Nhận thức của giáo viên Tiểu học về vai trò của các hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 71 - 74)

phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em

Mọi trẻ em sống trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, kể cả trẻ em sống trong gia đình khá giả hay nghèo khó. Đồng thời, cả trẻ em gái và trẻ em trai đều là nạn nhân bị xâm hại tình dục. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em của các đối tƣợng không chỉ là những hành vi vi phạm pháp luật mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của trẻ em, sự bình yên của gia đình, xã hội. Vì vậy, một trong những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại là trang bị kiến thức và kĩ năng cho các em thông qua các hoạt động giáo dục tại trƣờng học, cơ sở giáo dục. Các hoạt động giáo dục có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa xâm hại.

Biểu đồ 2.5 dƣới đây thể hiện kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng về vai trò của các hoạt động giáo dục HS trong phòng ngừa XHTDTE. Trong quá trình khảo sát, tác giả đƣa ra 6 hoạt động giáo dục cho trẻ em. Ở mỗi hoạt động đều nhận đƣợc tỉ lệ đánh giá rất cao từ phía giáo viên. Cụ thể, 2 hoạt động “Trang bị cho trẻ KN tự bảo vệ bản thân” và “Trang bị cho trẻ em những kiến thức, kĩ năng nhận diện hành vi XHTD” đã nhận đƣợc lựa chọn “rất cần thiết” nhiều nhất từ giáo viên (91,4%); hoạt động có tỉ lệ lựa chọn “rất cần thiết” cao thứ 2 là “Gíao dục giới tính, SKSS cho trẻ tại trƣờng học” chiếm 90,2%; tiếp theo là hoạt động “Dạy trẻ về những vùng, bộ phân riêng tƣ trên cơ thểvà “Hƣớng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ hoặc đã bị XHTD” có 88,2% GV chọn “rất cần thiết” và cuối cùng là hoạt động “Hƣớng dẫn trẻ nhận biết ranh giới an toàn khi tiếp xúc với ngƣời lạ, thầy cô giáo, CBCNV trong trƣờng” chiếm 85,4%.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá của giáo viên về vai trò của các hoạt động giáo dục HS trong phòng ngừa XHTDTE

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

*Ghi chú:

+ HĐ 1 : Dạy trẻ về những vùng, bộ phân riêng tư trên cơ thể

+ HĐ 2 : Trang bị cho trẻ em những kiến thức, kĩ năng nhận diện hành vi XHTD + HĐ 3 : Trang bị cho trẻ KN tự bảo vệ bản thân

+ HĐ 4 : Hướng dẫn trẻ cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ hoặc đã bị XHTD + HĐ 5 : Gíao dục giới tính, SKSS cho trẻ tại trường học

+ HĐ 6 : Hướng dẫn trẻ nhận biết ranh giới an toàn khi tiếp xúc với người lạ, thầy cô giáo, CBCNV trong trường.

Từ kết quả khảo sát trên ta thấy phần lớn giáo viên trƣờng tiểu học Tam Khƣơng đều thấy đƣợc vai trò quan trọng của các hoạt động giáo dục dành cho HS. Điều này rất phù hợp với thực tế, bởi trong quá trình tiến hành phân tích số liệu khảo sát ở khách thể HS, có đến 12,5% HS “không biết làm thế nào để tìm kiến sự giúp đỡ nếu bị XHTD” và 26% trả lời “không chắc chắn”; 21% HS “không biết làm thế nào để giúp đỡ ngƣời bị XHTD”, 30,5% trả lời “không chắc chắn”. Trong PVS tác giả có đặt câu hỏi “Thầy/cô đánh giá thế nào về kiến thức và kĩ năng phòng chống XHTD của HS trong trƣờng?”, một GV nữ đã chia sẻ rằng phần lớn các HS đều biết về XHTD thông qua báo đài, internet, sự nhắc nhở của bố mẹ và GV trên lớp, tuy nhiên các em sẽ “không hiểu được hết và không phải em nào cũng có kĩ năng xử lý khi gặp phải tình huống đó”. GV nam khi đƣợc hỏi câu đã khẳng định

“các em lớn lớp 4,5 sẽ có nhiều kiến thức hơn các em lớp dưới”. Điều này có nghĩa là vẫn còn nhiều HS đang thiếu kiến thức và các kĩ năng liên quan đến phòng ngừa

XHTD. Trong 200 khách thể là HS khi đƣợc khảo sát về sự quan tâm và nhu cầu về hoạt động giáo dục tại trƣờng liên quan đến XHTDTE, 62,5% HS “rất quan tâm” đến việc “đƣợc trang bị kiến thức về phòng ngừa XHTD”; 64,5% “rất quan tâm” đến “trang bị kĩ năng bảo vệ bản thân”; 49,5% “rất quan tâm” đến “đƣợc dạy về giáo dục giới tính, đặc điểm cơ thể và kiến thức sức khỏe sinh sản” và cuối cùng là hoạt động giáo dục “đƣợc dạy thế nào là mối quan hệ tốt” chiếm 38%.

So sánh số liệu từ 2 khách thể nghiên cứu cho thấy thực trạng giáo viên trong trƣờng đã xác định đúng vai trò của các hoạt động giáo dục nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng chống XHTD, đồng thời, ở khách thể HS, tỉ lệ HS có kiến thức và kĩ năng còn thấp, nhƣng các em lại đều có mong muốn và nhu cầu cao trong việc đƣợc nâng cao kiến thức và kĩ năng phòng chống XHTD. 77,5% HS đều “sẵn sàng tham gia” nếu đƣợc tham gia khóa học về phòng ngừa xâm hại tình dục. Điều này đòi hỏi GV và CBQL trong trƣờng phải xây dựng những chƣơng trình, hoạt động giáo dục phù hợp cho HS về chủ đề này, đáp ứng nhu cầu thực tế của HS.

Bên cạnh nhận thức đúng về vai trò của các hoạt động giáo dục về phòng chống XHTD, 94% GV trong trƣờng Tiểu học Tam Khƣơng cho rằng trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị XHTD là của tất cả mọi ngƣời trong xã hội. Bảo vệ trẻ em không phải là trách nhiệm của riêng gia đình trẻ hay các giáo viên trên trƣờng, lớp, của các cán bộ chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên, vẫn còn 2,9% GV cho rằng việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại tình dục là trách nhiệm của gia đình trẻ em; 2,9% cho rằng đó là trách nhiệm của giáo viên và nhà trƣờng. Tác giả tiến hành PVS một GV có lựa chọn “bảo vệ trẻ em khỏi XHTD là trách nhiệm của gia đình trẻ em”, cô cho biết, trẻ em thƣờng “gần gũi bố mẹ hơn” nên sẽ dễ dạy bảo, chia sẻ thông tin nên bố mẹ phải là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ trẻ. Thực tế cho thấy, vẫn còn nhiều ngƣời có suy nghĩ nhƣ vậy. Việt Nam có rất nhiều cơ quan, tổ chức chăm lo cho trẻ em nhƣng tình trạng xâm hại trẻ em vẫn diễn ra phổ biến, tăng cả về số lƣợng và mức độ xâm hại. Đây là một thực tế đáng buồn, đòi hỏi sự vào cuộc và nỗ lực của toàn xã hội.

Hiện nay, Luật Trẻ em và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09-5-2017 của Chính phủ đã quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Trẻ em đã quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em, cũng nhƣ những xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em. Để trẻ em đƣợc sống

trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh, ngoài việc các em đƣợc trang bị kiến thức và kĩ năng sống để ứng phó với các nguy cơ, tình huống xấu thì việc chung tay hợp sức của tất cả mọi ngƣời trong xã hội cũng là một yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu và đẩy lùi nạn xâm hại tình dục trẻ em.

Biểu đồ 2.6: Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị XHTD của giáo viên trường Tiểu học Tam Khương

[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả]

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)