ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại một số ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietinbank Thanh Xuân
Được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng như những nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNV trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM, trong thời gian qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định:
- Số lượng khách hàng mới mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ tại Vietinbank Thanh Xuân không ngừng tăng, năm 2017 số lượng tài khoản thanh toán đạt 20.318 đến năm 2019 con số này lên tới 27.073. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking cũng tăng từ 4.112 năm 2017 đến 2019 con số này lên tới
8.400 khách.
- Số lượng các loại hình TTKDTM có xu hướng tăng, năm 2017 số sản phẩm dịch vụ TTKDTM là 32 đến 2019 con số này tăng lên 42.
- Doanh số TTKDTM không ngừng tăng qua các năm, năm 2017 tổng doanh số TTKDTM là 15.603 tỷ đồng mang lại thu nhập từ khu vực này là 3.133 triệu đồng và đến cuối năm 2019 con số này là 36.729 tỷ đồng, thu từ dịch vụ 5.340 trệu đồng tăng 2.207 triệu đồng.
Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh đã áp dụng đồng thời các biện pháp như:
- Chi nhánh đã chủ động đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, đưa CNTT vào phục vụ công tác thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, tích cực ứng dụng tin học vào hoạt động của ngân hàng, từng bước xây dựng ngân hàng theo hướng hội nhập và hiện đại hóa trang thiết bị, đưa CNTT vào phục vụ công tác TTKDTM.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng với chất lượng tốt, quá trình xử lý nghiệp vụ được thực hiện nhanh gọn, kịp thời, chính xác, giảm thiểu sai sót, do vậy luôn được khách hàng tin cậy.
đảm bảo an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán;
- Các dịch vụ TTKDTM ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú với các sản phẩm hiện đại, an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Chi nhánh có chiến lược phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ ngân hàng khác nên đã khuyến khích được các tổ chức sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, từng bước giảm tỷ trọng và thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng
Nhận thức được tầm quan trọng của TTKDTM, BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng đã dần dần hiện hàng. Song song với việc hiện đại hóa về mặt vật chất, ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ khoa học đồng thời cải cách hành chính để phù hợp với xu hướng của thị trường. Hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh. Trong đó hoạt động TTKDTM hiệu quả đã góp phần phát triển hoạt động chung của hệ thống ngân hàng.
Doanh số TTKDTM qua các năm không ngừng tăng lên. Tỷ trọng TTKDTM trong năm 2019 đạt trên 70% so với tổng doanh số thanh toán của ngân hàng. Đây là tín hiệu tốt và là nền tảng để BIDV Chi nhánh Hai Bà Trưng ngày càng mở rộng hơn nữa hoạt động TTKDTM.
Về các hình thức TTKDTM, UNC được người dân sử dụng nhiều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số TTKDTM của ngân hàng. Bên cạnh đó, hình thức thư tín dụng và E-banking cũng ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng doanh số TTKDTM. Đặc biệt dịch vụ E-banking ngày càng phát triển và trở nên quen thuộc hơn với khách hàng.
Để đạt được những kết quả trên, chi nhánh đã áp dụng đồng thời các biện pháp như:
- Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy chế về chứng từ, thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán, tạo nên được niềm tin đối với khách hàng.
- Chi nhánh đã duy trì và tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, kịp thời khai thác thông tin giao dịch hàng ngày trên mạng hiện có.
- Thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng được nâng cao, thể hiện ở sự tận tình, chu đáo, cởi mở khi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái và yên tâm cho khách hàng.
1.3.2. Bài học rút ra cho ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân - Chi nhánh Thanh Xuân
Để phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank CN Đông Hải Phòng cần quan tâm đến một số vấn đề cụ thể như sau:
Một là, đẩy mạnh và đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến nhiều thành phần dân cư, nâng cao tính cạnh tranh dịch vụ. Bên cạnh đó có thể đưa ra các chính sách phù hợp để thu hút khách hàng.
Hai là, đa dạng hóa danh mục dịch vụ cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại. Luôn coi trọng việc xác định nhu cầu của khách hàng và cung ứng dịch vụ ngân hàng một cách chính xác và kịp thời.
Ba là, tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Phần lớn đối tượng phục vụ của dịch vụ TTKDTM là cá nhân, việc quảng bá, tiếp thị các dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho khách hàng và ngân hàng. Tăng cường chuyền tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có những thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết về dịch vụ TTKDTM, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của dịch vụ.
Bốn là, chú trọng phát triển CNTT bởi CNTT liên quan chặt chẽ tới phát triển dịch vụ TTKDTM. Chi nhánh nên học tập kinh nghiệm đầu tư có trọng điểm, ưu tiên các hệ thống có tính nhạy cảm cao, kết hợp các giải pháp xác thực mạnh với cập nhật kiến thức, bổ sung quy trình kiểm soát, giúp cho việc triển khai nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử. Những dịch vụ dựa trên nền tảng CNTT đã trở thành xu thế tất yếu như Mobile Banking, Internet Banking, Phone Banking…đồng thời cũng yêu cầu tính bảo mật, có đủ nhân lực am hiểu công nghệ để tránh rủi ro.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Agribank CN Đông Hải Phòng) được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng Giao dịch số 2 - Sở giao dịch 1, đi vào hoạt động từ ngày 18/12/2008 theo QĐ số 191/QĐ- HĐQT ngày 01/12/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt đông theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án hiện đại hóa Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân.
Tên gọi tắt: Agribank CN Đông Hải Phòng
Địa chỉ: Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.22212866 Fax: 04.22212899
Thị trường cho vay của Chi nhánh tập trung tại khu vực phía tây của thành phố Hà Nội, nơi có cơ sở hạ tầng và kinh tế phát triển nhanh của thành phố.
Việc thành lập chi nhánh Thanh Xuân là phù hợp với tiến trình thực hiện chương cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp
độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển; đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của có chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Xuất phát điểm của chi nhánh khá khiêm tốn với 115 tỷ đồng huy động vốn và 30 tỷ đồng dư nợ tín dụng, trải qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, bám sát sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bằng sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên, Agribank CN Đông Hải Phòng đã có những bước phát triển vững mạnh và toàn diện cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những chi nhánh chủ lực trong hệ thống BIDV và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của BIDV nói riêng và của hệ thống NHTM nói chung. Năm 2018 cũng là năm thứ 5 liên tiếp Chi nhánh nằm trong top 5 chi nhánh dẫn đầu hệ thống BIDV.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ điều lệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị và được chuẩn y tại quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Căn cứ quyết định số 1256/QĐ-HĐQT của HĐQT BIDV ngày 01/08/2013 phê duyệt mô hình tổ chức mẫu của Chi nhánh/ Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Theo đó cơ cấu tổ chức của Agribank CN Đông Hải Phòng như hình 2.1.
Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị TD Phòng Giao dịch KH Khối tác nghiệp Tổ điện toán
Phòng Quản lý và DV Kho quỹPhòng Tổ chức hành chính Phòng KHCN Phòng Kế hoạch TH Phòng Giao dịch, QTK Phòng KHDN Phòng Tài chính kế toán Khối trực thuộc Khối Quản lý nội bộ
Khối Quản lý rủi ro Khối Quản lý khách hàng
Ban Giámđốc
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Agribank CN Đông Hải Phòng
(Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính Agribank CN Đông Hải Phòng)
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong quá trình biến động lãi suất huy động thời gian qua, Agribank CN Đông Hải Phòng đã luôn theo sát diễn biến lãi suất thị trường trên, để có sự điều chỉnh kịp thời, tạo cơ chế lãi suất linh hoạt. Do đó, công tác huy động vốn của Chi nhánh thời gian qua đã có nhiều tăng trưởng và phát triển rõ rệt.
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động của Agribank CN Đông Hải Phòng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % I. Phân theo loại tiền tệ
VND 17.206 22.202 32.514 4.996 29,0 10.312 46,4 Ngoại tệ 887 710 782 -177 -20,0 72 10,14
II. Theo kỳ hạn huy động vốn
Không kỳ hạn 3.169 2.601 3.242 -568 -17,9 641 24,6 Ngắn hạn 5.998 9.343 13.125 3.345 55,8 3.782 40,5 Trung dài hạn 8.926 10.968 16.929 2.042 22,9 5.961 54,3
III. Theo đối tượng khách hàng
Dân cư 6.562 8.062 8.967 1.500 22,9 905 11,2 KH doanh nghiệp 4.814 5.297 9.604 483 10,0 4.307 81,3 Định chế tài chính 6.717 9.553 14.726 2.836 42,2 5.173 54,2
Tổng vốn huy động 18.093 22.912 33.296 4.819 26,6 10.384 45,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Agribank CN Đông Hải Phòng)
Nguồn vốn mà chi nhánh huy động được đều tăng trong 3 năm 2017, 2018, 2019, điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đạt hiệu quả tốt. Cụ thể, trong năm 2018, tổng vốn huy động của Chi nhánh đạt 22.912 tỷ đồng tăng 4.819 tỷ đồng tiếp so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,6%. Sang năm 2019, tổng số vốn huy động của Chi nhánh đạt 33.296 tỷ đồng tiếp tục tăng lên 10.384 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,3%.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Nắm bắt được nhu cầu tín dụng ngày càng cao của các thành phần kinh tế, Agribank CN Đông Hải Phòng đã đưa ra nhiều chính sách để khuyến khích, giúp đỡ người dân và các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất. Từ đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được phát triển, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Agribank CN Đông Hải Phòng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019
So sánh Tốc độ phát triển BQ 2018/2017 2019/2018 +/- (%) +/- (%) I. Theo loại tiền
VND 11.583 14.355 21.466 2.772 23,9 7.111 49,5 36,7 Ngoại tệ 2.009 2.117 2.442 108 5,4 325 15,4 10,4 II. Theo kỳ hạn Thấu chi 1.322 2.108 3.443 786 59,5 1.335 63,3 61,4 Ngắn hạn 6.253 8.341 13.411 2.088 33,4 5.070 60,8 47,1 Trung dài hạn 6.017 6.023 7.054 6 0,1 1.031 17,1 8,6
III. Theo đối tượng khách hàng
Cá nhân 1.400 1.909 3.086 509 36,4 1.177 61,7 49,0 KHDN 11.576 13.027 17.457 1.451 12,5 4.430 34,0 23,3 ĐCTC 616 1.536 3.365 920 149,4 1.829 119,1 134,2
Tổng 13.592 16.472 23.908 2.880 21,2 7.436 45,1 33,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Agribank CN Đông Hải Phòng)
Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua đang có những chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Cụ thể:
Năm 2018 tổng dư nợ đạt 16.472 tỷ tăng 2.880 tỷ so với năm 2017 với tỷ lệ tăng trưởng là 21,2% hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Sang năm 2019 tổng dư nợ đạt 23.098 tỷ tăng 7.436 tỷ so với năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng là 45,1% hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay cùng chiều với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động, thể hiện nguồn tiền huy động không bị ứ đọng trong ngân hàng, tốc độ tăng dư nợ tín dụng không quá cao.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cả chi nhánh. Trong giai đoạn nghiên cứu, kết quả kinh doanh biến động theo chiều hướng tích cực
Bảng 2.3: Lợi nhuận của Agribank CN Đông Hải Phòng giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh Tốc độ phát triển bình quân (%) 2018/2017 2019/2018 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Lợi nhuận trước thuế 371 461,6 584,4 90,6 24,4 122,8 26,6 25,5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank CN Đông Hải Phòng)
Năm 2018 lợi nhuận trước thuế tăng 24,4 tỷ đồng tương ứng 24,4% so với năm 2017; Năm 2019 lợi nhuận trước thuế tăng 122,8 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 25,5% so với năm 2018. Để có được kết quả trên, Agribank CN Đông Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại... đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt hưởng ứng đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ nên Chi nhánh rất chú trọng tới việc phát triển các hình thức TTKDTM như: việc chuyển đổi từ tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại rất dễ dàng. Trong công tác thanh toán, Agribank CN Đông Hải Phòng cũng đã có sự đổi mới, nắm bắt các chủ trương của ngành, vận dụng công nghệ tin học, máy móc hiện đại vào quy trình thanh toán để nâng cao chất lượng thanh toán...
2.2. Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
2.2.1. Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân theo các