TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing – mix cho dịch vụ truyền hình theo yêu cầu mytv của vnpt cần thơ – hậu giang (Trang 44)

3.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, cùng với sự biến động chung của nền kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT CT-HG cũng có những thay đổi đáng kể, nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của đơn vị là khá tốt, lợi nhuận thu được hàng năm đều tăng so với năm trước. Theo số liệu thu đ ược thì kết quả hoạt động kinh doanh của đ ơn vị trong giai đoạn này như sau (Xem chi tiết kết

quả hoạt động kinh doanh trong phần phụ lục)

Bảng 3.1 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của VNPT Cần Thơ – Hậu Giang giai đoạn 2008- 2010

Năm 2008 2009 2010 Tổng doanh thu Giá trị (triệu đồng) 299.100 315.475 353.350 Chênh lệch (triệu đồng) - 16.375 37.875 Chênh lệch (%) - 5,47 12,01 Chi phí bán hàng và QLDN Giá trị (triệu đồng) 19.123 21.439 26.321 Chênh lệch (triệu đồng) - 2.316 4.882 Chênh lệch (%) - 12,11 22,77

Lợi nhuận sau thuế

Giá trị (triệu đồng) 14.101 18.163 19.684

Chênh lệch (triệu đồng) - 4.062 1.521

Chênh lệch (%) - 28,81 8,37

Doanh thu của đơn vị đều tăng qua các năm, tăng nhanh nhất trong giai đoạn này là vào năm 2008 v ới mức tăng hơn 36% so với doanh thu năm 2007. Điều này có được là do sự tăng cường đầu tư cho mạng lưới ADSL trong giai đoạn 2006 – 2008 đã có kết quả, góp phần không nhỏ l àm tăng tổng doanh thu của đơn vị. Trong hau năm sau, mức tăng doanh thu có phần giảm xuống do biến động bất lợi chung của thị trường trong giai đoạn này, tuy vậy, doanh thu vào năm 2009 vẫn tăng thêm 16.375 triệu, vượt 5,47% so với năm tr ước và đến năm 2010 thìđạt tỷ lệ tăng trưởng doanh thu khá cao là hơn 12% do vào năm này, đơn v ị triển khai thêm một số dịch vụ băng rộng đáp ứng tốt nhu cầu của kh ách hàng như mạng cáp quang đến nhà thuê bao FTTH và dịch vụ MyTV.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hoạt động của VNPT CT-HG trong các năm vừa qua có xu hướng tăng ngày một cao hơn. Trong năm 2008, chi phí quản lý và bán hàng tại đơn vị tăng ít so với năm 2007, chỉ ở mức 3,6%. Tuy nhiên trong các năm sau, m ức tăng ngày càng có biên độ lớn hơn, vượt 12% vào năm 2009 và gần chạm mức 23% vào năm 2010. Đây là k ết quả của giai đoạn bùng nổ cạnh tranh của các công ty viễn thông, khiến cho đ ơn vị phải đầu tư mạnh vào công tác bán hàng, quảng bá và khuyến mãi làm cho chi phí này tăng lên cao.

Lợi nhuận: Như một kết quả tất yếu của việc tốc độ tăng chi chí quá cao so với mức tăng doanh thu, lợi nhuận của đ ơn vị trong giai đoạn này tuy có tăng nhưng mức tăng ngày càng giảm. Trong năm 2008, mức tăng tr ưởng lợi nhuận đạt khá cao là gần 34% và giảm một ít vào năm 2009, đạt gần 29%. Đến năm 2010, thì mức tăng trưởng này giảm mạnh chỉ còn 8,73% điều này đặt ra yêu cầu cho đơn vị là cần tính toán hợp lý giữa các khoản chi phí bỏ ra và doanh thu có được để tăng tỷ lệ lợi nhuận.

299.100 315.475 353.350 19.12314.101 21.43918.163 26.321 19.684 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2008 2009 2010 Năm Triệu đồng

Doanh thu Chi phí BH & QLDN Lợi nhuận

Hình 3.2 Tình hình doanh thu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận củaVNPT Cần Thơ – Hậu Giang giai đoạn 2008-2010

3.2.2 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính của công ty

3.2.2.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần ROS (Return on Sales)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu sẽ thu đ ược bao nhiêu đồng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sự thay đổi trong mức lợi nhuận phản ánh những thay đổi về hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ta thấy ROS của đơn vị giảm dần: năm 2008 chỉ số ROS là 0,0661, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thu được thì tạo ra được 0,0661 đồng lợi nhuận, năm 2009 chỉ số này là 0,0600 và đến năm 2010 là 0,0588. Như vậy 1 đồng doanh thu thu được năm 2010 chỉ tạo ra được 0.0588 đồng lợi nhuận, giảm 11,04% so với năm 2008.

Bảng 3.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT: triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Lợi nhuận ròng 14.101 18.163 19.684

Doanh thu thuần 213.170 302.558 334.657

3.2.2.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA (Return on Assets)

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng lên qua các năm: năm 2009 tăng 10,42% so với năm 2008, đạt mức 0,0212. Đến năm 2010 tăng lên 0.252, tức là một đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0,0252 đồng lợi nhuận, tăng 31,25% nếu so với năm 2005. Tuy chỉ số ROA trong 3 năm gần đây có tăng nh ưng lại nhỏ hơn chỉ số ROA của năm 2007 là 0,0350. Điều này cho thấy, tổng tài sản của đơn vị tăng lên nhưng mức tăng lợi nhuận lại ch ưa tương xứng.

Bảng 3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giai đoạn 2008 - 2010

ĐVT: triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Lợi nhuận ròng 14.101 18.163 19.684

Tổng tài sản 734.760 855.018 780.496

ROA 0,0192 0,0212 0,0252

(Nguồn: Phòng Kế toán Thống kê – Tài chính tháng 03/2011)

3.2.2.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE(Return on Equity)

Các nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ ti êu này, nó liên quan đ ến khả năng thu lợi so với vốn bỏ ra đầu t ư.

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu có xu h ướng tăng dần: tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 đạt 0,0258, tức là với 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được lợi nhuận là 0,0258 đồng, chỉ số này tăng lên là 0,0352 vào năm 2009. Đến năm 2010, ROS của đơn vị tăng mạnh lên mức 0,0598 tức là một đồng vốn chủ sở hữu mang lại 0,0598 đồng lợi nhuận, gấp 1,7 lần ROS của năm 2009. Điều này thể hiện rằng đơn vị sử dụng hiệu quả h ơn qua từng năm.

Bảng 3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu gia đoạn 2008 - 2010

ĐVT:triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Lợi nhuận ròng 14.101 18.163 19.684

Vốn chủ sở hữu 547.490 516.466 329.062

ROE 0,0258 0,0352 0,0598

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

VÀ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ MYTV

4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN4.1.1 Tìm hiểu sơ lược về Truyền hình trả tiền 4.1.1 Tìm hiểu sơ lược về Truyền hình trả tiền

Trong vài năm gần đây, sử dụng dịch vụ truyền hình có trả phí đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Ngày càng có nhiều hãng cung cấp dịch vụ truyền hình mới ra đời, cung cấp cho ng ười xem nhiều sự lựa chọn. Các loại hình dịch vụ THTT được phân chia theo phương thức truyền dẫn phát sóng, gồm 4 loại: Dịch vụ truyền hình cáp; dịch vụ truyền hình kỹ thuật số mặt đất; dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh; dịch vụ truyền hình kỹ thuật số Internet.

a) Truyền hình cáp (Community Access Television - CATV)

Là phương thức truyền hình theo công nghệ analog và cả kỹ thuật số thiết lập trên cơ sở hệ thống thiết bị truyền dẫn cố định bằng cáp. Công nghệ n ày có ưu điểm là dải tần số lớn, đủ để đáp ứng số l ượng kênh lớn, chia sẻ một đường cáp cho nhiều tivi trong nhà với khả năng hiệu chỉnh từng k ênh độc lập cho mỗi tivi; giảm thiểu được sự ảnh hưởng của thời tiết lên chất lượng tín hiệu; không bị ảnh h ưởng vì địa hình, tạo nét mỹ quan cho các đô thị vì không sử dụng anten. Có thể tích hợp các dịch vụ cộng thêm như: thoại, Internet, …

Nhưng công nghệ này cũng có những nhược điểm như tốn rất nhiều chi phí mạng lưới; khó thể triển khai cho vùng nông thôn và miền núi, sử dụng công nghệ analog nên chất lượng vẫn còn kém hơn so với truyền hình kỹ thuật số, hay gặp sự cố đứt cáp đường truyền, dẫn đến mất tín hiệu.

Các dịch vụ truyền hình theo công nghệ này có VCTV (Truyền hình cáp Việt Nam), HTVC (Truyền hình cáp TP.HCM), VTC (Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam), SCTV (liên doanh giữa Saigontourist và VTV) và HCTV (Truyền hình cáp Hà Nội) đều có số lượng người dùng cao, nhất làở các đô thị lớn.

b) Truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DVB-T - Digital Video Broadcasting - Terrestrial)

Là truyền hình chất lượng cao nhờ công nghệ chuyển đổi từ tín hiệu analog sang digital được phát sóng ra từ các trạm chuyên dụng đặt nhiều nơi của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình. Công nghệ truyền dẫn này có những ưu điểm: dễ dàng phủ sóng hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hiện t ượng nhiễu, bóng mờ, tia sóng phản xạ...; cùng một kênh có thể phát được nhiều chương trình.

Công nghệ này cũng có khá nhiều nhược điểm như phải mua đầu thu kỹ thuật số và anten bắt sóng chuyên dụng; phụ thuộc nhiều v ào địa hình; vùng phủ sóng còn hạn chế, phải đặt anten h ướng về đài phát và trên hướng đó phải không bị nhiều vật cản; mỗi Set-top-box chỉ dành cho một tivi, nếu chia sẻ ra nhiều tivi thì tất cả tivi phải xem cùng một đài khi chuyển kênh.

Hiện nay ở Việt Nam chỉ có Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dươngcó cung cấp dịch vụ này, nhưng hiệu quả không cao.

c) Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh (DTH - Direct To Home)

Là công nghệ cho phép truyền tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh đến thẳng thiết bị đầu cuối của người dùng. Để sử dụng công nghệ này, cần dùng chảo ăngten để thu tín hiệu và đầu thu để giải mã tín hiệu từ vệ tinh. Truyền hình vệ tinh có vùng phủ sóng rộng, không phụ thuộc v ào địa hình, giải quyết tốt bài toán phủ sóng cho nông thôn và miền núi; chất lượng thu sóng ổn định v à đồng đều trên toàn quốc nên hình ảnh, âm thanh có chất l ượng tốt

Nhược điểm của công nghệ này không ít: chất lượng tín hiệu sẽ giảm (hình bị dừng, ảnh bị vỡ,...) khi có m ưa bão; mỗi Set-top-box chỉ xem được cho một tivi, nếu chia sẻ ra nhiều tivi thì tất cả tivi phải xem cùng một đài khi chuyển kênh.

Ở Việt Nam, hiện có 3 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số DTH là VTV, VTC và VSTV (với thương hiệu K+) áp dụng công nghệ này

d) Truyền hình kỹ thuật số Internet (IPTV - Internet Protocol Television)

dụng dịch vụ IPTV. Ngoài các kênh truyền hình theo chuẩn SD, IPTV còn cung cấp các kênh truyền hình có chất lượng hình ảnh và âm thanh theo chuẩn HD. IPTV có phần mềm khóa các ch ương trình có nội dung không phù hợp với trẻ em, hướng dẫn chương trình điện tử giúp tìm kiếm thể loại, xem lịch phát sóng, ghi v à lưu trữ các chương trình truyền hình, sau đó mở ra xem lại bất cứ khi nào vì có sẵn phần mềm vàổ cứng. Dịch vụ IPTV còn có gói truyền hình theo yêu cầu (TV on Demand) giúp người dùng lựa chọn và xem lại các chương trình truyền hình, phim ảnh, ca nhạc, thể thao, tin tức, karaoke,... đã phát trước đó hoặc có sẵn trong tài nguyên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ bất cứ lúc nào.

Nhưng công nghệ truyền hình IPTV cũng có nhiều nhược điểm: phụ thuộc vào tốc độ và độ ổn định của đường truyền Internet, mà tại VN đây là một vấn đề đau đầu cho nhà mạng và người tiêu dùng. Vì tốc độ không ổn định mà chương trình thường xuyên bị treo.

Hiện các công ty dịch vụ viễn thông nh ư VNPT (MyTV), FPT (iTV), VTC (SaigonTV), sắp tới sẽ có thêm Viettel có cung cấp dịch vụ truyền hình theo công nghệ này.

4.1.2 Tình hình hoạt động của dịch vụ Truyền hình trả tiền ở Việt Namhiện nay hiện nay

Truyền hình trả tiền đang ở vào thời kỳ phát triển khá sôi động ở VN. Ở hầu hết các thành phố và khu vực thành thị của các địa phương, truyền hình cáp, những đầu thu kỹ thuật số hoặc chảo thu tín hiệu vệ tinh đã vàđang trở thành những thiết bị không thể thiếu ở mỗi gia đình. Theo báo cáo của Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đến nay đã có 47đơn vị được cấp phép hoạt động THTT, 9 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp. Cùng với các đơn vị được phép hoạt động truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc, thì ở mỗi tỉnh, thành đều đã có các doanh nghiệp thực hiện chức năng phân phối, khai thác thị tr ường trong phạm vi địa phương.

Theo số liệu của Cục Phát thanh Truyền hình – Thông tin Điện tử thuộc bộ thông tin và Truyền thông, số thuê bao THTT hiện đã tăng lên tới hơn 2,5 triệu, gấp 20 lần kể từ tháng 9/2003. So với nhiều nghành dịch vụ khác, có thể nói kinh doanh

hoạt động THTT đang trở thành một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh.

Hiện tại VCTV (Truyền hình cáp Việt Nam) là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình lớn nhất trong cả nước với mạng truyền hình cung cấp tới 18 tỉnh, thành phố trên cả nước với trên 850.000 thuê bao, sau đó là SCTV (Truyền hình cáp Sài Gòn Tourist) với khoảng 700.000 thuê bao, HTVC (Truyền hình cáp TP.HCM) có khoảng 500.000 thuê bao, MyTV (Tập đoàn VNPT) với khoảng 150.000 thuê bao, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC (150.000 thu ê bao)…

Tính trên địa bàn cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có tốc độ phát triển thuê bao nhanh với số lượng thuê bao THTT lớn nhất trên cả nước với trên 1.000.000 thuê bao, tiếp sau là Hà Nội (gần 120.000 thuê bao), Đà Nẵng (gần 80.000 thuê bao), Hải Phòng (khoảng 70.000 thuê bao)… Tại Cần Thơ, tính đến cuối năm 2010 đã có gần 20.000 thuê bao đang sử dụng các dịch vụ truyền hình.

Số lượng các chương trình truyền hìnhđược cung cấp cũng đã tăng gấp 2 lần, trung bình mỗi mạng truyền hình cáp có thể truyền tải được 45-50 kênh, nhiều nhất tới 73 kênh và khai thác khá nhiều kênh nổi tiếng của nước ngoài như HBO, Cinemax, Star Sport…

Hiện nay, với sự phát triển của hội tụ công nghệ thì việc xem THTT trên ti vi, máy vi tính có nối mạng hoặc trên thiết bị di động cầm tay đã trở nên quen thuộc với khu vực thành thị, đặc biệt là với giới trẻ. Tuy nhiên có thể thấy rất rõ một hình ảnh trái ngược, trong khi ở các thành phố diễn ra cuộc đua công nghệ hiện đại thì ở khu vực nông thôn, việc phải chi một khoản tiền cố định h àng tháng để được xem truyền hình là điều quá xa xỉ, vì vậy các doanh nghiệp không mặn mà với việc cung ứng dịch vụ cho khu vực này.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX CHODỊCH VỤ MYTV DỊCH VỤ MYTV

4.2.1 Giới thiệu dịch vụ truyền hình theo yêu cầu MyTV

giải trí khác biệt: Truyền hình theo yêu cầu. Đơn vị chủ quản chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai cung cấp dịch vụ là Công ty Phần mềm và truyền thông VASC.

My TV là dịch vụ truyền hình sử dụng sử dụng giao thức IP (IPTV) là một hệ thống ở đó các dịch vụ truyền hình số cung cấp tới người tiêu dùng đăng ký thuê bao sử dụng giao thức IP trên kết nối băng rộng. IPTV đ ược cung cấp trên Internet nên đôi khi dịch vụ này còn gọi là Internet TV hay Web TV. Tín hiệu truyền hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng ADSL đến thiết bị đầu cuối là bộ giải mã Set - top - box. Để sử dụng dịch vụ truyền hình qua giao thức IP, khách hàng cần có 1 bộ giải mã (Set - top - box), đường truyền ADSL.

Với MyTV, người xem truyền hình có thể hưởng các tiện ích sau:  Dịch vụ Truyền hình:

Cung cấp cho bạn trên 70 kênh truyền hình với tất cả các thể loại: phim, thể thao, tin tức, thời sự, ca nhạc, khám phá, đặc sắc trong nước và quốc tế. Ngoài các

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing – mix cho dịch vụ truyền hình theo yêu cầu mytv của vnpt cần thơ – hậu giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)