Nhận thức của giáo viên Tiểu học về hậu quả XHTDTE

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 67 - 71)

Khi khảo sát mức độ nhận thức của GV về những ảnh hƣởng, hậu quả của XHTD đối với trẻ em, tác giả đã đặt ra những nhận định liên quan đến ảnh hƣởng sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, kết quả học tập, mối quan hệ, hành vi của trẻ. Đó là những ảnh hƣởng dễ thấy, dễ biểu hiện và cụ thể. Nếu có những hỗ trợ tích cực kịp thời từ những ngƣời có chuyên môn sẽ làm giảm mức độ ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Kết quả khảo sát cho thấy, 82,4% GV đồng ý trẻ em bị XHTD sẽ chịu những tổn thƣơng cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Trẻ em bị xâm hại dƣới bất kì hình thức nào cũng đều để lại những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng và lâu dài. Vì vậy, khi GV hoặc cán bộ tâm lý, cán bộ xã hội tiếp cận hỗ trợ trẻ em bị XHTD, cần quan tâm đến cả 2 khía cạnh trên.

Bảng 2.4: Mức độ nhận thức của giáo viên về những ảnh hưởng, hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em Hậu quả Mức độ (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Rất đồng ý

1.Chỉ bị tổn thƣơng cơ thể, không bị

ảnh hƣởng đến sức khoẻ tinh thần. 82.4 32.4 8.8 41.2 5.9

2.Trẻ em cảm thấy tội lỗi. 11.8 32.4 8.8 41.2 5.9

3.Rối loạn giấc ngủ, gặp ác

mộng, la hét.. 0.0 0.0 2.9 38.2 58.8

4.Bị bạn bè xa lánh, chế giễu, khó hoà

nhập xã hội. 8.8 5.9 11.8 32.4 41.2

5.Tự huỷ hoại bản thân (làm đau, tự

tử..). 2.9 2.9 2.9 29.4 61.8

6.Có thể bỏ học, kết quả học tập giảm

sút, kém. 2.9 0 0 58.8 38.2

7.Tổn thƣơng bộ phận sinh dục (chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu, lây nhiễm bệnh xã hội…)

2.9 0 8.8 52.9 35.3

8.Rối loạn chức năng tình dục: Tuyệt giao chức năng tình dục hoặc sống buông thả, bất chấp.

5.9 0 5.9 32.4 55.9

9.Mang thai ngoài ý muốn. 0 0 0 26.5 73.5

10.Rối loạn hành vi. 5.9 0 8.8 26.5 58.8

11.Trở thành đối tƣợng đi xâm

hại nạn nhân khác. 20.6 0 5.9 29.4 44.1

12.Rơi vào tình trạng rối loạn lo âu,

trầm cảm. 0 0 2.9 29.4 67.6

13. Thu mình lại, không giao tiếp… 20.6 2.9 8.8 11.8 55.9

14. Lệch lạc giới, đặc biệt là trẻ

Trong nhóm câu hỏi liên quan đến ảnh hƣởng sức khỏe thể chất bao gồm: Những tổn thƣơng bộ phận sinh dục (chảy máu âm hộ, viêm loét âm hộ, nhiễm trùng đƣờng tiết niêu, mắc các bệnh xã hội ..) có đến 52,9% GV đồng ý và 35,3% GV rất đồng ý với nhận định trên. Lựa chọn rất không đồng ý và bình thƣờng chiếm tỉ lệ lần lƣợt là 2,9% và 8,8%. Tỉ lệ GV không đồng ý những tổn thƣơng thể chất mà các em phải chịu tuy không nhiều nhƣng điều đó có nghĩa còn những quan điểm, nhận thức của một bộ phận GV chƣa đầy đủ về những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ em phải chịu khi bị XHTD. Tiếp theo là nhận định về “mang thai ngoài ý muốn” nhận đƣợc 73,5% phiếu rất đồng ý và 26,6% phiếu đồng ý. Thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều em dƣới 12 tuổi bị mang thai ngoài ý muốn, khi gia đình phát hiện ra thì thai đã to, không can thiệp đƣợc. Một GV chia sẻ “các em phải làm mẹ khi còn quá nhỏ”. Sống trong xã hội hiện đại (đất nƣớc phát triển, thành phố lớn..) nhiều HS ở cuối cấp tiểu học (lớp 4,5) đã bắt đầu bƣớc vào tuổi dậy thì. Tỉ lệ các em tiểu học dậy thì sớm đang có xu hƣớng ngày càng gia tăng về số lƣợng và giảm số tuổi dậy thì, đặc biệt ở trẻ em gái. Khi các em đã dậy thì, bắt đầu có kinh nguyệt nhƣng lại không đƣợc cha mẹ, giáo viên hƣớng dẫn những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, bảo vệ bản thân thì khi bị XHTD sẽ có nguy cơ cao mang thai. Đây là một hậu quả rất nghiêm trọng bởi nếu mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi này, cơ thể các em chƣa hoàn thiện hết về mặt chức năng sẽ ảnh hƣởng đến tính mạng các em, đặc biệt sẽ nảy sinh tâm lý xấu hổ, lo sợ dẫn đến những hành vi tự tử, trầm cảm..nếu không đƣợc can thiệp kịp thời.

Kế tiếp là nhóm câu hỏi về ảnh hƣởng đến tinh thần trẻ em: Trẻ cảm thấy tội lỗi; trẻ bị rối loạn lo âu/ trầm cảm; trẻ bị rối loạn giấc ngủ (gặp ác mộng, la hét..). Ở hậu quả trẻ cảm thấy tội lỗi, có 41,2% GV đồng ý – chiếm tỉ lệ cao nhất; 5,9% GV rất đồng ý; số GV không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với quan điểm trên là 32,45 và 11,8%. Khi bị XHTD, trẻ em thƣờng bị các đối tƣợng xâm hại đe dọa đến sự an toàn, quyền lợi..nên các em có xu hƣớng giấu kín chuyện, không chia sẻ cho ngƣời lớn. Đặc biệt, nhiều em sợ bị bố mẹ, ngƣời lớn trách phạt nên đã “chịu đựng một mình”. Rất nhiều kẻ xâm hại sau khi thực hiện đƣợc hành vi thỏa mãn nhu cầu của bản thân đã có xu hƣớng đổ lỗi cho trẻ, “tẩy não trẻ” để trẻ có suy nghĩ mình là

“người xấu, mình là người có lỗi, là đứa trẻ hư”…mục đích khiến trẻ thấy hối hận, lo lắng không dám chia sẻ, cầu cứu sự giúp đỡ từ ngƣời thân. Đây chính là một

trong những lý do khiến phần lớn các vụ xâm hại không bị các em tố giác dù 90% trẻ em biết rõ thủ phạm là ai. Bên cạnh đó, trẻ bị XHTD có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ (gặp cá mộng, la hét, khó ngủ..), rối loạn ăn uống. Đây là những biểu hiện rất dễ quan sát và thƣờng gặp ở trẻ em bị XHTD. Ở mức độ cao hơn, nhiều trƣờng hợp trẻ em bị xâm hại trong thời gian dài, chịu tổn thƣơng quá lớn về thể chất, không nhận đƣợc sự giúp đỡ phù hợp từ những ngƣời xung quanh, các em có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu. 100% GV đƣợc khảo sát đều đồng ý với quan điểm trên.

Ngoài ra, những ảnh hƣởng đến học tập nhƣ: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, thậm chí nhiều em bỏ học cũng là những hậu quả nghiêm trọng. 97% GV đồng ý với quan điểm trên. Chỉ có 2,9% GV lựa chọn hoàn toàn không đồng ý. Khi đƣợc hỏi trong PVS, GV đã đƣa ra quan điểm rằng việc học tập sẽ “không bị ảnh hưởng” bởi vấn đề đó, “XHTD không phải là nguyên nhân dẫn đến việc học kém ở HS”. Theo số liệu khảo sát từ năm 2012 đến 2017, cả nƣớc có 5.550 vụ XHTDTE, trong đó 11,65 trẻ em đã bỏ học, sống lang sau khi bị xâm hại[58].

Khảo sát về nhóm câu hỏi liên quan đến những ảnh hƣởng về mặt hành vi nhƣ: Rối loạn hành vi; rối loạn chức năng tình dục (sống buông thả, bất chấp,, tuyệt giao chức năng tình dục); làm đau và hủy hoại bản thân; lệch lạc giới; trở thành đối tƣợng đi xâm hại ngƣời khác..ta thấy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một hậu quả khác mà trẻ em bị XHTD phải chịu đựng là những khía cạnh liên quan đến mối quan hệ xã hội hàng ngày nhƣ: Trẻ thu mình, không giao tiếp với mọi ngƣời; trẻ bị bạn bè xa lánh, chế giễu và khó hòa nhập với đám đông, tập thể. Kết quả khảo sát ở GV cho thấy 55,9% và 41,2% GV rất đồng ý trẻ em sẽ thu mình và bị bạn bè chế giễu. Một GV chia sẻ về vấn đề này trong PVS rằng khi một HS XHTD, sẽ bị các HS khác trong lớp/ trƣờng “đem ra trêu đùa, làm trò cười” thậm chí một số HS nhận thức kém về vấn đề này còn “giễu cợt và có hành động chân tay” với HS bị XHTD. Nhƣ vậy có thể thấy, HS bị XHTD đang phải chịu “2 lần tổn thương” bởi kẻ xâm hại và những ngƣời xung quanh. Đây là những hậu quả “quá lớn” mà “một đứa trẻ non nớt phải chịu đựng”. Theo một khảo sát, 73% trẻ em bị XHTD sẽ không nói với bất cứ ai về sự việc này trong ít nhất 1 năm. 45% sẽ không nói với ai trong 5 năm. Một số sẽ không bao giờ tiết lộ sự thật (Broman – Fulks và các cộng sự, 2007). Điều này có nghĩa những ngƣời hỗ trợ, gia đình và giáo viên-

nhà trƣờng phải hết sức thận trọng và tinh tế trong cách hỗ trợ HS bị XHTD, tránh làm tổn thƣơng các em hơn.

Tuy nhiên kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có đến 20,6% và 8,8% GV hoàn toàn không đồng ý rằng trẻ em bị XHTD sẽ trở nên thu mình và bị bạn bè xa lánh, khó hòa nhập xã hội. Những nhận thức chƣa đầy đủ của GV nhƣ này sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động hỗ trợ và can thiệp cho các em bị XHTD.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 67 - 71)