viên trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng
Tìm hiểu về các hoạt động nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng ngừa XHTDTE của GV trƣờng tiểu học Tam Khƣơng đã tham gia là một phần trong nghiên cứu của tác giả. Theo kết quả sát ở biểu đồ 2.7 dƣới đây ta thấy tác giả liệt kê 10 hoạt động giáo dục liên quan đến chủ đề phòng chống XHTDTE đƣợc các GV trong trƣờng tham gia. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt động, tỉ lệ GV tham gia ở mức độ khác nhau. Hoạt động đƣợc nhiều GV tham gia nhất là “Tìm hiểu về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản” và hoạt động “Hƣớng dẫn HS kĩ năng tự bảo vệ bản thân” với 91,2% GV trong trƣờng tham gia, chỉ có 8,8% GV chƣa từng tham gia. Đứng thứ 2 là hoạt động “Tìm hiểu nội dung liên quan đến XHTDTE” với 85,3% GV đã từng tham gia và 14,7% chƣa từng tham gia. Hoạt động “: Tham gia lớp tập huấn/ khóa học nâng cao kiến thức, kĩ năng phòng ngừa XHTDTE” có 76,5% GV đã tham gia, GV chƣa tham gia là 23,5%. Trong hoạt động “Hƣớng dẫn HS nhận biết những hành vi XHTD” thì 70,6% GV đã tham gia và 29,4% GV chƣa tham gia. Các hoạt
động khác nhƣ “Tổ chức các hoạt động cho HS tìm hiểu về vấn đề XHTD”, “Tham gia cuộc thi, hoạt động cho GV về chủ đề phòng ngừa XHTDTE” có tỉ lệ GV đã từng tham gia lần lƣợt là 61,8% và 55,9%. Hai hoạt động “Tham gia lớp/ khóa tập huấn nâng cao kiến thức về GD giới tính, SKSS” và “Xây dựng chƣơng trình giảng dạy KNS chủ đề phòng ngừa XHTDTE” có 70,6% và 64,7% GV chƣa từng tham gia. Đứng vị trí cuối cùng có ít GV tham gia nhất 5,9% là hoạt động “Tham gia hỗ trợ HS bị XHTD”. Qua số liệu trên ta thấy phần lớn GV trong trƣờng chủ yếu tham gia các hoạt động liên quan đến tìm hiểu kiến thức, thông tin. Các hoạt động tham gia tập huấn, bồi dƣỡng kĩ năng còn hạn chế ngƣời tham gia. Cụ thể có đến 70,6% GV chƣa từng tham gia lớp/ khóa tập huấn nâng cao kiến thức về GD giới tính, SKSS. Đây là một thiếu sót lớn trong công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV của trƣờng dƣới yêu cầu chung của Bộ Giaó dục. Trong khi đó, kết quả khảo sát ở khách thể HS liên quan đến câu hỏi “Nếu em bị một ai đó trong trƣờng sờ vào ngực, mông, đùi, em sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ ai?” có 57% HS lựa chọn “Giaó viên”, 31% sẽ nhờ bố mẹ hoặc ngƣời thân giúp đỡ và chỉ có 1,5% là im lặng.
Trong PVS, tác giả đã hỏi kĩ hơn về vấn đề này và nhận đƣợc những chia sẻ từ GV:“Thực tế, trường học cũng chưa tổ chức được nhiều hoạt động giáo dục bồi dưỡng cho GV, CBCNV về kiến thức và kĩ năng phòng chống XHTD. Các hoạt động có nhiều GV tham gia chủ yếu là của Quận và Thành phố tổ chức, số lượng GV tham gia sẽ được nơi tổ chức quy định hoặc được trường cử đi, chủ yếu là GV chủ nhiệm sẽ tham gia nhiều” (nữ, GV, trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng). Một GV bộ môn Âm nhạc cho biết“Các GV thường được tham gia bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng chuyên môn nhiều hơn là các kiến thức và kĩ năng liên quan đến BLHĐ hay XHTDTE. Phần lớn các kiến thức về KNS đều do GV tự tìm hiểu để xây dựng chương trình ngoại khóa trong các buổi sinh hoạt, ngoài giờ lên lớp cho đa dạng, phong phú. Trong một vài buổi sinh hoạt dưới cờ, nhà trường sẽ mời chuyên gia về lĩnh vực nào đó đến để chia sẻ thông tin với tất cả HS và GV toàn trường”. Theo tìm hiểu thực tế của tác giả, hiện nay trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng chƣa có phòng Tham vấn học đƣờng hay GV phụ trách mảng tƣ vấn tâm lý học sinh. Khảo sát 200 HS, có đến 47% HS cho rằng “rất cần thiết” có GV chuyên trách để hỗ trợ HS. “Khi gặp vấn đề gì, em sẽ đến gặp GV tư vấn để chia sẻ, có nhiều chuyện em không nói được với GV chủ
nhiệm, em sợ cô sẽ nói lại với bố mẹ em” (nữ, HS, trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng). Vì vậy việc GV chƣa đƣợc bồi dƣỡng/ tập huấn về các chủ đề liên quan đến KNS, XHTD, BLHD đồng thời trƣờng học thiếu cán bộ tƣ vấn/ GV chuyên trách tƣ vấn tâm lý sẽ gây ra những khó khăn trong công tác hỗ trợ và tiếp cận trẻ em. Đây cũng chính là những khó khăn mà phần lớn các trƣờng học gặp phải hiện nay.
Biểu đồ 2.7: Các hoạt động giáo viên trường Tiểu học Tam Khương từng thực hiện, tham gia về chủ đề phòng ngừa XHTDTE
[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả] *Chú thích:
+ HĐ 1: Tìm hiểu nội dung liên quan đến XHTDTE
+ HĐ 2: Tham gia lớp tập huấn/ khóa học nâng cao kiến thức, kĩ năng phòng ngừa XHTDTE
+ HĐ 3: Hướng dẫn HS nhận biết những hành vi XHTD
+ HĐ 4: Tổ chức các hoạt động cho HS tìm hiểu về vấn đề XHTD + HĐ 5: Tìm hiểu về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản
+ HĐ 6: Tham gia lớp/ khóa tập huấn nâng cao kiến thức về GD giới tính, SKSS + HĐ 7: Hướng dẫn HS kĩ năng tự bảo vệ bản thân
+ HĐ 8: Tham gia hỗ trợ HS bị XHTD
+ HĐ 9: Xây dựng chương trình giảng dạy KNS chủ đề phòng ngừa XHTDTE + HĐ 10: Tham gia cuộc thi, hoạt động cho GV về chủ đề phòng ngừa XHTDTE