Nhu cầu và mong muốn của giáo viên trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng về nộ

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 77 - 81)

dung chƣơng trình tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

Biểu đồ 2.8: Nhu cầu và mong muốn của giáo viên trường Tiểu học Tam Khương tìm hiểu về nội dung phòng chống XHTDTE

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả] *Chú thích:

+ HĐ 1: Tìm hiểu về thực trạng XHTDTE

+ HĐ 2: Cách nhận biết hành vi, biểu hiện XHTDTE + HĐ 3: Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị XHTDTE + HĐ 4: Hậu quả của XHTDTE với trẻ em

+ HĐ 5: Các kĩ năng, biện pháp phòng chống XHTDTE

+ HĐ 6: Cách xây dựng chương trình KNS chủ đề “phòng chống XHTDTE” + HĐ 7: Xây dựng các hoạt động phòng ngừa XHTD cho HS

+ HĐ 8: Cách tiếp cận và hỗ trợ khi HS bị XHTD

Biểu đồ 2.8 thể hiện mong muốn và sự quan tâm của GV về nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và kĩ năng phòng chống XHTDTE. Ta có thể thấy chiếm tỉ lệ cao nhất 79% GV đều rất quan tâm và 20,6% GV quan tâm đến các nội dung bồi dƣỡng nhƣ: “Các kĩ năng, biện pháp phòng chống XHTDTE”; “Cách xây dựng chƣơng trình KNS chủ đề phòng chống XHTDTE”; “Xây dựng các hoạt động phòng ngừa XHTD cho HS”; “Cách tiếp cận và hỗ trợ khi HS bị XHTD”.

nguồn kiến thức và tài liệu để có thể áp dụng vào việc xây dựng các tiết học KNS, hoạt động ngoại khóa cho HS. Có thể sau khi được bồi dưỡng và hướng dẫn, GV có thể sẽ làm được ngay” (nữ, GV, trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng).

Ở nội dung “Tìm hiểu hậu quả của XHTD với trẻ em” có 44,1% GV rất quan tâm; 50% quan tâm và lựa chọn bình thƣờng chỉ có 5,9%. Thấp hơn là nội dung “Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị XHTD” với 32,8% GV rất quan tâm, 50% GV quan tâm và 11,8% thấy bình thƣờng. Ở 2 nội dung cuối cùng là “Cách nhận biết hành vi, biểu hiện của XHTD” và “tìm hiểu về thực trạng XHTD” tỉ lệ GV rất quan tâm lần lƣợt là 38,2% và 29,5%. Nhƣ vậy có thể thấy, GV trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng đang có nhu cầu và quan tâm nhiều hơn đến các nội dung liên quan đến bồi dƣỡng kĩ năng nhƣ: kĩ năng phòng ngừa, kĩ năng xây dựng chƣơng trình, kĩ năng tổ chức và xây dựng các hoạt động cho HS, kĩ năng tiếp cận và hỗ trợ khi HS bị XHTD. Những nhu cầu và quan tâm này rất phù hợp với yêu cầu chung của thực tế, chính sách giáo dục của Nhà nƣớc.

Nhƣ vậy dựa trên kết quả khảo sát có thể thấy thực trạng nhận thức của 34 GV, CBCNV trong trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng về XHTDTE phần lớn đã có những nhận thức đúng về XHTDTE và đều đánh giá tầm quan trọng của vấn đề. GV, CBCNV tham gia khảo sát đều phân biết XHTDTE là gì? Những đối tƣợng nào dễ trở thành nạn nhân bị xâm hại; Vai trò của các hoạt động giáo dục trong hoạt động phòng ngừa…Tuy nhiên vẫn còn một số GV có những nhận thức không đúng hoặc chƣa đầy đủ về biểu hiện của hành vi XHTDTE, hệ quả của XHTDTE để lại cho trẻ em; đối tƣợng đi XHTDTE. Bên cạnh đó số lƣợng GV tham gia các khóa bồi dƣỡng về các chủ đề: sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính, bạo lực học đƣờng, xâm hại tình dục…còn rất hạn chế. Nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa ở trƣờng còn mang tính hình thức, không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên vì nhiều lý do. Sau khi khi khảo sát, tác giả thấy nhu cầu đƣợc bồi dƣỡng nâng cao kiến thức của GV, CBCNV về chủ đề XHTDTE cao. Một số nội dung có số lƣợng GV mong muốn đƣợc bồi dƣỡng cao (79%) nhƣ: biện pháp phòng chống XHTDTE, cách xây dựng chƣơng trình giáo dục KNS chủ đề phòng chống XHTDTE, cách tiếp cận và hỗ trợ HS bị XHTD… Kết quả khảo sát trên chính là cơ sở quan trọng để tác giả xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cho giáo viên.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, từ những số liệu khảo sát về nhận thức của GV trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng có thể đƣa ra một số nhận định sau:

Thứ nhất, GV trong trƣờng đã có những kiến thức cơ bản về vấn đề XHTDTE: Nắm đƣợc thực trạng vấn đề: Mọi trẻ em đều có thể trở thành nạn nhân của XHTD không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình.. và XHTDTE xảy ra ở mọi nơi trên thế giới. Tiếp theo, phần lớn GV đã nhận ra đƣợc những biểu hiện của hành vi XHTD nhƣ: sờ, đụng, chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ hoặc yêu cầu trẻ sờ, đụng chạm vào bộ phận sinh dục của mình/ của ngƣời khác, cho trẻ em tranh/ảnh liên quan đến tình dục, khiêu dâm, xâm hại trực tiếp vào bộ phận sinh dục của trẻ…Những hậu quả mà trẻ em phải gánh chịu khi bị XHTD ở các khía cạnh: thể chất, tinh thần, hành vi, mối quan hệ, học tập…cũng nhận đƣợc cái nhìn đúng đắn từ GV. Tiếp theo là nhận thức về đối tƣợng xâm hại trẻ, đó có thể là bất cứ ai xung quanh trẻ, gồm cả ngƣời thân, ngƣời lạ, ngƣời có học thức và địa vị xã hội, ngƣời nhận thức kém…Cuối cùng là nhận thức về vai trò của các hoạt động giáo dục phòng ngừa cho HS đều nhận đƣợc phần lớn sự đồng ý từ GV. Mức độ nhận thức của GV về những khía cạnh trên ảnh hƣởng rất nhiều đến các hoạt động tuyên truyền và xây dựng hoạt động giáo dục cho HS, góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại.

Thứ hai, nhà trƣờng và các GV trong trƣờng đã tham gia một số hoạt động giáo dục bồi dƣỡng nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng trong phòng ngừa XHTDTE nhƣ: Tìm hiểu về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản lứa tuổi Tiểu học; Hƣớng dẫn HA nhận biết những hành vi XHTD; Hƣớng dẫn HS kĩ năng tự bảo vệ bản thân; Tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu về XHTD...Bên cạnh nhiều hoạt động có tỉ lệ GV tham gia cao thì vẫn còn những hoạt động chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của GV. Đồng thời, trƣờng cũng chƣa tổ chức đƣợc nhiều hoạt động bồi dƣỡng cho GV. Một số hoạt động GV tham gia đƣợc tổ chức bởi Quận, Thành phố.

Thứ ba, những mong muốn và sự quan tâm của GV về nội dung trong chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao nhận thức và kĩ năng về phòng chống XHTDTE. Có thể thấy, GV trong trƣờng quan tâm nhiều đến việc đƣợc bồi dƣỡng về các nội

dung liên quan đến kĩ năng nhƣ: kĩ năng phòng chống XHTD, kĩ năng xây dựng chƣơng trình, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS và kĩ năng tiếp cận và hỗ trợ khi có HS bị xâm hại. Những mong muốn và quan tâm này của GV hoàn toàn phù hợp với thực tế khảo sát HS trong trƣờng. “Em muốn được GV trên lớp dạy chúng em về cách phòng chống XHTD, kĩ năng tư vệ” (nam, HS, trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng). Với thực trạng nhận thức và mong muốn của GV và HS trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng, đề tài này sẽ cung cấp chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng chống XHTD dành cho GV, qua đó góp phần giảm thiểu số lƣợng trẻ em bị xâm hại.

CHƢƠNG 3

CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO GIÁO VIÊN VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG HỌC ĐƢỜNG

Căn cứ vào kết quả khảo sát nhận thức và các hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức và kĩ năng về phòng ngừa XHTDTE tại địa bàn nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng hoạt động bồi dƣỡng, các khóa tập huấn dành cho GV trong trƣờng về KNS, phòng ngừa XHTDTE còn hạn chế, chƣa chuyên sâu. Bên cạnh đó, GV trong trƣờng phần lớn đều có nhu cầu và quan tâm đến việc đƣợc tham gia lớp/ khóa bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng các chƣơng trình bồi dƣỡng đáp ứng nhu cầu của GV nói riêng và yêu cầu của Bộ Giaó dục nói chung.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)