Hoàn thiện các bước trong quy trình tuyển chọn nhân lực

Một phần của tài liệu Công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần ô tô tải việt nam (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu của luận văn:

3.2.3 Hoàn thiện các bước trong quy trình tuyển chọn nhân lực

Để công tác tuyển chọn tại công ty đạt hiệu quả cao hơn, tác giả xin đề xuất, bổ sung một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực:

Bước 1: Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ

Công ty nên coi trọng hoạt động này, nếu chỉ căn cứ vào thông tin ghi trong hồ sơ thì có thể dẫn tới việc thiếu chính xác trong xét tuyển. Vì vậy, để nâng cao tính chính xác trong quá trình tiếp nhận hồ sơ công ty nên kết hợp với việc phỏng vấn sơ bộ các ứng viên. Việc này vừa giúp cho công ty kiểm tra đƣợc tính chính xác thông tin đƣa ra trong hồ sơ, những ứng viên sẽ đƣợc sàng lọc nhanh hơn và chính xác hơn, vừa giảm bớt đƣợc thời gian cũng nhƣ chi phí cho quá trình tuyển chọn.

Việc sàng lọc hồ sơ ngay từ ban đầu đòi hỏi nhân viên tuyển chọn phải xây dựng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính khách quan, công bằng trong tuyển chọn. Tuy có mẫu đánh giá hồ sơ nhƣng tiêu chí đánh giá lại chung cho tất cả các vị trí công việc.

Bước 2. Công tác phỏng vấn tuyển chọn

- Đối với công tác phỏng vấn, nên tạo không khí cởi mở, hạn chế áp lực để ứng viên có thể thể hiện tốt nhất. Trƣớc buổi phỏng vấn nên để cho ứng

viên có cơ hội tìm hiểu về công ty thông qua một buổi tổng quan về Công ty và vị trí đang cần tuyển dụng để ứng viên có cái nhìn tổng quan về công ty từ đó có thể đánh giá đƣợc mức độ phù hợp của bản thân ứng viên với công ty. Những ứng viên thực sự phù hợp sẽ có động lực, ấn tƣợng tốt về công ty và sự chuẩn bị tốt hơn để tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp

- Trong buổi phỏng vấn cần đƣa ra các câu hỏi xoáy sâu hơn vào kiến thức chuyên môn của ứng viên. Các câu hỏi tình huống cần đƣợc đánh giá kĩ hơn để phát hiện khả năng xử lý công việc, sự cố của ứng viên, kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ khả năng phản ứng nhanh nhạy để giải quyết tình huống .Những câu hỏi này giúp ứng viên bộc lộ đƣợc hết các khả năng của mình để hội đồng phỏng vấn có thể hiểu đƣợc ứng viên từ đó quyết định tuyển dụng hay không.

Bước 3: Thử việc

Trong thời gian qua, quá trình thử việc của công ty diễn ra tƣơng đối tốt. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình này nên:

- Mô tả công việc chi tiết và cụ thể với ứng viên: Dù nhân viên thử việc mới ra trƣờng hay đã có 2-3 năm kinh nghiệm, việc đầu tiên cần làm là mô tả công việc một cách chi tiết và cụ thể với họ. Công ty nên dùng một bản mô tả công việc rõ ràng, trong đó ghi các mục tiêu công việc chính cần làm; các mối quan hệ cần xây dựng; chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên; điều kiện làm việc,…

- Xác định rõ tiêu chí đánh giá hiệu quả thử việc: Trƣớc khi nhân viên chính thức bắt đầu giai đoạn thử việc, điều đầu tiên công ty cần làm là xác định rõ cách đánh giá hiệu quả công việc, bao gồm phạm vi và lĩnh vực đánh giá, mục tiêu cần đạt đƣợc, thời gian hoàn thành công việc,…Mục tiêu thử việc phải rõ ràng và lƣợng hóa đƣợc. Nếu nhân viên chƣa nhất trí với các tiêu chí đánh giá này thì hai bên hãy cùng nhau bàn bạc cho đến khi đạt đƣợc thỏa

thuận.

- Cho phản hồi nhanh chóng và cụ thể: Nhân viên mới thƣờng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn thử việc nên công ty cần cho họ phản hồi về công việc nhanh chóng và cụ thể. Nếu họ đạt đƣợc một thành tích nào đó (dù nhỏ) thì hãy ngợi khen, động viên để họ thêm tự tin. Đối với những việc họ làm chƣa tốt, hãy thẳng thắn góp ý trên tinh thần xây dựng để họ cố gắng hơn và luôn đề xuất giải pháp chứ không chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề.

- Cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho nhân viên. Muốn nhân viên thử việc thể hiện đƣợc hết năng lực của mình, Công ty phải cung cấp cho họ tất cả điều kiện làm việc cần thiết, từ máy vi tính, điện thoại, các vận dụng cần thiết,…Việc này cần tiến hành trƣớc khi nhân viên đến nhận việc.

Bước 4: Quyết định tuyển dụng

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, trƣởng các bộ phận hoặc ngƣời quản lý trực tiếp nhân viên mới chịu trách nhiệm chính sẽ đánh giá kết quả thử việc của nhân viên dựa theo tiêu chí đánh giá đã đƣợc xác định từ trƣớc với nhân viên. Những ứng viên đạt yêu cầu sẽ đƣợc công ty tuyển dụng chính thức và ký hợp đồng lao động. Lúc này họ thực sự là một nhân viên chính thức trong hệ thống nhân lực của công ty. Mọi hoạt động trong thời gian thử việc chƣa thể giúp họ hòa nhập với môi trƣờng của công ty đƣợc. Do vậy công ty cần có chƣơng trình hòa nhập giúp họ làm quen với môi trƣờng làm việc mới.

Bước 5: Hội nhập nhân viên mới vào môi trường làm việc của công ty

Sau khi thử việc công ty sẽ ký hợp đồng dài hạn với ứng cử viên. Đến lúc này thì họ thực sự là một nhân viên chính thức trong hệ thống nhân sự của công ty. Công tác hội nhập và định hƣớng nhân viên mới chính là khâu quan trọng sau khi nhân viên mới có quyết định tuyển dụng chính thức vào Công ty để ứng viên thấu hiểu đƣợc mục tiêu, chủ trƣơng, chính sách của công ty.

Do vậy Công ty cần theo dõi sát sao và cần xem xét, bố trí nhân viên có nhiều kinh nghiệm tham gia vào quá trình hƣớng dẫn, bảo ban, kèm cặp cũng nhƣ bố trí phƣơng tiện làm việc đầy đủ cho nhân viên mới. Những ngƣời đƣợc phân công hƣớng dẫn cần thực sự nhiệt tình giúp đỡ nhân viên mới trong việc làm quen với công việc, giúp họ tự tin hơn vào khả năng của mình. Có nhƣ vậy, nhân viên mới mới không bị bỡ ngỡ, chán nản trong môi trƣờng làm việc mới, nhân viên mới sẽ cống hiến hết sức mình vào sự phát triển của công ty và sẽ gắn bó lâu dài với công ty.

Một phần của tài liệu Công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần ô tô tải việt nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)