Thực trạng nhận thức của giáo viên về xâm hại tình dục trẻ em trong học

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 59)

đƣờng tại địa bàn nghiên cứu

2.3.1. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về nơi diễn ra và đối tượng bị xâm hại tình dục trẻ em

Trong quá trình thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ nhận thức về thực trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện nay của giáo viên tiểu học là một khía cạnh đƣợc tác giả quan tâm nghiên cứu. Phần lớn các giáo viên trong trƣờng tiểu học Tam Khƣơng đều cho rằng xâm hại tình dục trẻ em đang là một vấn nạn nghiêm trọng, đáng báo động. Một giáo viên nhận định “xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra rất phức tạp, thậm chí khó kiểm soát”. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 88,2% giáo viên cho rằng “mọi trẻ em đều là đối tƣợng bị XHTD”. Điều này có nghĩa là cả trẻ em gái, trẻ em trai, trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn/ đặc biệt, trẻ em bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển…đều có nguy cơ trở thành nạn nhân bị XHTD. Đây là một nhận thức rất đúng đắn bởi hiện nay, nhiều ngƣời vẫn có quan niệm cho rằng chỉ có trẻ em gái mới là nạn nhân của XHTD. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khảo sát có 150 triệu bé gái và 73 triệu bé trai bị XHTD. Nghiên cứu tại 22 quốc gia năm 2018 cho thấy, tỉ lệ XHTD cao nhất xảy ra ở châu Phi (34,4%) và châu Á (23,9%), châu Mỹ (10,1%) và châu Âu (9,2%). Đáng chú ý, tại Nam Phi, tỉ lệ trẻ em trai bị XHTD là 60,9% cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ trẻ em gái (43,7%)[58]. Việc phát hiện ra bé trai bị XHTD gặp nhiều khó khăn hơn so với bé gái. Vì vậy có thể khẳng định, XHTD trẻ em hiện nay đã và đang xảy ra ở khắp mọi nơi, không phân biệt giàu- nghèo.

Bảng 2.1. Mức độ nhận thức của giáo viên về địa điểm và đối tượng XHTDTE Thực trạng Mức độ (%) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý một phần Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1.XHTDTE chỉ xảy ra ở các nƣớc phát triển 85,3 8,8 0,0 0,0 5,9 2.XHTDTE chỉ xảy ra ở các nƣớc nghèo, kém phát triển. 86,4 8,8 0,0 0,0 4,8

3.Mọi trẻ em đều là đối tƣợng

của XHTDTE. 2,0 0,0 0,0 9,7 88,2

4.Trẻ em ở các thành phố lớn có

nguy cơ bị XHTD cao hơn 50 20,6 8,8 8,8 11,8

5.Trẻ em ở nông thôn không bị

XHTD 70,6 17,6 0,0 0,0 11,8 6.Trẻ em ở các tỉnh miền núi xa xôi, hẻo lánh cũng có thể bị XHTD. 8,8 8,8 14,7 5,9 61,8 7.Trẻ em bị XHTD thƣờng là các em nhút nhát, ít nói 38,2 35,3 5,9 2,9 17,6 8.Trẻ em bị XHTD thƣờng là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt 23,5 50 5,9 2,9 17,6

9.Chỉ trẻ em trên 10 tuổi mới là

đối tƣợng của kẻ XHTD 55,9 38,2 0,0 0,0 5,9

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Trong nhận định “Trẻ em bị XHTD thƣờng là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đặc biệt” có 23,5% GV không đồng ý với quan điểm này, 50% GV đồng ý một phần, 17,6% GV đồng ý với nhận định. Khi đƣợc hỏi kĩ hơn trong PVS, một trong số GV đƣợc hỏi lựa chọn đồng ý với nhận định trên đã giải thích và đƣa ra quan điểm rằng trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, khó khăn (bố mẹ ly dị, mồ côi bố/mẹ, kinh tế khó khăn, bố mẹ có vấn đề về sức khỏe…) thƣờng sẽ ít đƣợc quan tâm, chăm sóc đầy đủ, đƣợc dạy bảo hƣớng dẫn cẩn thận so với các bạn khác. Những thiếu thốn về vật chất và tình cảm, sự quan tâm của bố mẹ, ngƣời

thân chính là những điều kiện khiến các em dễ trở thành đối tƣợng tiềm năng của

những kẻ bệnh hoạn”. Bên cạnh đó nhận định “Trẻ em bị XHTD thƣờng là các em nhút nhát, ít nói” cũng nhận đƣợc những mức độ ủng hộ khác nhau từ GV (38,2% hoàn toàn không đồng ý; 35,3% không đồng ý một phần; bình thƣờng: 5,9%; đồng ý 2,9% và hoàn toàn đồng ý: 17,6%). Trong PVS, 38,2% GV lựa chọn hoàn toàn không đồng ý đã đƣa ra giải thích rằng “tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị XHTD, bao gồm cả trẻ em nhút nhát hay nhanh nhẹn, hoạt bát”. Khi ai đó có ý định xâm hại các em, nếu có thời cơ phù hợp sẽ nhanh chóng ra tay chứ không lựa chọn giữa các trẻ. Tuy nhiên, những trẻ em có xu hƣớng ít nói, nhút nhát thƣờng sẽ trở thành nạn nhân cao hơn, khi bị XHTD những em đó sẽ khó chia sẻ/ kể chuyện cho ngƣời lớn hơn. Bên cạnh 55,9% GV lựa chọn hoàn toàn không đồng ý với quan điểm “chỉ trẻ em trên 10 tuổi mới là nạn nhân của XHTD”, 38.2% lựa chọn không đồng ý một phần thì vẫn còn 5.9% GV hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên. Tuy số lƣợng GV đồng ý với quan điểm trên không nhiều nhƣng cho thấy thực tế vẫn còn bộ phận GV/ ngƣời lớn có quan điểm chƣa đầy đủ về độ tuổi trẻ em bị XHTD. Theo thống kê của nhiều tổ chức xã hội về bảo vệ trẻ em cho thấy, độ tuổi trẻ em bị XHTD ngày càng nhỏ. Ở Mỹ, có hơn 20% trẻ em bị lạm dụng/ XHTD trƣớc 8 tuổi, độ tuổi trung bình ở trẻ bị lạm dụng là 9 (Tổ chức Nhân quyền LHQ). Lứa tuổi dễ bị tổn thƣơng nhất trong các vụ XHTD là từ 3-8 tuổi. Phần lớn các vụ XHTDTE bắt đầu xảy ra trong độ tuổi này (Browne & Lynch, 1994). Đây là độ tuổi các em đang học tiểu học. HS tiểu học dễ trở thành nạn nhân bởi các em còn rất ngây thơ, thiếu kiến thức và kĩ năng để tự bảo vệ bản thân. Đồng thời, các em ở tuổi này rất dễ tin và nghe lời ngƣời lớn nên dễ bị dụ dỗ, ép buộc…

Việc giáo viên nhận thức đúng về địa điểm và đối tƣợng bị XHTDTE hiện nay là một yếu tố quan trọng góp phần tăng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giúp HS có kiến thức để phòng tránh bị xâm hại. Kết quả khảo sát 200 HS trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng khi đƣợc hỏi “em đã từng nghe đến vấn đề xâm hại tình dục chƣa?” có đến 80,2% HS chọn đáp án “đã từng nghe”. 3 trong số 5 HS đƣợc hỏi trong PVS trả lời “đã từng nghe” cho biết các em đƣợc nghe qua chia sẻ của GV trên lớp”.

2.3.2. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục trẻ em dục trẻ em

Bảng 2.2 Mức độ nhận thức của giáo viên về hành vi/biểu hiện của XHTDTE Hành vi/Biểu hiện Mức độ (%) Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1.Sờ mó, động chạm vào bộ phận sinh dục của trẻ em. 0,0 0,0 0,0 11,8 88,2

2.Cho trẻ em xem tranh/ảnh/ tạp chí có liên quan đến tình dục, khiêu dâm…

0,0 2,9 0,0 11,8 85,3

3.Hôn/ thơm vào má trẻ 11,8 44,1 23,5 11,8 8,8 4.Bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục

của mình hay của ngƣời khác 2,9 8,8 0,0 0,0 88,2 5.Sờ vào mông, đùi, ngực của trẻ 0,0 0,0 0,0 29,4 70,6 6.Vuốt ve, ôm ấp ngƣời trẻ (ngoài bố

mẹ/ông bà) 5,9 20,6 5,9 32,4 35,3

7.Xâm hại trực tiếp vào bộ phận sinh dục của trẻ (làm đau, làm tổn thƣơng, kích thích, sờ…)

0,0 0,0 0,0 11,8 88,2

8.Sử dụng vũ lực, sức lực, uy quyền

để ép trẻ hoạt động mại dâm 0,0 0,0 0,0 5,9 94,1 9.Tác động vào cơ thể trẻ nhằm kích

thích tình dục trẻ em 0,0 0,0 0,0 8,8 91,2 10.Rủ rê, ép buộc, xúi giục, lợi dụng,

lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm, đồi trụy…

0,0 2,9 5,9 5,9 85,3

11.Ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với ngƣời lớn.

0,0 0,0 0,0 5,9 94,1

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.2 trên, có nhiều hành vi là biểu hiện của XHTDTE và nhận đƣợc mức độ đồng ý khác nhau từ GV. Những hành vi nhƣ: sờ mó/ đụng chạm vào bộ phận sinh dục trẻ em (88,2%); sờ vào mông/ đùi/ ngực trẻ (70,6%); bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục của mình/ của ngƣời khác (88,2%); xâm hại trực tiếp vào bộ phận sinh dục của trẻ (88,2%); sử dụng vũ lực để ép trẻ hoạt động mại dâm, khiêu dâm (94,1%); tác động vào cơ thể trẻ nhằm kích thích tình dục ở trẻ (91,2%); cho trẻ tham gia hoạt động khiêu dâm (85,3%); ép trẻ quan hệ tình dục (94,1%) đều nhận đƣợc lựa chọn “hoàn toàn đồng ý” từ GV, GV cho rằng đó là những hành vi, biểu hiện rõ ràng và cụ thể của XHTDTE.

Hai hành vi “Ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôi kéo trẻ em vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với ngƣời lớn” và “Sử dụng vũ lực, sức lực, uy quyền để ép trẻ hoạt động mại dâm” nhận đƣợc 94,1% GV lựa chọn hoàn toàn đồng ý là hành vi XHTD. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn trẻ em bị XHTD ở nƣớc ta hiện nay chủ yếu bị sờ, đụng vào bộ phận sinh dục. Phân tích số liệu khảo sát từ 200 HS có 1,5% HS thỉnh thoảng bị “một ngƣời khác chạm vào đùi/mông”; 2% HS thỉnh thoảng bị “một ngƣời khác chạm vào ngực” và 0,5% HS thƣờng xuyên bị “một ngƣời khác chạm/sờ vào bộ phận sinh dục”. Kết quả cho thấy vẫn có một bộ phận HS bị XHTD dƣới nhiều biểu hiện khác nhau nhƣng chƣa bị phát hiện hoặc tố giác. Khi tác giả PVS GV về các biểu hiện khác của hành vi XHTDTE, 2/5 GV đƣợc hỏi khẳng định ngoài các hành vi nêu trên, trẻ em cũng bị XHTD bằng lời nói. Đối tƣợng xâm hại có thể “sàm sỡ” trẻ em bằng những ngôn từ tục tĩu, thô thiển liên quan đến tình dục, bộ phận sinh dục…Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 20 đến 60% trẻ em ở độ tuổi đến trƣờng bị quấy rối bằng lời nói và bạo lực. Đây là một biểu hiện khác của XHTD mà ít đƣợc mọi ngƣời quan tâm và không cho rằng có ảnh hƣởng xấu đến trẻ. Ở hành vi “Vuốt ve, ôm ấp ngƣời trẻ” nhận đƣợc những quan điểm khác nhau. Cụ thể: 5,9% GV hoàn toàn không đồng ý; 20,6 GV đồng ý một phần; 5,9% bình thƣờng; 32,4% đồng ý và 35,3% hoàn toàn đồng ý. Tuy số lƣợng GV lựa chọn hoàn toàn không đồng ý là 5,9% nhƣng cho thấy sự chƣa rõ ràng và nhất quán trong nhận thức về biểu hiện hành vi XHTD của GV. Khi đƣợc hỏi kĩ hơn về lựa chọn này, GV cho rằng đó là hành vi “thể hiện sự yêu thương, quý mến đối với trẻ, không làm trẻ sợ hãi hay có ảnh hưởng gì đến sự phát

triển của trẻ”. Tuy nhiên, cũng câu hỏi đó, trong khảo sát ở HS, có đến 68% HS cho rằng đó là hành vi XHTD và 5/5 em HS đƣợc hỏi trong PVS trả lời “thấy sợ hãi, kinh kinh” khi bị “vuốt ve cơ thể” (Kết quả KS 200 HS của tác giả). Hành vi “Bắt trẻ nhìn vào bộ phận sinh dục của mình hay của ngƣời khác” cũng là hành vi nhận đƣợc nhiều ý kiến khác nhau từ GV. Lần lƣợt là: 2,9% GV hoàn toàn không đồng ý; 8,8% đồng ý một phần và hoàn toàn đồng ý là 88,2. Tuy đối tƣợng xâm hại không tác động trực tiếp, làm tổn thƣơng đến cơ thể trẻ em nhƣng hành vi bắt trẻ “nhìn bộ phận sinh dục” cũng gây hậu quả nhất định đến sự phát triển của trẻ. Có thể khẳng định, hành vi trên là một trong những hành vi XHTDTE. Tiến hành phân tích số liệu ở nhóm khách thể HS về nhận định trên cho thấy: 76,5% HS khẳng định đó là hành vi XHTD, 14% lựa chọn không chắc chắn và 9,5% không phải XHTD. Bên cạnh đó, tác giả đặt câu hỏi: “Em đã từng bị ngƣời khác bắt nhìn vào bộ phận sinh dục của họ chƣa?” nhận về kết quả nhƣ sau: 97% chƣa bao giờ; 1,5% hiếm khi; 0,5% thỉnh thoảng và thƣờng xuyên là 1%. Nhƣ vậy, theo kết quả khảo sát của tác giả, thực tế một bộ phận HS vẫn đang bị XHTD.

Trong câu hỏi về nhận định “Hôn/ thơm vào má trẻ” cho kết quả lần lƣợt là 11,8% hoàn toàn không đồng ý; 44,1% đồng ý một phần; 23,5% bình thƣờng; 11,8% đồng ý và chỉ có 8,8% hoàn toàn đồng ý đó là hành vi XHTDTE. Một GV có lựa chọn đó là biểu hiện của XHTDTE cho rằng “chỉ bố/mẹ trẻ mới có quyền được hôn/thơm má trẻ”, nếu ông bà muốn thơm, hôn má trẻ phải nhận đƣợc sự đồng ý từ bố mẹ trẻ hoặc bản thân trẻ. Còn những ngƣời khác thực hiện hành vi trên đều đƣợc coi là XHTDTE. Cô cho biết thêm “hiện nay, một số người lợi dụng sự ngây thơ của trẻ, sự bất cẩn của bố mẹ trẻ, mượn danh nghĩa quan tâm yêu thương trẻ để thực hiện những hành vi xâm hại, thỏa mãn nhu cầu bản thân”. Nếu ngƣời lớn không có kiến thức về nhận biết và phòng chống XHTD cho trẻ em thƣờng sẽ bỏ qua các dấu hiệu này.

Điểm đáng lƣu ý trong quá trình khảo sát nhận thức của HS về dấu hiệu XHTD, tác giả đƣa ra 2 nhận định: “ Trẻ em đƣợc ngƣời khác kể cho nghe câu chuyện liên quan đến tình dục” và “Trẻ em đƣợc ngƣời khác cho xem phim/truyện có nội dung liên quan đến tình dục/ khiêu dâm” thì vẫn còn một bộ phận HS lựa chọn nhận định trên “không phải là XHTD” với tỉ lệ lần lƣợt là 21% và 19%. Trong khi đó lựa chọn “không chắc chắn” chiếm 33% và 32,5%. Khi đƣợc hỏi kĩ hơn, các em có lựa chọn “không

phải là XHTD” cho rằng “XHTD là những hành vi đối tượng tác động trực tiếp lên cơ thể, lên bộ phận sinh dục trẻ chứ kể chuyện hoặc cho xem phim thì không phải, không ảnh hưởng gì đến các em” và “em không được dạy về điều đó”.

Qua kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của giáo viên về biểu hiện hành vi XHTDTE, tác giả đánh giá về cơ bản GV trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng đã có những kiến thức cơ bản về phân biệt các biểu hiện của hành vi XHTDTE. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ GV và HS chƣa nhận thức đầy đủ và rõ ràng về khía cạnh này. Đây cũng là một điểm đáng lƣu ý cho tác giả trong quá trình xây dựng nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng.

2.3.3. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về đối tượng XHTDTE

Bảng 2.3: Mức độ nhận thức của GV về người gây ra hành vi XHTDTE

Đối tƣợng XHTDTE Mức độ (%) Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý một phần Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1.Ngƣời thân quen với trẻ hoặc

gia đình trẻ. 11,8 44,1 2,9 20,6 20,6

2.Ngƣời lạ, không quen biết trẻ

hoặc gia đình trẻ 11,8 58,8 11,8 8,8 8,8 3.Ngƣời hay say rƣợu. 50,0 25,3 0,0 8,8 5,9 4.Ngƣời có nhận thức kém, trình

độ văn hóa thấp 50,0 25,3 0,0 8,8 5,9

5.Ngƣời có địa vị xã hội, có

nhận thức tốt. 20,6 8,8 2,9 23,5 44,1

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Bảng 2.3 cho thấy mức độ nhận thức của GV về đối tƣợng XHTDTE. Tác giả đƣa ra câu hỏi “Thủ phạm trong các vụ việc XHTDTE thƣờng là…” kèm theo 5 nhận định về đối tƣợng nguy cơ gồm: Ngƣời thân quen với trẻ/gia đình trẻ; ngƣời lạ không quen trẻ/gia đình trẻ; ngƣời say rƣợu; ngƣời có nhận thức kém/trình độ thấp và cuối cùng là ngƣời có địa vị xã hội/có nhận thức tốt. Ở mỗi nhận định, GV lại có

những quan điểm lựa chọn khác nhau. Trong nhận định đầu tiên đối tƣợng XHTDTE là những ngƣời thân quen với trẻ hoặc gia đình trẻ đã nhận đƣợc 20,6% GV hoàn toàn đồng ý; 20,6% GV đồng ý; 44,1% GV đồng ý một phần và 11,8% GV hoàn toàn không đồng ý với nhận định trên. Số lƣợng GV lựa chọn đồng ý một phần với quan điểm trên chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo thống kê của Qũy dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, 93% đối tƣợng XHTDTE là ngƣời thân quen với trẻ/gia đình trẻ bao gồm: họ hàng ngƣời thân, bạn bè của bố mẹ/ông bà, hàng xóm, thầy cô

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)