Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 96)

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

Một là, tại Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ trong TTKDTM. Vì thế trong thời gian tới Chính phủ nên hoàn thiện khung pháp lý chặt chẽ để khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ TTKDTM, giúp thúc đẩy TTKDTM trong nhân dân.

định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Quyết định 241/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ thuế, điện, nước, học phí, viện phí… và tiếp tục triển khai chỉ thị 20/2007/CT–TTg về trả lương qua tài khoản của những đối tượng hưởng lương từ ngân sách. Bên cạnh đó, Chính phủ nên quy định việc trả lương của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp 100% thực hiện trả lương qua tài khoản thẻ, để một phần vừa minh bạch hóa thu nhập của người dân, tránh thất thuế và hiện tượng rửa tiền, một phần giúp dịch vụ TTKDTM phát triển.

Ba là, Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ giả, cấu kết lừa đảo gian lận giao dịch thẻ... Đồng thời phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để hạn chế loại tội phạm này.

Bốn là, Chính phủ cần có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và lợi ích của khách hàng, giúp Nhà nước kiểm soát được các hoạt động kinh tế và tăng cường hiệu lực giám sát hoạt động của các hệ thống thanh toán.

Năm là, Chính phủ nên ưu đãi cho các NHTM trong các dịch vụ TTKDTM như giảm thuế thu nhập, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm thuế suất cho ngân hàng mua sắm trang thiết bị phục vụ dịch vụ TTKDTM.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước có vai trò chủ đạo điều tiết hoạt động của các NHTM, điều hành chính sách tiền tệ. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mình, đề nghị NHNN:

Thứ nhất, NHNN cần có sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về TTKDTM cho người dân. Thông qua đó cung cấp các thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được những tiện ích và hiểu rõ những rủi ro, các biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán ngân hàng.

Thứ hai, NHNN cần xem xét có quy định, chế tài thúc đẩy hoạt động thanh toán qua ngân hàng để hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư.

Nghiên cứu và phát triển thí điểm chương trình phần mềm về thanh toán trong xử lý nghiệp vụ bảo mật tại Việt Nam. Từ đó, triển khai trên phạm vi toàn quốc.

Thứ tư, NHNN cần đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị thanh toán

Thứ năm, NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán trên địa bàn, đảm bảo các quy định và kỷ luật thanh toán được duy trì và tuân thủ nghiêm ngặt.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- BIDV Việt Nam cần xây dựng các văn bản, qui định, qui trình liên quan đến việc thực hiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến kiến thức mới cho cán bộ. Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật những thông tin, công nghệ hiện đại.

- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tạo tiện ích cho khách hàng.

- Tăng cường liên doanh liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế khác trong và nước ngoài nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin, xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống theo hướng Hội sở chính là trung tâm điều hành, xử lý và lưu trữ thông tin toàn hệ thống, các Chi nhánh sẽ được tạo điều kiện để giảm bớt khoảng cách công nghệ, ứng dụng và triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

- Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ: BIDV cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng và phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đưa việc quản lý chất

lượng trở thành công việc thường xuyên, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế, BIDV nên rà soát lại các quy chế các điều kiện còn bất cập, thủ tục hành chính quá rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng cũng như nâng cao vai trò quản trị rủi ro trong công nghệ.

- Về công tác kiểm tra, kiểm soát: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về thanh toán của NHNN và quy trình thanh toán của Hội sở chính tại các Chi nhánh để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Hình thức kiếm tra bằng nhiều cách như kiểm tra trực tiếp hoặc từ xa. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện từ đó tìm ra các nguyên nhân hạn chế, tồn tại, những vấn đề chưa phù hợp với thực tế trong quy trình thanh toán để bổ sung thay đổi. Từ đó, có thể ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện tốt nhất cho Chi nhánh thực hiện công tác phát triển dịch vụ thanh toán.

KẾT LUẬN

TTKDTM có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại. Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của quá trình thanh toán, đánh dấu một bước tiến mới của nền văn minh nhân loại.

Trong thời gian qua, TTKDTM của Agribank CN Đông Hải Phòng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, doanh số cũng như tỷ trọng của TTKDTM ngày càng tăng góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo an toàn và tiền lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía Nhà nước, ngân hàng và khách hàng. Đề tài “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân” đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại;

Thứ hai: Phân tích đánh giá sâu sắc thực trạng tình hình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân; từ đó có những kết luận về kết quả đạt được, hạn chế và đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đối với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank CN Đông Hải Phòng;

Thứ ba: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank CN Đông Hải Phòng.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của tất cả những ai quan tâm để đề tài này, để đề tài được hoàn thiện và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.

1. Agribank CN Đông Hải Phòng (2017), Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2017 và phương hướng hoạt động năm 2018, Hà Nội. 2. Agribank CN Đông Hải Phòng (2018), Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng

kết kinh doanh năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019, Hà Nội. 3. Agribank CN Đông Hải Phòng (2019), Bảng cân đối kế toán và Báo cáo tổng

kết kinh doanh năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020, Hà Nội. 4. Agribank CN Đông Hải Phòng, Báo cáo thanh toán nội địa các năm 2017,

2018, 2019, Hà Nội.

5. Chính phủ (2010), Luật các tổ chức tín dụng

6. Chính phủ (2012), Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, thay thế một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về Thanh toán không dùng tiền mặt.

8. Chính phủ (2016), Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế”.

9. Phan Thị Cúc (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải. 10. Nguyễn Duệ (2013), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, NXB Tài

chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của NHNN Việt Nam về hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.

16. Nguyễn Văn Nam (2011), Hướng dẫn luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, NXB Lao Động, Hà Nội.

17. Trần Phương Nga (2017), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.

18. Vũ Thị Nhung (2015), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Đô, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại.

19. Đỗ Thị Lan Phương (2014), Thanh toán không dùng tiền mặt: Xu hướng trên thế giới và thực tiễn tại việt Nam, tạp chí tài chính; ngày cập nhật 24/07/2014. 20. Lê Thị Hồng Phượng (2012), Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không

dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Dương Đức Thắng (2016), Kinh nghiệm phát triển TTKDTM trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Học viện tài chính.

22. Nguyễn Phú Xuân (2017), Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sa Đéc, Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

23. Nguyễn Thị Mỹ Xuyến (2012), Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Kính thưa Quý Ông/ Bà:

Tôi là Nhâm Nguyễn Ngọc Anh - Học viên Cao học của Trường Đại học Thương Mại. Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài khoa học nghiên cứu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân. Để cho việc nghiên cứu được khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng đề nghị Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật thông tin cá nhân, thông tin riêng của Quý Ông/ Bà.

Phần 1: Thông tin khách hàng

Họ và tên người được phỏng vấn:………Tuổi…….. Trình độ học vấn:……….……… Điện thoại liên hệ:………

Phần 2: Phần câu hỏi khảo sát

Quý Ông/ Bà trả lời các câu hỏi khảo sát bằng cách đánh dấu (X) vào lựa chọn cho mỗi câu hỏi với quy ước: 1 là Rất không hài lòng; 2 là Không hài lòng; 3 là Trung bình; 4 là Hài Lòng; 5 là Rất Hài lòng.

Quý Ông/ Bà trả lời dựa trên sự so sánh các vấn đề được hỏi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân và các ngân hàng khác mà Quý Ông/ Bà đã có giao dịch trong quá khứ.

đánh giá 1 2 3 4 5 1 Mức độ tin cậy

Ngân hàng tạo cảm giác an toàn trong giao dịch Hình thức, cách thức tính phí dịch vụ minh bạch, chính xác

Thông tin cá nhân và giao dịch được bảo mật Phí dịch vụ được niêm yết công khai

Thực hiện tốt các cam kết về thời gian

2

Mức độ đáp ứng

Quy mô vốn lớn, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng, kịp thời Thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch đơn giản, thuận tiện

Thời gian hiện giao dịch trong ngày thuận tiện Hồ sơ mở TK, đăng ký đơn giản, phù hợp. Quy trình thanh toán, giao dịch chặt chẽ, không phiền hà

3

Sự đảm

bảo

Giao dịch viên có kiến thức, kỹ năng truyền đạt, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tốt

Nhân viên ngân hàng trả lời rõ ràng, chính xác thắc mắc của khách hàng

Giao dịch viên có phong cách văn minh, lịch sự Nhân viên ngân hàng luôn cung cấp thông tin dịch vụ cần thiết cho khách hàng

4

Sự cảm thông

Những khiếu nại được tiếp nhận và giải quyết kịp thời

Nhân viên tư vấn, hướng dẫn và giải thích rõ ràng

Nhân viên có ý thức tiếp thu, lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng

đánh giá

1 2 3 4 5 Nhân viên không có thái độ phân biệt đối xử,

quan tâm đến khách hàng

Nhân viên hiểu và thông cảm với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng

5

Tính hữu hình

Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại Cơ sở vật chất đầy đủ, có chỗ ngồi trong thời gian chờ đợi

Tờ rơi, tài liệu quảng cáo đầy đủ thông tin và sẵn có

Trang phục của nhân viên đồng bộ, gọn gàng, lịch sự

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 19% toàn bộ nội dung luận văn. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận văn đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tôi xin chịu các hình thức kỉ luật theo quy định hiện hành của Trường.

Hà Nội, ngày …… tháng 09 năm 2020

HỌC VIÊN CAO HỌC

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)