Bảng 2.2 Mức độ nhận thức của giáo viên về hành vi/biểu hiện của XHTDTE Hành vi/Biểu hiện Mức độ (%) Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1.Sờ mó, động chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ em. 0,0 0,0 0,0 11,8 88,2
2.Cho trẻ em xem tranh/ảnh/ tạp chí có liên quan đến tình dục, khiêu dâm…
0,0 2,9 0,0 11,8 85,3
3.Hôn/ thơm vào má trẻ 11,8 44,1 23,5 11,8 8,8 4.Bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục
của mình hay của ngƣời khác 2,9 8,8 0,0 0,0 88,2 5.Sờ vào mông, đùi, ngực của trẻ 0,0 0,0 0,0 29,4 70,6 6.Vuốt ve, ôm ấp ngƣời trẻ (ngoài bố
mẹ/ông bà) 5,9 20,6 5,9 32,4 35,3
7.Xâm hại trực tiếp vào bộ phận sinh dục của trẻ (làm đau, làm tổn thƣơng, kích thích, sờ…)
0,0 0,0 0,0 11,8 88,2
8.Sử dụng vũ lực, sức lực, uy quyền
để ép trẻ hoạt động mại dâm 0,0 0,0 0,0 5,9 94,1 9.Tác động vào cơ thể trẻ nhằm kích
thích tình dục trẻ em 0,0 0,0 0,0 8,8 91,2 10.Rủ rê, ép buộc, xúi giục, lợi dụng,
lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm, đồi trụy…
0,0 2,9 5,9 5,9 85,3
11.Ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với ngƣời lớn.
0,0 0,0 0,0 5,9 94,1
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2 trên, có nhiều hành vi là biểu hiện của XHTDTE và nhận đƣợc mức độ đồng ý khác nhau từ GV. Những hành vi nhƣ: sờ mó/ đụng chạm vào bộ phận sinh dục trẻ em (88,2%); sờ vào mông/ đùi/ ngực trẻ (70,6%); bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục của mình/ của ngƣời khác (88,2%); xâm hại trực tiếp vào bộ phận sinh dục của trẻ (88,2%); sử dụng vũ lực để ép trẻ hoạt động mại dâm, khiêu dâm (94,1%); tác động vào cơ thể trẻ nhằm kích thích tình dục ở trẻ (91,2%); cho trẻ tham gia hoạt động khiêu dâm (85,3%); ép trẻ quan hệ tình dục (94,1%) đều nhận đƣợc lựa chọn “hoàn toàn đồng ý” từ GV, GV cho rằng đó là những hành vi, biểu hiện “rõ ràng và cụ thể” của XHTDTE.
Hai hành vi “Ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với ngƣời lớn” và “Sử dụng vũ lực, sức lực, uy quyền để ép trẻ hoạt động mại dâm” nhận đƣợc 94,1% GV lựa chọn hoàn toàn đồng ý là hành vi XHTD. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn trẻ em bị XHTD ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu bị sờ, đụng vào bộ phận sinh dục. Phân tích số liệu khảo sát từ 200 HS có 1,5% HS thỉnh thoảng bị “một ngƣời khác chạm vào đùi/mông”; 2% HS thỉnh thoảng bị “một ngƣời khác chạm vào ngực” và 0,5% HS thƣờng xuyên bị “một ngƣời khác chạm/sờ vào bộ phận sinh dục”. Kết quả cho thấy vẫn có một bộ phận HS bị XHTD dƣới nhiều biểu hiện khác nhau nhƣng chƣa bị phát hiện hoặc tố giác. Khi tác giả PVS GV về các biểu hiện khác của hành vi XHTDTE, 2/5 GV đƣợc hỏi khẳng định ngoài các hành vi nêu trên, trẻ em cũng bị XHTD bằng lời nói. Đối tƣợng xâm hại có thể “sàm sỡ” trẻ em bằng những ngôn từ tục tĩu, thô thiển liên quan đến tình dục, bộ phận sinh dục…Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 20 đến 60% trẻ em ở độ tuổi đến trƣờng bị quấy rối bằng lời nói và bạo lực. Đây là một biểu hiện khác của XHTD mà ít đƣợc mọi ngƣời quan tâm và không cho rằng có ảnh hƣởng xấu đến trẻ. Ở hành vi “Vuốt ve, ôm ấp ngƣời trẻ” nhận đƣợc những quan điểm khác nhau. Cụ thể: 5,9% GV hoàn toàn không đồng ý; 20,6 GV đồng ý một phần; 5,9% bình thƣờng; 32,4% đồng ý và 35,3% hoàn toàn đồng ý. Tuy số lƣợng GV lựa chọn hoàn toàn không đồng ý là 5,9% nhƣng cho thấy sự chƣa rõ ràng và nhất quán trong nhận thức về biểu hiện hành vi XHTD của GV. Khi đƣợc hỏi kĩ hơn về lựa chọn này, GV cho rằng đó là hành vi “thể hiện sự yêu thương, quý mến đối với trẻ, không làm trẻ sợ hãi hay có ảnh hưởng gì đến sự phát
triển của trẻ”. Tuy nhiên, cũng câu hỏi đó, trong khảo sát ở HS, có đến 68% HS cho rằng đó là hành vi XHTD và 5/5 em HS đƣợc hỏi trong PVS trả lời “thấy sợ hãi, kinh kinh” khi bị “vuốt ve cơ thể” (Kết quả KS 200 HS của tác giả). Hành vi “Bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục của mình hay của ngƣời khác” cũng là hành vi nhận đƣợc nhiều ý kiến khác nhau từ GV. Lần lƣợt là: 2,9% GV hoàn toàn không đồng ý; 8,8% đồng ý một phần và hoàn toàn đồng ý là 88,2. Tuy đối tƣợng xâm hại không tác động trực tiếp, làm tổn thƣơng đến cơ thể trẻ em nhƣng hành vi bắt trẻ “nhìn bộ phận sinh dục” cũng gây hậu quả nhất định đến sự phát triển của trẻ. Có thể khẳng định, hành vi trên là một trong những hành vi XHTDTE. Tiến hành phân tích số liệu ở nhóm khách thể HS về nhận định trên cho thấy: 76,5% HS khẳng định đó là hành vi XHTD, 14% lựa chọn không chắc chắn và 9,5% không phải XHTD. Bên cạnh đó, tác giả đặt câu hỏi: “Em đã từng bị ngƣời khác bắt nhìn vào bộ phận sinh dục của họ chƣa?” nhận về kết quả nhƣ sau: 97% chƣa bao giờ; 1,5% hiếm khi; 0,5% thỉnh thoảng và thƣờng xuyên là 1%. Nhƣ vậy, theo kết quả khảo sát của tác giả, thực tế một bộ phận HS vẫn đang bị XHTD.
Trong câu hỏi về nhận định “Hôn/ thơm vào má trẻ” cho kết quả lần lƣợt là 11,8% hoàn toàn không đồng ý; 44,1% đồng ý một phần; 23,5% bình thƣờng; 11,8% đồng ý và chỉ có 8,8% hoàn toàn đồng ý đó là hành vi XHTDTE. Một GV có lựa chọn đó là biểu hiện của XHTDTE cho rằng “chỉ bố/mẹ trẻ mới có quyền được hôn/thơm má trẻ”, nếu ông bà muốn thơm, hôn má trẻ phải nhận đƣợc sự đồng ý từ bố mẹ trẻ hoặc bản thân trẻ. Còn những ngƣời khác thực hiện hành vi trên đều đƣợc coi là XHTDTE. Cô cho biết thêm “hiện nay, một số người lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, sự bất cẩn của bố mẹ trẻ, mượn danh nghĩa quan tâm yêu thương trẻ để thực hiện những hành vi xâm hại, thỏa mãn nhu cầu bản thân”. Nếu ngƣời lớn không có kiến thức về nhận biết và phòng chống XHTD cho trẻ em thƣờng sẽ bỏ qua các dấu hiệu này.
Điểm đáng lƣu ý trong quá trình khảo sát nhận thức của HS về dấu hiệu XHTD, tác giả đƣa ra 2 nhận định: “ Trẻ em đƣợc ngƣời khác kể cho nghe câu chuyện liên quan đến tình dục” và “Trẻ em đƣợc ngƣời khác cho xem phim/truyện có nội dung liên quan đến tình dục/ khiêu dâm” thì vẫn còn một bộ phận HS lựa chọn nhận định trên “không phải là XHTD” với tỉ lệ lần lƣợt là 21% và 19%. Trong khi đó lựa chọn “không chắc chắn” chiếm 33% và 32,5%. Khi đƣợc hỏi kĩ hơn, các em có lựa chọn “không
phải là XHTD” cho rằng “XHTD là những hành vi đối tượng tác động trực tiếp lên cơ thể, lên bộ phận sinh dục trẻ chứ kể chuyện hoặc cho xem phim thì không phải, không ảnh hưởng gì đến các em” và “em không được dạy về điều đó”.
Qua kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của giáo viên về biểu hiện hành vi XHTDTE, tác giả đánh giá về cơ bản GV trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng đã có những kiến thức cơ bản về phân biệt các biểu hiện của hành vi XHTDTE. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ GV và HS chƣa nhận thức đầy đủ và rõ ràng về khía cạnh này. Đây cũng là một điểm đáng lƣu ý cho tác giả trong quá trình xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng.
2.3.3. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về đối tượng XHTDTE
Bảng 2.3: Mức độ nhận thức của GV về người gây ra hành vi XHTDTE
Đối tƣợng XHTDTE Mức độ (%) Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
1.Ngƣời thân quen với trẻ hoặc
gia đình trẻ. 11,8 44,1 2,9 20,6 20,6
2.Ngƣời lạ, không quen biết trẻ
hoặc gia đình trẻ 11,8 58,8 11,8 8,8 8,8 3.Ngƣời hay say rƣợu. 50,0 25,3 0,0 8,8 5,9 4.Ngƣời có nhận thức kém, trình
độ văn hóa thấp 50,0 25,3 0,0 8,8 5,9
5.Ngƣời có địa vị xã hội, có
nhận thức tốt. 20,6 8,8 2,9 23,5 44,1
[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]
Bảng 2.3 cho thấy mức độ nhận thức của GV về đối tƣợng XHTDTE. Tác giả đƣa ra câu hỏi “Thủ phạm trong các vụ việc XHTDTE thƣờng là…” kèm theo 5 nhận định về đối tƣợng nguy cơ gồm: Ngƣời thân quen với trẻ/gia đình trẻ; ngƣời lạ không quen trẻ/gia đình trẻ; ngƣời say rƣợu; ngƣời có nhận thức kém/trình độ thấp và cuối cùng là ngƣời có địa vị xã hội/có nhận thức tốt. Ở mỗi nhận định, GV lại có
những quan điểm lựa chọn khác nhau. Trong nhận định đầu tiên đối tƣợng XHTDTE là những ngƣời thân quen với trẻ hoặc gia đình trẻ đã nhận đƣợc 20,6% GV hoàn toàn đồng ý; 20,6% GV đồng ý; 44,1% GV đồng ý một phần và 11,8% GV hoàn toàn không đồng ý với nhận định trên. Số lƣợng GV lựa chọn đồng ý một phần với quan điểm trên chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo thống kê của Qũy dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tƣợng XHTDTE là ngƣời thân quen với trẻ/gia đình trẻ bao gồm: họ hàng ngƣời thân, bạn bè của bố mẹ/ông bà, hàng xóm, thầy cô giáo, ngƣời trông trẻ…Qua hỏi chuyện, GV cho rằng đối tƣợng này chiếm tỉ lệ cao do: có đƣợc sự tin tƣởng từ trẻ và bố mẹ/gia đình trẻ; có cơ hội tiếp xúc với trẻ nhiều; ít bị mọi ngƣời cảnh giác; hiểu đặc điểm/ hoàn cảnh của trẻ và gia đình; hành vi xâm hại đƣợc cho “là hành động yêu thương, quan tâm trẻ” nên ít bị đề phòng, vạch trần…Với những điều kiện thuận lợi trên, đối tƣợng không mất quá nhiều công sức tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ, xây dựng lòng tin ở trẻ. Chỉ bằng cách tặng món quà nhỏ xinh tặng trẻ, giữa trẻ và đối tƣợng xâm hại đã có bí mật riêng, những ràng buộc, đối tƣợng sẽ bắt ép trẻ giữ kín bí mật…sau đó tiến hành xâm hại trẻ để thỏa mãn thú tính. Nếu không bị phát hiện, mối quan hệ này sẽ kéo dài và diễn ra liên tục, ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Công an từ năm 2012 đến 2017 toàn quốc có 5550 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó 28,2% trẻ em bị xâm hại nhiều lần.
Nhận định tiếp theo là “những ngƣời lạ, không quen biết trẻ hoặc gia đình trẻ” với số lƣợng GV lựa chọn đồng ý một phần chiếm tỉ lệ cao nhất (58,8%), tiếp theo là hoàn toàn không đồng ý và bình thƣờng đều chiếm 11,8%; đồng ý 8,8% và hoàn toàn đồng ý chiếm 8,8%. Thực tế cho thấy, trong các vụ việc trẻ em bị xâm hại, vẫn có những đối tƣợng là những ngƣời không quen biết trẻ. Đó có thể là những ngƣời vô tình gặp trẻ ở những nơi công cộng (khu vui chơi, trung tâm thƣơng mại, nhà vệ sinh công cộng, công viên, bệnh viện, nhà ga, sân bay, cơ sở giáo dục..). Khi gặp trẻ ở 1 mình, chỗ vắng vẻ, thuận lợi để tiến hành xâm hại thì đối tƣợng sẽ nhanh chóng ra tay. Kết quả khảo sát nhóm HS với nội dung “khi ở trƣờng, em cảm thấy an toàn khi đứng cùng bác bảo vệ nam không?” lần lƣợt nhƣ sau: Không cảm thấy an toàn 16,5%; cảm thấy an toàn một chút 12,5%; bình thƣờng 34%; an toàn 19% và rất an toàn 18%. Cùng câu hỏi trên nhƣng đối tƣợng là “cô lao công”, có 11%
HS lựa chọn không cảm thấy an toàn, thấp hơn so với đối tƣợng là “bác bảo vệ nam”, số lƣợng HS lựa chọn an toàn và rất an toàn cũng cao hơn, lần lƣợt là 21% và 19%. Có 50% GV hoàn toàn không đồng ý với nhận định đối tƣợng xâm hại trẻ em là “những ngƣời say rƣợu; ngƣời có nhận thức kém hoặc trình độ văn hóa thấp”, chỉ có 5,9% GV đồng ý với nhận định trên.
Ở nhận định cuối cùng “thủ phạm XHTDTE có thể là ngƣời có địa vị xã hội, có nhận thức tốt” với những tỉ lệ quan điểm khác nhau. GV hoàn toàn đồng ý chiếm tỉ lệ cao nhất là 44,1%, xếp thứ 2 là đồng ý chiếm 23,5%; hoàn toàn không đồng ý là 20,6%; đồng ý một phần 8,8% và cuối cùng là bình thƣờng chiếm 2,9%. Ta thấy giữa các lựa chọn của GV có sự chênh lệch tỉ lệ nhiều. Tiến hành phân tích ở nhóm khách thể HS, trong câu hỏi “Ở trƣờng, em có cảm thấy an toàn khi ở cùng thầy giáo không?” nhận đƣợc kết quả sau: Tỉ lệ HS lựa chọn nhiều nhất 30,5% thấy rất an toàn, đứng thứ 2 là 23,5% HS thấy bình thƣờng; 18,5% an toàn; không cảm thấy an toàn là 16,5% và 11% cảm thấy an toàn một chút. Khi đối tƣợng là GV nữ, có sự chênh lệch rất nhiều giữa tỉ lệ lựa chọn của HS. Chỉ có 5% số HS lựa chọn không cảm thấy an toàn khi ở cùng GV nữ; 27% cảm thấy an toàn và 44,5% HS cảm thấy rất an toàn. Nam giới chiếm 90% trong số các đối tƣợng gây ra những vụ XHTD, trong đó nữ giới chiếm 3,9%. Ngoài ra còn khoảng 6% đối tƣợng xâm hại thuộc về “giới tính không xác định” (McCloskey &Raphael, 2005). Có thể thấy, ngoài trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức độ mối quan hệ thì giới tính cũng là một trong những khía cạnh ảnh hƣởng đến những lựa chọn của khách thể.
2.3.4. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về hậu quả XHTDTE
Khi khảo sát mức độ nhận thức của GV về những ảnh hƣởng, hậu quả của XHTD đối với trẻ em, tác giả đã đặt ra những nhận định liên quan đến ảnh hƣởng sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, kết quả học tập, mối quan hệ, hành vi của trẻ. Đó là những ảnh hƣởng dễ thấy, dễ biểu hiện và cụ thể. Nếu có những hỗ trợ tích cực kịp thời từ những ngƣời có chuyên môn sẽ làm giảm mức độ ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Kết quả khảo sát cho thấy, 82,4% GV đồng ý trẻ em bị XHTD sẽ chịu những tổn thƣơng cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Trẻ em bị xâm hại dƣới bất kì hình thức nào cũng đều để lại những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng và lâu dài. Vì vậy, khi GV hoặc cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội tiếp cận hỗ trợ trẻ em bị XHTD, cần quan tâm đến cả 2 khía cạnh trên.
Bảng 2.4: Mức độ nhận thức của giáo viên về những ảnh hưởng, hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em Hậu quả Mức độ (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý
1.Chỉ bị tổn thƣơng cơ thể, không bị
ảnh hƣởng đến sức khoẻ tinh thần. 82.4 32.4 8.8 41.2 5.9
2.Trẻ em cảm thấy tội lỗi. 11.8 32.4 8.8 41.2 5.9
3.Rối loạn giấc ngủ, gặp ác
mộng, la hét.. 0.0 0.0 2.9 38.2 58.8
4.Bị bạn bè xa lánh, chế giễu, khó hoà
nhập xã hội. 8.8 5.9 11.8 32.4 41.2
5.Tự huỷ hoại bản thân (làm đau, tự
tử..). 2.9 2.9 2.9 29.4 61.8
6.Có thể bỏ học, kết quả học tập giảm
sút, kém. 2.9 0 0 58.8 38.2
7.Tổn thƣơng bộ phận sinh dục (chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, lây nhiễm bệnh xã hội…)
2.9 0 8.8 52.9 35.3
8.Rối loạn chức năng tình dục: Tuyệt giao chức năng tình dục hoặc sống buông thả, bất chấp.
5.9 0 5.9 32.4 55.9
9.Mang thai ngoài ý muốn. 0 0 0 26.5 73.5
10.Rối loạn hành vi. 5.9 0 8.8 26.5 58.8
11.Trở thành đối tƣợng đi xâm
hại nạn nhân khác. 20.6 0 5.9 29.4 44.1
12.Rơi vào tình trạng rối loạn lo âu,
trầm cảm. 0 0 2.9 29.4 67.6