Các yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing – mix cho dịch vụ truyền hình theo yêu cầu mytv của vnpt cần thơ – hậu giang (Trang 68 - 76)

4.3.2.1 Môi trường vĩ mô

a) Các yếu tố kinh tế

Kinh tế- xã hội quý I/2011 của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Giá các hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp. Những yếu tố bất lợi tr ên tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh vàảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân c ư.

Trước tình hình đó, Nhà nước đã chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương tập trung nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trọng tâm là kiềm chế lạm phát, từng b ước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, góp phần cải thiện đời sống dân c ư.

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong n ước (GDP) quý I/2011 ước tính tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khu vực dịch vụ tăng 6,28%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế khu vực dịch vụ đóng góp 2,83 điểm phần trăm.

- Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện quý I năm 2011 ước tính đạt 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 76,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng vố n và tăng 15,2%; khu vực ngoài Nhà nước 45,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,6% v à tăng 28,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 49,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% và tăng 3,8%.

- Tỷ lệ lạm phát: Với mục ti êu tăng trưởng kinh tế đạt từ 7 – 8% /năm như Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2010 – 2020 được ĐH Đảng XI đề ra trong hoàn cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của nh à nước là kiềm chế lạm phát ở mức d ưới 1 con số. Trong hoàn cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nh ư hiện nay thì đây là công việc rất khó khăn, chỉ tính trong 3 tháng đầu năm, chỉ số giá ti êu dùng đã có mức tăng khoảng 12,9%. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp quyết liệt như nâng lãi suất lên mức 14 – 15% để ổn định lạm phát, giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Theo một dự báo của HSBC, với những chính sách ổn định tài chính của Chính phủ , tỷ lệ lạm phát hiện ở mức 12,7%, sẽ xuống mức 1 con số vào thời điểm cuối năm 2011 và tính cả năm 2011 ở mức 9,9%. Đây được coi như là một tín hiệu khả quan cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

b) Các yếu tố văn hóa xã hội

Theo số liệu Tổng cụ Thống kê, dân số Việt Nam năm 2010 là 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009. Trong đó dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm tr ước. Điều này tương ứng với nhu cầu tiêu dùng các ngành dịch vụ giải trí của bộ phận dân c ư thành thị ngày càng lớn. Hơn nữa thu nhập bình quân đầu người của nước ta có xu hướng tăng dần qua các năm: vào năm 2008 thu nh ập bình quân là 1024

đạt mức 1.100 USD/người, dự kiến năm 2011, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng lên 7% so với năm trước. Đây là tín hiệu tốt, thể hiện sức mua ngày càng tăng, có lợi cho hoạt động tiêu dùng hàng hóa dịch vụ cho thị trường Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến năm 2009, số gia đình có máy thu hình ở Việt Nam chiếm 86,9% số hộ trên toàn quốc. Trong đó tỷ lệ số gia đình có dùng truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, vệ tinh là 28,6/100 hộ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của ng ười dân ngày một khá hơn, nhu cầu về văn hóa giải trí cũng theo đó m à tăng lên, ta thấy tiềm năng của thị trường THTT ở Việt Nam còn rất lớn, là cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể khai thác và phát triển kinh doanh.

67,8 78,2 82,3 86,9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009

%

Hình 4.3 Tỷ lệ hộ có máy thu hìnhở Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Thống kê về CNTT và truyền thông của Bộ Thông tin & Truyền thông năm 2010)

c) Các yếu tố chinh trị, pháp luật

Hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, có nhiều bộ luật được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh để sát với thực tế nh ư luật thương mại, luật đầu tư, luật lao động, luật doanh nghiệp… Tất cả đều nhằm mụ c đích tạo điều kiện thuận lợi và môi trường đầu tư tốt cho các doanh nghiệp phát triển.

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này tạo ra sự yên tâm cho các doanh nghiệp về một môi trường đầu tư an toàn, bền vững, đáng tin cậy để phát triển và mở rộng kinh doanh

Hoạt động THTT đang trở thành một ngành kinh doanh dịch vụ, kỹ thuật sôi động, tạo nhiều công ăn việc l àm và đóng góp cho ngân sách Nhà nư ớc. Tuy nhiên, vấn đề quản lý nhà nước đối với Truyền hình trả tiền tại Việt Nam trong thời gian qua còn chưa được chặt chẽ và hiệu quả, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh riêng hoạt độngTHTT.

Để giải quyết vấn đề trên, ngày 24/03/2011, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tại Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg. Quy chế quản lý hoạt động THTT là văn bản quy phạm pháp luật ri êng để điều chỉnh toàn diện hoạt động của hệ thống THTT cả về nội dung và kỹ thuật, dịch vụ.

Quy chế gồm 6 chương, 32 điều đề cập đến quản lý thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh, cung cấp nội dung trên THTT, cung cấp và sử dụng dịch vụ THTT, cung cấp hạ tầng mạng THTT, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Đây sẽ là một hành lang pháp lý đồng bộ để hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình đạt được những hiệu quả như mong muốn trong thời gian tới.

d) Các yếu tố về môi trường tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam và được công nhận là đô thị loại I vào ngày 24 tháng 6 năm 2009. Thành ph ố Cần Thơ có diện tích tự nhiên 138.960 ha, tổng dân số của là 1.187.089 người, phía bắc giáp tỉnh An Giang, nam giáp tỉnh Hậu Giang, tây giáp tỉnh Ki ên Giang, đông giáp hai t ỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước.

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam. Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 170.722,49 ha, tổng dân số: 757.400 ng ười, phía Bắc giáp thành

Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Tuy không có nhiều lợi thế như ở Cần Thơ nhưng với vị trí trung tâm, nằm trên tuyến đường huyết mạch của Quốc gia và những thế mạnh về nông nghiệp, Hậu Giang sẽ dần phát triển bắt kịp các tỉnh trong vùng.

e) Các yếu tố công nghệ

Trong lĩnh vực kinh doanh THTT, yếu tố công nghệ nắm vai trò cực kỳ quan trọng vì nó quyết định tính năng cung cấp, chất l ượng hìnhảnh, chi phí đầu tư mạng lưới và do đó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí m à người tiêu dùng bỏ ra và chất lượng dịch vụ mà họ có. Các loại hình dịch vụ THTT được phân chia theo 4 công nghệ: Dịch vụ truyền hình cáp; dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất; dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh; dịch vụ truyền hình kỹ thuật số Internet.

Trong các công nghệ đang có mặt tại Việt Nam, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh đang là đối thủ của nhau. Truyền hình kỹ thuật số mặt đất đang trên đường suy thoái còn IPTV mới bắt đầu, hứa hẹn sẽ là công nghệ phát triển mạnh trong tương lai.

Hiện MyTV đang áp dụng công nghệ IPVT với nhiều tính năng tiện lợi cho người dùng, giúp người dùng lựa chọn và xem lại các chương trình truyền hình, phimảnh, ca nhạc, thể thao, tin tức, karaoke,... đã phát trước đó hoặc có sẵn trong tài nguyên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ bất cứ lúc n ào. Nhưng công nghệ truyền hình IPTV cũng có nhược điểm: phụ thuộc vào tốc độ và độ ổn định của đường truyền Internet, mà tại VN đây là một vấn đề đau đầu cho nhà mạng và người tiêu dùng.

Dù là công nghệ có nhiều tiện lợi nh ưng MyTV vẫn cần phải điều chỉnh nhiều nếu muốn cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình khác. Với những thế mạnh yếu khác nhau, mỗi công nghệ truyền hình phù hợp với điều kiện sống, sở thích của người tiêu dùng mà lựa chọn. Vì đặc thù công nghệ, khi lựa chọn công nghệ nào, người tiêu dùng cần phải trung thành vì có những ràng buộc nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.2 Môi trường vi mô

a) Khách hàng

Khách hàng chủ yếu của các dịch vụ THTT là những hộ dân ở khu vực thành thị. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, số dân v à cơ cấu dân cư thành thị của Tp. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.7 Cơ cấu dân số của Cần Th ơ và Hậu Giang năm 2009 Dân cư thành thị Số dân (ngàn người) Số lượng (ngàn người) Tỷ lệ (%) Hộ dân thành thị (ngàn hộ) Cần Thơ 1.189,6 783,1 65,83 194,3 Hậu Giang 757,4 149,6 19,75 38,2 Tổng 1.947 932,7 47,90 232.5

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010)

Theo số liệu của Sở thông tin và truyền thông Cần Thơ, đến hết năm 2010, Tp. Cần Thơ có khoảng 23 ngàn thuê bao THTT, trong đó số thuê truyền hình cáp là 18 ngàn. Nếu chỉ tính riêng trên địa bàn Cần Thơ thì số hộ dân có sử dụng THTT mới bằng khoảng 12% số hộ dân thành thị. Còn tại Hậu Giang, dịch vụ THTT mới phát triển tại các khu vực các huyện thị trung tâm nh ư Vị Thanh, Ngã Bảy… với số lượng thuê bao còn khiêm tốn. Qua những số liệu trên, ta thấy khoảng trống trên thị trường THTT ở khu vực Cần Thơ – Hậu Giang còn rất lớn, thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường.

Thu nhập của người dân cũng là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ, đặc biệt là đối với những dịch vụ giải trí nh ư truyền hình. Theo báo các kinh tế xã hội năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ là 1.513 USD/người/năm, dẫn đầu khu vực ĐBSCL, còn thu nhập bình quân đầu người của Hậu Giang mới khiêm tốn ở mức 860 USD/ng ười/năm. Ta thấy, với mức thu nhập như trên thì việc tìm khách hàng ở khu vực thành phố Cần Thơ là dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiện Hậu Giang đang có sự v ươn lên mạnh mẽ trong đầu tư và tốc độ

phát triển kinh tế, nên trong tương lai, đây sẽ là thị trường tốt nếu các doanh nghiệp biết lựa chọn thời cơ chiếm lĩnh thị trường.

b) Nhà cung ứng

MyTV là dịch vụ truyền hình đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, do đó việc lựa chọn nhà cungứng là rất quan trọng. Bộ phận c ơ bản thiết yếu đối với dịch vụ là hộp giải mã Set-top-box sẽ được cơ quan chủ quản cung cấp dịch vụ VASC đặt hàng sản xuất riêng với những yêu cầu và thông số kỹ thuật xác định. Các bộ Set-top-box này sẽ được sản xuất với số lượng lớn và sau đó được phân phối về cho các VNPT tỉnh thành để lắp đặt cho khách hàng. Việc lựa chọn nhà sản xuất được tiến hành thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi với các nhà thầu tuyển chọn là đơn vị có uy tín trên thị trường và năng lực sản xuất tốt, đảm bảo cung cấp sản phẩm đủ về số l ượng và đạt về chất lượng với gía cả cạnh tranh. Tuy nhiên, việc cấp phát thiết bị tập trung này cũng làm cho các đơn vị kém chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng vì nhiều lúc khách hàng có nhu cầu nhưng thiết bị lại chưa có.

Đối với các vật liệu cần sử dụng trong quá trình lắp đặt dịch vụ MyTV nh ư modem ADSL, dây cáp đ ồng, dây cáp quang… sẽ đ ược các VNPT tỉnh thành tự trang bị, về cơ bản các vật liệu này đều được mua sắm thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu rộng rãiđể có được chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng hoá.

c) Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay đối thủ cạnh tranh với MyTV trên thị trường Cần Thơ – Hậu Giang là 3 nhà cung cấp: truyền hình cáp SCTV, truyền hình cáp HTVC và truyền hình KTS K+.

Truyền hình cáp SCTV xuất hiện ở Cần Thơ vào tháng 10/2010 trên cơ s ở tiếp nhận chuyển giao từ dịch vụ truyền hình cáp Tây Đô, vốn là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp đầu tiên ở địa bàn Cần Thơ, triển khai vào năm 2004. V ới cơ sở vật chất và khách hàng có sẵn, SCTV đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ THTT lớn nhất trên địa bàn với số thuê bao theo công bố là khoảng 20 ngàn. Tuy nhiên kể từ sau thời gian tiếp quản, SCTV đã có một số hoạt động làm ảnh hưởng đến khách hàng cũng như qua mặt cấp quản lý như cắt bỏ một số kênh truyền hình cũ, chất

lượng đường truyền không đảm bảo, phát sóng 14 kênh truyền hình mà chưa xin phép cơ quan chức năng… Tuy đã có những động thái khắc phục nh ưng cũng phần nào làmảnh hưởng tới hìnhảnh của SCTV trong mắt khách hàng và nhà quản lý.

Truyền hình cáp HTVC với tên thương mại là Blue Sky bắt đầu triển khai ở thị trường Cần Thơ vào tháng 04/2008. V ới vị thế là người đi sau, HTVC đã có những động thái cạnh tranh quyết liệt với mạng truyền hình cáp Tây Đô lúc bấy giờ (SCTV hiện nay) để giành giật khách hàng. Kết quả sau 3 năm triển khai dịch vụ, HTVC công bố đã có phát triển mạng lưới gần 10 ngàn thuê bao.

Truyền hình kỹ thuật số K+ xuất hiện trên thị trường vào tháng 3/2009. Từ lúc mới xuất hiện K+ đã gây ra sự ồn ào trong thị trường truyền hình vì tuyên bố đã mua độc quyền phát sóng các giải bóng đá yêu thích ở Việt Nam như giải Ngoại hạng Anh hay Serie A. Mục đích của K+ l à lôi kéo các thuê bao yêu thich bóng đá sử dụng dịch vụ nhưng vì giá cung cấp dịch vụ của K+ quá cao so với mặt bằng chung đã làm khó cho phần lớn người dùng hiện tại, vậy nên hành động này lại gây tác dụng ngược, làm người tiêu dùng tẩy chay K+ trên diện rộng.

So sánh về lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, MyTV có chất lượng dịch vụ cao hơn so với truyền hình cáp và chi phí rẻ hơn so với truyền hình kỹ thuật số. Nếu có những chiến lược cạnh tranh phù hợp, tận dụng lợi thế thì MyTV hoàn toàn có thể phát triển tốt hoạt động kinh doanh và có chỗ đứng trên thị trường.

d) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện tại có nhiều nhà cung cấp đã có mặt trên thị trường Việt Nam nhưng chưa triển khai dịch vụ hoặc xuất hiện ở quy mô nhỏ ở Cần Thơ – Hậu Giang như VCTV, HCTV, BTV… Trong tương lai, n ếu thị trường phát triển thuận lợi các nhà

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing – mix cho dịch vụ truyền hình theo yêu cầu mytv của vnpt cần thơ – hậu giang (Trang 68 - 76)