. Những lƣu ý khi trẻ chia sẻ đã từng bị XHTD

4. Thực hành các kĩ năng tiếp cận và hỗ trợ học sinh

Phần 3: Tìm hiểu kiến thức và kĩ năng phòng tránh XHTD cho trẻ em.

1. Các kiến thức phòng tránh XHTD cho trẻ em 1.1 Kiến thức về giới tính và các bộ phận trên cơ thể 1.2 Kiến thức về ranh giới cá nhân

1.3 Chia sẻ về hoạt động hàng ngày với ngƣời thân 1.4 Không giữ bí mật khi bị đe dọa

2. Các kĩ năng xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm 2.1 Kĩ năng từ chối

2.2 Kĩ năng thoát hiểm

2.3 Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

3. Thực hành vận dụng các kiến thức và kỹ năng phòng tránh XHTDTE

Phương pháp tổ chức

Trong quá trình bồi dƣỡng, để truyền tải kiến thức đến GV, CBCNV tác giả sử dụng chính phƣơng pháp thuyết trình, đặt câu hỏi và thảo luận. Bên cạnh đó, trong một số nội dung, tác giả sử dụng phƣơng pháp hỏi – đáp, phƣơng pháp thực hành, phƣơng pháp tranh luận.

Trong mỗi buổi bồi dƣỡng, tác giả đều phát phiếu khảo sát trƣớc và sau buổi bồi dƣỡng với nội dung khảo sát nhƣ nhau nhằm đánh giá hiệu hiệu quả của buổi bồi dƣỡng thể hiện qua sự thay đổi trong nhận thức của GV, CBCNV của trƣờng.

Thời gian thực hiện

Sau khi hoàn thành nội dung chƣơng trình thực nghiệm, tác giả trao đổi lại nội dung với giảng viên hƣớng dẫn và nhà trƣờng và nhận đƣợc sự đồng thuận về nội dung và hình thức thực hiện. Để có đƣợc thời gian cụ thể để thực hiện chƣơng trình, tác giả đã trao đổi với các GV khối trƣởng các khối 1,2,3,4,5 về lịch dạy và sinh hoạt của nhà trƣờng. Sau khi trao đổi, tác giả và giáo viên quyết định tổ chức bồi dƣỡng diễn ra vào tháng 4 năm 2021.

Hình thức thực hiện

Tổ chức thuyết trình và thảo luận trực tuyến qua Zoom. Đồng thời gửi tài liệu online qua email cho giáo viên tham gia.

Người thực hiện:

Tác giả là ngƣời thuyết trình chia sẻ các kiến thức về chủ đề XHTDTE đến GV và CBCNV.

Nội dung cụ thể một buổi thực nghiệm bồi dưỡng trực tuyến qua Zoom

STT Hoạt động Nội dung Chuẩn bị Phƣơng

pháp

1 Phát phiếu khảo sát trƣớc khi tiến hành bồi dƣỡng

Nội dung khảo sát là những câu hỏi liên quan đến nội dung của buổi bồi dƣỡng sẽ diễn ra trong hôm nay.

Phiếu khảo sát trƣớc bồi dƣỡng

Điều tra bằng bảng hỏi

2 Nhắc lại khái niệm Xâm hại tình dục trẻ em và Xâm hại tình dục trẻ em trong học đƣờng Slide bài giảng Đặt câu hỏi 3 Thống kê các số liệu trong các nghiên cứu tại các nƣớc

Trẻ em bị XHTD ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Slide bài giảng

Phân tích số liệu

Thuyết trình 4 Tìm hiểu nguyên Nguyên nhân nào dẫn Slide bài Đặt câu hỏi

nhân trẻ em bị XHTD đến tình trạng trẻ em bị XHTD?

Nguyên nhân nào có thể khắc phục đƣợc?

Làm gì để khắc phục nguyên nhân đó?

giảng Thảo luận

5 Tìm hiểu các thủ đoạn của kẻ đi XHTDTE

Chiếu video có nội dung trẻ em bị XHTD.

Đặt các câu hỏi:

Anh/chị cảm thấy thế nào khi xem video trên? Kẻ xâm hại đã làm gì để tạo niềm tin và tiếp cận trẻ?

Phản ứng của trẻ và cha mẹ trẻ nhƣ nào?

Nếu anh/chị là cha mẹ nạn nhân, anh/chị sẽ làm gì?

Theo anh/chị, kẻ đi xâm hại thƣờng dùng những thủ đoạn nào? Slide bài giảng Đặt câu hỏi Thảo luận nhóm Phân tích tình huống Phát phiếu khảo sát sau buổi bồi dƣỡng

Nội dung phiếu khảo sát là các câu hỏi có nội dung liên quan đến buổi bồi dƣỡng đã diễn ra.

Phiếu khảo sát sau bồi dƣỡng.

Điều tra bằng bảng hỏi.

Nội dung cụ thể (Xem chi tiết tại phụ lục)

3.4. Nghiên cứu sau thực nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng

Mục đích: Tác giả tập trung phát hiện và đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của GV, CBCNV về các kiến thức liên quan đến XHTDTE.

Nội dung: Tác giả phát phiếu khảo sát cho 34 GV, CBCNV mà trƣớc đó đã tham gia buổi bồi dƣỡng. Khảo sát hƣớng tới những nội dung cơ bản sau:

- Khái niệm XHTDT là gì?

- Những dấu hiệu nhận biết hành vi XHTDTE?

- Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em bị XHTD hiện nay? - Những thủ đoạn của đối tƣợng đi XHTDTE?

- Những kĩ năng cần thiết khi hỗ trợ trẻ em có nguy cơ hoặc bị XHTD? Dƣới đây là ví dụ về nội dung chi tiết trong phiếu khảo sát buổi bồi dƣỡng về “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị XHTD” mà tác giả đã thực hiện. Nội dung chính gồm 21 câu. Cụ thể:

Nhận thức về nguyên nhân liên quan đến trẻ em gồm câu: 1, 2, 6.

Nhận thức về nguyên nhân liên quan đến ngƣời lớn: 5, 8, 9, 10, 11, 18, 19, Nhận thức về nguyên nhân liên quan đến giáo dục: 3, 4, 12, 17, 20,

Nhận thức về nguyên nhân liên quan đến yếu tố xã hội, hệ thống: 7, 13, 14, 15, 16, 21.

Trong số 21 nguyên nhân tác giả đƣa ra trong phiếu khảo sát có 2 lựa chọn là: Đồng ý và Không đồng ý.

3.5. Xử lý số liệu sau thực nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng

Mục đích: Đánh giá sự thay đổi trong nhận thức của GV, CBCNV về

XHTDTE, nhu cầu bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về XHTDTE của GV sau khi tham gia chƣơng trình bồi dƣỡng.

Nội dung: Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS; Lập bảng số liệu tƣơng ứng với các câu hỏi nhằm thuận tiện cho việc theo dõi; Phân tích và tổng hợp thông tin từ các bảng số liệu thu đƣợc sau xử lý.

4. Đánh giá hiệu quả của buổi thực nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng.

Trƣớc và sau mỗi buổi thực nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng kết thúc, tác giả đều phát phiếu khảo sát đến GV, CBCNV tham gia bồi dƣỡng nhằm đánh giá mức độ hiệu quả mà chƣơng trình bồi dƣỡng đem lại cho GV, CBCNV thông qua phiếu đánh giá và phỏng vấn sâu GV tại địa bàn nghiên cứu.

Trƣớc hết, buổi thực nghiệm chƣơng trình bồi dƣỡng đã đƣợc diễn ra đúng

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 85)