4.4.1.1 Thời lượng xem truyền hình trung bình
Hiện nay, việc xem truyền hìnhđã trở thành hình thức giải trí không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, nhưng mức độ thời gian xem truyền hình của mỗi người lại khác nhau tùy theo sở thích, nghề nghiệp… Việc nghiên cứu đế biết thời gian xem truyền hình trung bình của người dân là bao nhiêu sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ có thể có kế hoạch phù hợp để phục vụ khách hàng
Bảng 4.8 Thời gian xem truyền hình trung bình của người dân CT-HG Thời gian xem truyền
hình trung bình Số ý kiến Phần trăm Cộng dồn
Dưới 1 giờ/ngày 15 25,0 25,0
Từ 1- 2 giờ/ngày 25 41,7 66,7
Từ 2- 4 giờ/ngày 16 26,7 93,3
Trên 4 giờ/ngày 4 6,7 100,0
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 đối t ượng là người xem truyền hình trênđịa bàn Cần Thơ
và Hậu Giang tháng 03/2011)
Theo kết quả điều tra, thời l ượng xem truyền hình hàng ngày phổ biến ở mức từ 1 đến 2 giờ (chiếm 41,7% số đối t ượng); lượng người xem dưới 1 giờ/ngày và từ 2 – 4 giờ/ ngày ở mức tương đương nhau, lần lượt là 25% và 26,7% và chỉ có khoảng 6,7% số người được hỏi là có xem truyền hình nhiều hơn 4 giờ mỗi ngày. Như vậy, ta có thể thấy có khoảng 68,4% đối t ượng dành thời gian từ 1 – 4 giờ, là một khoảng thời gian đáng kể trong ng ày để xem truyền hình. Những đối tượng nàythường thích những dịch vụ truyền hình có nhiều chương trình hay và đa dạng có thể đáp ứng tốt
nhu cầu xem truyền hình cao của họ, đây là điều mà THTT hoàn toàn có lợi thế hơn với truyền hình quảng bá.
4.4.1.2 Các chương trình truyền hìnhđược ưa thích
Các chương trình truyền hình hiện nay có rất nhiều nội dung khác nhau đ ược xây dựng để thỏa mãn nhu cầu xem của những đối t ượng khác nhau. Với vai trò là một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tổng hợp thì các doanh nghiệp cần biết sở thích của người xem đối với từng loại chương trìnhđể có kế hoạch sản xuất và phát sóng hợp lý, có thể phục vụ đa số ng ười xem.
3 0 ,0 2 8 ,3 8 8 ,3 8 3 ,3 3 6 ,7 2 5 0 ,0 1 0 ,0 2 0 ,0 3 0 ,0 4 0 ,0 5 0 ,0 6 0 ,0 7 0 ,0 8 0 ,0 9 0 ,0 1 0 0 ,0 Tin tứ c , th ờ i s ự Ph im tr u y ệ n K h o a h ọ c , đ ờ i s ố n g Ca n h ạ c Cá c c h ư ơ n g tr ìn h kh á c Tr ò c h ơ i tr u y ề n h ìn h %
Hình 4.4 Tỷ lệ người xem các chương trình truyền hình
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 đối t ượng là người xem truyền hình trênđịa bàn Cần Thơ
và Hậu Giang tháng 03/2011)
Ta thấy trong các chương trình truyền hình mà khán giả hay xem thì thời sự, tin tức và phim truyện vượt lên hẳn so với các nội dung khác, chuyên mục tin tức thời sự đứng đầu với 88,3% ng ười dùng hay xem, đứng thứ hai là mục phim truyện với 83,3%.
Việc mục tin tức, thời sự đứng đầu trong danh sách khảo sát cũng khá dễ hiểu vìđây là chuyên mục rất cần thiết cho mọi đối t ượng khán giả, hàng ngày họ có thể bỏ qua việc xem phim hay các ch ương trình giải trí khác nhưng thường sẽ dành một
hiệu. Một lý do khác khiến có nhiều ng ười xem thời sự là vì nó tốn không nhiều thời gian, một chương trình thời sự chính trong ngày chỉ khoảng hơn 30 phút, còn các mục tin vắn thì chỉ khoảng 15 phút. Đối với nhũng ng ười không có nhiều thời gian xem truyền hình (25% số người xem dưới 1 giờ/ngày như kết quả điều tra) thìđây là sự lựa chọn ưu tiên của họ.
Trong các chuyên mục giải trí thì phim truyện xếp ở vị trí đầu tiên vì đây là sở thích của đa số người xem truyền hình. Hơn 80% số người hay xem phim là một gợi ý cho các nhà cung cấp dịch vụ nên đầu tư vào việc phát sóng các bộ phim hay, được nhiều người yêu thích thì sẽ thu hút được nhiều khán giả hơn.
Nhóm các chương trình đứng cách biệt phía sau là các mục về khoa học – đời sống (36,7% người hay xem), ca nhạc (30%), trò chơi truyền hình (25%) và các chương trình khác (28,3%). Đáng chú ý trong số này là việc các chương trình trò chơi truyền hình xếp vị trí khá thấp, trong lúc có rất nhiều chuyên mục trò chơi được phát trên tivi hàng ngày. Các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ truyền hình nên đánh giá cẩn thận hiệu quả đầu t ư cho các chương trình gameshow để tránh việc mất nhiều kinh phí để phát sóng nh ưng lại không đạt hiệu suất cao về lượng người xem.
4.4.1.3 Mức độ phổ biến của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
Theo kết quả khảo sát, đứng đầu trong số các dịch vụ truyền hình được sử dụng là truyền hình cáp SCTV (chiếm 31,7% số ý kiến), đây là dịch vụ THTT đầu tiên triển khai rộng rãi ra trên địa bàn nên có số lượng thuê bao khá lớn. Đứng thứ hai là truyền hình cáp Blue Sky (HTVC), với 26,7% số người được hỏi đang sử dụng, đây là dịch vụ cạnh tranh quyết liệt với cáp SCTV, tuy ra sau nh ưng với những chiêu thức khuyến mãi mạnh và ưu đãi lớn cho khách hàng chuyển từ cáp Tây Đô cũ (SCTV hiện nay) chuyển sang sử dụng HTVC nên số lượng thuê bao của mạng này cũng đạt con số rất cao. Chiếm khoảng 15% còn lại là các nhà cung cấp dịch vụ khác như MyTV, VTC, K+, trong đó MyTV chi ếm một lượng khách hàng khoảng 8,3%, nguyên nhân là do MyTV là dịch vụ mới triển khai trên thị trường Cần Thơ – Hậu Giang trong khoảng 1 năm trở lại đây nên số lượng thuê bao chưa cao. Mặt khác cũng phải nhìn nhận là công tác marketing cho MyTV cũng chưa thực sự hiệu quả dẫn đến mức sử dụng dịch vụ vẫn ch ưa tương xứng với tiềm năng đang
có của đơn vị cung cấp. Có 26,7% vẫn chỉ sử dụng truyền hình thông thường, đây là các đối tượng khách hàng tiềm năng mà các công ty truyền hình nhắm tới để khai thác trong tươnglai.
31,7% 26,7% 3,3% 3,3% 8,3% 26,7% Truyền hình cáp SCTV Truyền hình cáp HTVC TH kỹ thuật số DTH của VTC TH kỹ thuật số K+ TH theo yêu cầu MyTV Chỉ sử dụng truyền hình thông thường
Hình 4.5 Tỷ lệ phần trăm số hộ sử dụng các loại dịch vụ truyền hình
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 đối t ượng là người xem truyền hình trênđịa bàn Cần Thơ
và Hậu Giang tháng 03/2011)
4.4.2 Sự hiểu biết của khách h àng đối với dịch vụ MyTV
Sau hơn một năm triển khai dịch vụ MyTV tr ên địa bàn Cần Thơ và Hậu Giang, công ty đã ghi nhận những thành công bước đầu với số lượng thuê bao hiện có là trên 4.200 thuê bao, tuy nhiên so với dân số hơn 1 triệu người nằm trong địa bàn hoạt động của đơn vị thì con số đó vẫn còn quá nhỏ. Để có đựợc nhiều hộ sử dụng hơn thì công tác quảng bá về dịch vụ l à điều không thể xem nhẹ. Trong thời gian qua, công tác này đã đặt được hiệu quả khá tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề cần cải thiện.
Trong số các đối tượng được khảo sát thì có 60% số người được hỏi có biết về dịch vụ MyTV, trong đó có khoảng 23% đối t ượng có sử dụng hoặc có chú ý thực
MyTV và 36,7% không quan tâm đ ến dịch vụ này. Những con số trên đãđặt ra vấn đề là công tác quảng bá thông tin cho MyTV có thật sự hiệu quả hay ch ưa, đặc biệt là đối với các đối tượng tuy biết nhưng lại ko để ý gì đến dịch vụ, trong khi những tiện ích mà nó mang lại là nhiều hơn so với các dịch vụ truyền hình khác. Trong tương lai, VNPT CT-HG nên thực hiện tốt hơn công tác quảng bá cho MyTV về cả chiều rộng lẫn chiều sâu sao cho ngày càng có nhiều người biết và cóấn tượng tốt về dịch vụ này.
Bảng 4.9 Mức độ nhận biết của khách h àng đối với dịch vụ MyTV Mức độ nhận biết về MyTV Số ý kiến Phần trăm Cộng dồn
Biết và đang sử dụng 5 8,3 8,3
Biết và định sử dụng 9 15,0 23,3
Biết nhưng không quan tâm 22 36,7 60,0
Không biết 24 40,0 100,0
Tổng 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra 60 đối t ượng là người xem truyền hình trên địa bàn Cần Thơ
và Hậu Giang tháng 03/2011)