Các lý thuyết áp dụng vào đề tài

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 46 - 49)

1.2.2.1. Thang đo nhận thức Bloom

Thang đo nhận thức Bloom đƣợc đề xuất vào năm 1956 bởi Benjamin Bloom – một nhà tâm lý học giáo dục tại Đại học Chicago (University of Chicago). Đây đƣợc xem là công cụ nền tảng để phân loại các mục tiêu và kĩ năng khác nhau mà các nhà giáo dục đặt ra cho học sinh của họ (mục tiêu học tập). “Thang đo Bloom có ý nghĩa quan trọng đối với cả người dạy và người học” [35]. Ngƣời dạy sẽ căn cứ vào thang nhận thức Bloom để xây dựng các chƣơng trình, hoạt động, phƣơng pháp để giúp ngƣời học đạt đƣợc các mức độ nhận thức từ thấp đến cao. Ngƣời học cũng căn cứ vào đó để không ngừng cố gắng học tập để đạt đƣợc mức độ nhận thức ở mức cao nhất có thể. Hiện nay, thang đo bao gồm sáu cấp độ học tập: Ghi nhớ, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo [15].

Đối với nghiên cứu này, thang đo nhận thức Bloom có vai trò làm cơ sở lý luận quan trọng đối với xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về xâm hại tình dục trẻ em trong trƣờng học bởi nhận thức của giáo viên có ảnh hƣởng lớn đến việc tiếp cận kiến thức và hỗ trợ trẻ bị XHTD. Việc xây dựng chƣơng trình hƣớng tới cung cấp cho giáo viên những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ khái quát đến chi tiết và những phƣơng pháp giáo dục, tiếp cận và giúp đỡ học sinh bị xâm hại tình dục. Thông qua chƣơng trình bồi dƣỡng, sẽ giúp giáo viên

có đƣợc các cấp độ từ ghi nhớ, hiểu, áp dụng đƣợc đến sáng tạo. Nhờ đó giáo viên sẽ đƣợc nâng cao kiến thức, kĩ năng để tiếp cận và hỗ trợ học sinh, giúp giảm tỉ lệ trẻ bị XHTD.

1.2.2.2. Thuyết nhu cầu

Vào những năm 50 của thể kỉ XX, nhà tâm lý học ngƣời Mỹ - Abraham Maslow đã công bố học thuyết phát triển nhu cầu con ngƣời. Học thuyết đƣợc thể hiện dƣới dang một kim tự tháp, mỗi bậc của kim tự thấp đại diện cho nhu cầu của con ngƣời, từ thấp đến cao. Các nhu cầu bậc thấp, cơ bản nhất là nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn; nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện đƣợc cho là nhu cầu cấp cao. Hành vi của con ngƣời bắt nguồn từ nhu cầu của họ.

Hình 1.2: Tháp nhu cầu Maslow

(Nguồn: https://omicall.com/thap-nhu-cau-maslow-va-06-cach-ap-dung- trong-kinh-doanh/) Lý thuyết nêu rằng, “ hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ” [48]. Sự thoả mãn nhu cầu làm con ngƣời hài lòng và khuyến. khích con ngƣời hành động. Các nhu cầu phải đƣợc hình thành từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao và mỗi nhu cầu đều phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trƣớc đó. Nếu một nhu cầu nào đó không đƣợc đáp ứng, thoả mãn, cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và đạt đƣợc nhu cầu cao hơn. Điều này sẽ gây ra những hành vi và cảm xúc tiêu cực [14].

Cụ thể:

không khí, nƣớc, sƣởi ấm, nhu cầu sinh lý, tình dục, nghỉ ngơi). Đây là nhu cầu lâu dài, không thay đổi đƣợc, nếu cá nhân không đƣợc đáp ứng thì về họ sẽ không có khả năng theo đuổi các nhu cầu ở tầng cao hơn.

+ Nhu cầu an toàn: là nhu cầu có cảm gíac yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, sức khoẻ, gia đình, tài sản. Khi cá nhân không có sự an toàn về mặt thể chất (bị bạo hành, xâm hại, lạm dụng tình dục, phân biệt chủng tộc…) cá nhân sẽ gặp phải khó khăn, rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng, mất niềm tin.

+ Nhu cầu xã hội: là nhu cầu muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè tin cậy. Đặc biệt, con ngƣời luôn có nhu cầu yêu thƣơng gắn bó cao.

+ Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Khi con ngƣời bắt đầu đƣợc thoả mãn, đƣợc chấp nhận là thành viên trong một nhóm/ xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Nhu cầu này liên quan đến: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Đây là mong muốn khi của con ngƣời khi nhận đƣợc sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ các thành viên khác trong nhóm/ xã hội.

+ Nhu cầu thể hiện bản thân: Ở cấp độ này nói đến việc cá nhân nhận ra năng lực đầy đủ của bản thân. Đó là sự muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc mọi ngƣời công nhận là thành công.. Khi cá nhân hiểu rõ nhu cầu tự thể hiện này, họ không chỉ thành công ở những cấp độ trƣớc của tháp nhu cầu mà còn kiểm soát đƣợc chúng.

Với việc áp dụng học thuyết này vào trong nghiên cứu, tác giả sẽ lồng ghép các bậc thang nhu cầu trong việc xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cho giáo viên. Cụ thể là giúp giáo viên có cách tiếp cận và giúp đỡ học sinh gặp khó khăn, bị xâm hại tình dục một cách an toàn, hiệu quả. Học sinh tiểu học là lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý rất đáng quan tâm, các em đều có nhu cầu đƣợc an toàn, đƣợc lắng nghe và giúp đỡ, đƣợc bảo vệ bởi những ngƣời gần gũi các em nhƣ giáo viên, cha mẹ…Bên cạnh đó là giáo viên, những ngƣời trực tiếp hỗ trợ học sinh gặp khó khăn có cơ hội đƣợc bộc lộ nhu cầu chính đáng của bản thân. Đó là nhu cầu đƣợc nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhu cầu đƣợc thể hiện bản thân và đƣợc mọi ngƣời công nhận năng lực, sự cống hiến và cố gắng trong công cuộc tạo dựng môi trƣờng giáo dục an toàn- lành mạnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên tiểu học về xâm hại tình dục trẻ em trong học đường (nghiên cứu trường hợp tại trường tiểu học tam khương, quận đố (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)