1.2.1.1. Khái niệm học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học là trẻ em có độ tuổi từ 6 – 11, đang theo học các lớp của trƣờng tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5 [1].
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân, do vậy giáo dục trong giai đoạn này cần đƣợc đặc biệt chú trọng. Bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản qua hoạt động học tập, lao động trên trƣờng lớp, việc đƣợc tiếp xúc và học hỏi các kĩ năng mềm phù hợp là cần thiết để học sinh có đƣợc sự phát triển nhân cách toàn diện cũng nhƣ thích nghi tốt với sự thay đổi môi trƣởng, phản ứng phù hợp trƣớc những tình huống nguy hiểm.
1.2.1.2. Khái niệm trẻ em
Hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm trẻ em. Cụ thể:
Theo Luật trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi”.
Theo Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989, trẻ em do còn non nớt về mặt trí tuệ và thể lực vì thế cần phải đƣợc chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc và sau khi chào đời.
Tại Điều 1 Công ƣớc Quyền trẻ em nêu rõ: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Về mặt sinh học, “trẻ em” là con ngƣời ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì [10]. Còn theo định nghĩa pháp lý thì “trẻ em” nói chung là những ngƣời chƣa tới tuổi trƣởng thành.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm trẻ em là “người dưới 16 tuổi” theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ở độ tuổi này, các em còn non nớt, chƣa hoàn thiện về mặt nhân cách, có những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em lên ngƣời trƣởng thành trong nhận thức và hành vi. Vì vậy, trẻ em rất dễ bị xâm hại tình dục và dễ bị tổn thƣơng trong độ tuổi này. Thủ phạm với những chiêu trò, mánh khóe tinh ranh sẽ lợi dụng và dụ dỗ các em để có cơ hội thực hiện hành vi xâm hại.
1.2.1.3. Khái niệm nhận thức
học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các sự vật, hiện tƣợng nảy sinh trong cuộc sống xung quanh. Vì vậy đòi hỏi mỗi ngƣời phải có khả năng nhận thức, hiểu biết nhất định. Với khái niệm này, có rất nhiều quan điểm khác nhau đƣợc đƣa ra, cụ thể:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam viết : “Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới quan trong ý thức của con người, nhờ đó giúp con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể”.
Quan điểm Triết học Mác – Lênin cho rằng: “Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, giúp con người cảm nhận, đánh giá hiện thực khách quan đó”[51].
Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết qủa phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tƣ duy của con ngƣời”
Nhà Tâm lý học Wilhelm Wundt cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cớ sở, mục đích và tiêu chuẩn của Nhận thức là thực tiễn xã hội” [29]
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm: “Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con ngƣời trên cơ sở thực tiễn nhằm tạo ra những tri thức về thế giới quan”.
Nhận thức gồm 3 giai đoạn, cụ thể: Nhận thức cảm tính; Nhận thức lý tính; Nhận thức trở về thực tiễn. Nhận thức còn liên quan đến các mục đích về kiến thức lĩnh hội và các kĩ năng trí tuệ.
Theo Benjamin Bloom (1913- 1999) cho rằng, nhận thức gồm 6 cấp độ, cụ thể: Nhớ lại; Hiểu; Vận dụng; Phân tích; Đánh giá; Sáng tạo.
Hình 1.1: Thang đo tư duy nhận thức Bloom
Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con ngƣời, nếu không có nhận thức thì con ngƣời sẽ mãi không phát triển đƣợc. Nhờ có nhận thức mà con ngƣời cải tạo đƣợc thế giới xung quanh và cao hơn là con ngƣời có thể thay đổi và phát triển đƣợc chính bản thân mình.
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng linh hoạt các đặc tính và cấp độ của nhận thức trong việc xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cho giáo viên dựa trên những khảo sát và đánh giá thực tế mức độ nhận thức của giáo viên về xâm hại tình duc trẻ em trong trƣờng học. Giáo viên sẽ đƣợc tiếp cận kiến thức trong chƣơng trình bồi dƣỡng theo từng cấp độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó giúp giáo viên sẽ có thêm kiến thức mới, phát huy đƣợc năng lực tích cực của cá nhân và cải thiện những hạn chế trong nhận thức.
Việc nâng cao nhận thức cho GV về XHTDTE về các nội dung nhƣ: XHTDTE là gì? Nhận biết và phân biệt hành vi XHTD với các hành vi khác; Nguyên nhân và hệ quả của việc trẻ em bị XHTD; Những thủ đoạn của kẻ đi xâm hại thƣờng làm? Những lầm tƣởng về XHTD mà mọi ngƣời hay mắc phải…nhằm giúp GV có những kiến thức đúng, thái độ phụ hợp về XHTDTE, cụ thể XHTDTE trong học đƣờng, góp phần rất lớn vào công tác tuyên truyền về XHTD, công tác hỗ trợ và can thiệp khi HS trong trƣờng có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại. Tác giả đánh giá đây là hành động thiết thực làm hạn chế việc trẻ em bị xâm hại.
Để hoạt động bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của khách thể, tác giả tiến hành tổ chức các buổi bồi dƣỡng trực tuyến với những nội dung về chủ đề XHTDTE. Nội dung cụ thể sẽ dựa trên kết quả khảo sát thực tế mức độ nhận thức và nhu cầu của GV đang giảng dạy trong trƣờng bằng phƣơng pháp chính là thuyết trình kết hợp thảo luận. Bên cạnh đó trong quá trình bồi dƣỡng, để tạo sự phong phú và sinh động, tác giả lồng ghép các hoạt động nhƣ làm việc nhóm, đóng vai, xử lý tình huống thực tế…để giáo viên tham gia có cơ hội thực hành và thể hiện năng lực của bản thân. Cuối cùng, để đánh giá hiệu quả của khóa bồi dƣỡng, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu GV tham gia bồi dƣỡng. Những thông tin thu đƣợc sẽ là cơ sở để tác giả điều chỉnh và rút kinh nghiệm.
1.2.1.4. Khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em
luân, cƣỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những ngƣời đƣợc cho là đáng tin cậy nhƣ bác sĩ, hàng xóm, bạn bè của bố mẹ, giáo viên, ông hoặc cha dƣợng…Các nạn nhân bị xâm hại tình dục có thể qua lời nói hoặc thể chất và thƣờng bị đe dọa hãm hại nếu nói ra sự thật với mọi ngƣời xung quanh.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm định nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em. Mỗi quan điểm đều dựa trên đặc điểm văn hoá, pháp luật sở tại. Cụ thể:
Theo Finkelhor xâm hại tình dục trẻ em là “toàn bộ các hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân”(David Finkelhor, 1984). Bên cạnh các hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà ngƣời gây tội và nạn nhân thậm trí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác nhƣ bắt trẻ em nhìn các hành vi tình dục, sử dụng trẻ em để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm, tán tỉnh, gạ gẫm..[37].
Theo Tổ chức Y tế thế giới 2016 định nghĩa “Tất cả các hình thức ngược đãi về tình cảm hoặc thân thể, lạm dụng tình dục, sao nhãng và đối xử lơ đãng hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai thác dẫn đến tổn hại hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khoẻ, sự sống còn, sự phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự tin cây hoặc quyền lực” (WHO, 2016: 75).
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã định nghĩa: “XHTDTE là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thể để đưa ra quyết định đối với hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến luật pháp hay giá trị văn hoá của cộng đồng sở tại” (Australia AID, 2010)
Tại Mỹ, Luật bảo vệ và hỗ trợ trẻ em bị bạo hành định nghĩa XHTDTE bao gồm những hành vi sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình…” (CAPTA, 2010).
Ở Australia, các hành vi XHTDTE đƣợc liệt kê: “những người quen biết hoặc không quen biết với trẻ sử dụng lôi kéo hoặc bạo lực để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục thông qua nhiều hình thức: trực tiếp hoặc gián tiếp” (CFCA, 2018).
hoặc người hơn tuổi hoặc một người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ em về tình dục để cảm thấy thỏa mãn về tình dục” (Danya Glaser and Stephen Frosh, 1993: S.N.Madu, 2001).
Hình thức giao tiếp này bao gồm trực tiếp (giao cấu, tiếp xúc cơ quan sinh dục, hôn, ôm hoặc đụng chạm theo cách tình dục), giao tiếp gián tiếp (nhìn, đe dọa, hoặc tán tỉnh) và bạo hành tình dục. Nạn nhân là những ngƣời dƣới 17 tuổi, ngƣời xâm hại là những ngƣời lớn hơn trẻ em ít nhất 5 tuổi, là ngƣời có quyền lực hơn so với nạn nhân (thầy cô giáo, bác sĩ, ngƣời trông trẻ, ngƣời giám hộ…)
Luật Trẻ em năm 2016 đƣa ra định nghĩa về xâm hại trẻ em và quấy rối tình dục trẻ em nhƣ sau:
+ Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về mặt thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự và nhân phẩm của trẻ em dƣới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi trẻ em và các hình thức tổn thƣơng khác [3].
+ Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dung trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dƣới mọi hình thức.
Bên cạnh khái niệm xâm hại tình dục trẻ em thì có một số khái niệm khác cũng đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhƣ quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia Y học, Tâm lý học, Xã hội học cho rằng quấy rối tình dục hay lạm dụng tình dục đều có cấp độ nhẹ hơn xâm hại tình dục. Ba tổ chức chính phủ là Irish Aid, Safe cities Women và ActionAid Việt Nam đƣa ra khái niệm về quấy rối tình dục nhƣ sau: Quấy rối tình dục trẻ em là khi một ngƣời lớn có lời nói hoặc sử dụng hành động nào đó với một ngƣời khác mà hành động đó có ý nghĩa, hơi hƣớng tình dục và làm cho ngƣời kia khó chịu, bực bội.
Hiện nay, chƣa có sự nhất quán về khái niệm xâm hại tình dục trẻ, nhƣng dựa vào các quy định của pháp luật hình sự của Việt Nam và định nghĩa của tổ chức WHO, trong nghiên cứu này tác giả ta định nghĩa sơ lƣợc khái niệm xâm hại tình dục trẻ em nhƣ sau:
Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi có chủ ý để làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu tình dục của một ngƣời đối với trẻ em, đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm đạo đức xã hội. hành vi xâm phạm tình dục trẻ em bao gồm các hành vi khác nhau (hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em).
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục và sự phát triển lành mạnh, bình thƣờng về thể chất, về tâm lý và về tinh thần của trẻ em.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng trẻ em bị xâm hại tình dục là khi bị cƣỡng hiếp, đối tƣợng xâm hại đã tiến hành giao cấu với trẻ. Tuy nhiên, đây là quan điểm chƣa thực sự đúng và đầy đủ. Hành vi tình dục có thể thay đổi từ sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng – bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay và cao hơn là giao hợp qua đƣờng sinh dục và hậu môn. Lạm dụng tình dục trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc nhƣ khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em [24]. Dƣới đây là những biểu hiện cụ thể của quấy rối tình dục và xâm hại tình dục:
- Phô bày bộ phận sinh dục của mình cho trẻ thấy
- Nhìn trộm trẻ khi trẻ không mặc quần áo (lúc tắm, thay quần áo) - Dùng lời lẽ để kích thích tình dục
- Cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, băng hình, phim khiêu dâm - Kể chuyện có nội dung liên quan đến tình dục cho trẻ nghe. - Hôn hít, sờ mó vào ngực, mông, đùi hay bộ phận sinh dục của trẻ
- Bắt trẻ nhìn, sờ mó vào bộ phận sinh dục của mình hoặc của ngƣời khác - Quan hệ tình dục bằng đƣờng miệng hay hậu môn
- Toan tính quan hệ tình dục - Mại dâm trẻ em
1.2.1.5 Khái niệm chương trình bồi dưỡng
Trong tình hình CNH – HĐH đất nƣớc ở mọi lĩnh vực nhƣ hiện nay, với những yêu cầu khắt khe và chuyên nghiệp, đặc biệt trong giáo dục thì việc đào tạo và bồi dƣỡng nguồn lực giáo viên, CBQL, CBCNV là một điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa.
Theo Từ điển Tiếng Việt, bồi dƣỡng đƣợc hiểu là làm cho ai đó giỏi hơn và tốt hơn, “tăng thêm năng lực và phẩm chất” [2]. Ngoài ra bồi dƣỡng cũng đƣợc hiểu là quá trình trải qua việc đào tạo, giáo dục nâng cao những kiến thức mới cho đối tƣợng cụ thể về một vấn đề nào đó. Hay ở khía cạnh khác, bồi dƣỡng đƣợc cho là quá trình cá nhân cập nhật kiến thức, kĩ năng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình, đáp ứng những yêu cầu của thị trƣờng lao động, vị trí công việc.
Từ góc độ Pháp luật, theo điều 2 của Quy chế Đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức, ngƣời lao động của Bộ Nội vụ, bồi dƣỡng đƣợc hiểu là “Hoạt động trang bị, cập nhật nâng cao kiến thức, kĩ năng làm việc” [9].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đƣờng, bồi dƣỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường nhận được chứng chỉ” [16].
Theo nghĩa rộng, bồi dƣỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Nó bao hàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị kiến thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách. Qúa trình này diễn ra cả trong nhà trƣờng và trong đời sống xã hội.
Theo nghĩa hẹp, bồi dƣỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách cho đối tƣợng bồi dƣỡng. Hoạt động này diễn ra sau khi ngƣời học kết thúc chƣơng trình giáo dục