Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 46)

2.2.1. Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân theo các hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân theo các tiêu chí định lượng

2.2.1.1. Doanh số hoạt động TTKDTM và tốc độ gia tăng doanh số hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Agribank CN Đông Hải Phòng không ngừng đỏi hoạt động tổ chức kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng như cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Hoạt động thanh toán của Agribank CN Đông Hải Phòng trong giai đoạn 2017 - 2019 tăng trưởng ổn định.

Bảng 2.4. Doanh số của hoạt động thanh toán tại Agribank CN Đông Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019

So sánh

2018/2017 2019/2018So sánh +/- % +/- %

Doanh số thanh toán

bằng tiền mặt 80.704 87.717 96.988 7.013 8,7 9.271 10,6 Doanh số TTKDTM 158.345 174.892 215.379 16.547 10,4 40.487 23,1

Tổng doanh số

thanh toán 239.049 262.609 312.367 23.560 9,9 49.758 18,9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy: Doanh số thanh toán qua các năm tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định. Năm 2018 doanh số thanh toán tăng 23.560 tỷ đồng với tỷ lệ 9,9% so với năm 2017. Tổng doanh số thanh toán năm 2019 tăng 49.758 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18,9% so với năm 2018. Sự tăng lên trong doanh số thanh toán chủ yếu là do doanh số TTKDTM tăng lên tương đối nhanh qua các năm. Doanh số TTKDTM năm 2018 tăng 10,4% so với năm 2017, doanh số TTKDTM năm 2019 tăng 24,1% so với năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng là do chi nhánh đã phát hành ra thị trường thêm nhiều sản phẩm TTKDTM. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế, chi nhánh đã không ngừng đổi mới hoạt động kinh tế tài chính, đáp ứng yêu cầu thanh toán của cá nhân và doanh nghiệp từ đó doanh số thanh toán không ngừng tăng lên rõ rệt.

Doanh số thanh toán bằng tiền mặt của chi nhánh có tăng nhưng tăng không đáng kể qua các năm. Nguyên nhân là do đối tượng áp dụng phương thức thanh toán này tại chi nhánh còn hạn chế.

Như vậy trong những năm gần đây, doanh số TTKDTM tại Agribank CN Đông Hải Phòng tăng lên đáng kể và ngày càng chiếm ưu thế hơn so với thanh toán bằng tiền mặt, hoạt động TTKDTM của chi nhánh ngày càng phát triển và được mở rộng, đã được khách hàng sử dụng một cách phổ biến. Có được kết quả trên là do chi nhánh đã thực hiện tốt công tác tiền tệ, kho quỹ, đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Việc chuyển từ tiền mặt sang chuyển khoản và ngược lại rất dễ dàng, nhanh chóng, do vậy khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Các doanh nghiệp thanh toán đều sử dụng ủy nhiệm chi, thanh toán lương qua ngân hàng nên áp lực về tiền mặt giảm. Thêm nữa, cùng với sự vận dụng nhanh chóng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào quy trình thanh toán, sự nhiệt tình và làm việc có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên làm cho chất lượng dịch vụ thanh toán ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, do doanh số thanh toán bằng tiền mặt vẫn tăng đều đặn hàng năm, Chi nhánh cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo, tuyên truyền về tính ưu việt của các hình thức TTKDTM hơn nữa để ngày một nâng cao tỷ trong thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán.

Hiện nay với các chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư, tình hình kinh tế trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Do đó nhu cầu thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng. Những đối tượng có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn bao gồm dân cư, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ trong TTKDTM nên thời gian qua dân cư, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn sử dụng các thể thức TTKDTM của chi nhánh ngày càng tăng.

Giá trị TTKDTM của dân cư và tổ chức kinh tế tại Agribank CN Đông Hải Phòng được thể hiện ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Doanh số TTKDTM tại Agribank CN Đông Hải Phòng theo đối tượng thanh toán giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019

So sánh 2018/2017 2019/2018So sánh +/- % +/- % Dân cư 29.425 31.927 42.549 2.502 8,5 10.622 33,3 DN quốc doanh 26.347 27.372 29.048 1.025 3,9 1.676 6,1 DN ngoài quốc doanh 102.573 114.593 143.782 12.020 11,7 29.189 25,5 TTKDTM 158.345 173.892 215.379 15.547 9,8 41.487 23,9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy, phân loại hoạt động TTKDTM theo đối tượng thì nhóm đối tượng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng dịch vụ TTKDTM chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng đều qua các năm. Năm 2018, doanh số TTKDTM của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 12.020 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 11,7% so với năm 2017. Năm 2019 doanh số TTKDTM của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục tăng 29.189 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 25,5% so với năm 2018.

Trong khi đó nhóm doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ tọng tăng trưởng thấp nhất. Năm 2019 tăng 1.676 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 6,1% và chiếm tỷ trọng 13,5% trong tổng giá trị TTKDTM. Nhóm dân cư có doanh số cao hơn nhóm doanh nghiệp quốc doanh, nhưng chênh lệch không nhiều. Năm 2019 tăng 10.622 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng tăng 33,3% và chiếm tỷ trọng 19,8% trong tổng giá trị TTKDTM.

Hoạt động TTKDTM phát triển như vậy chủ yếu do các tổ chức kinh tế sử dụng và có nhu cầu thanh toán ngày một tăng. Trong những năm gần đây, doanh số TTKDTM theo các đối tượng đều tăng lên về quy mô. Có thể thấy, có cấu TTKDTM của Agribank CN Đông Hải Phòng trong những năm vừa qua có xu hướng tăng trưởng khá phù hợp với sự vận động của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước.

2.2.1.2. Tỷ trọng sử dụng dịch vụ TTKDTM

Trong số các dịch vụ thanh toán được sử dụng thì các hình thức TTKDTM chiếm ưu thế hơn việc sử dụng tiền mặt. Tỷ trọng TTKDTM trong tổng thanh toán tại Chi nhánh hàng năm đều chiếm trên 65% và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể: Từ số liệu trên thể hiện hoạt động thanh toán tại BIDV chi nhánh Thanh Xuân từ năm 2017-2019 có thể thấy việc sử dụng các dịch vụ TTKDTM ngày càng phổ biến.

Bảng 2.6: Cơ cấu thanh toán tại Agribank CN Đông Hải Phòng

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm2017 trọngTỷ Năm2018 trọngTỷ Năm2019 trọngTỷ

Doanh số TT tiền mặt 80.704 33,8 87.717 33,4 96.988 31,0 Doanh số TTKDTM 158.345 66,2 174.892 66,6 215.379 69,0

Tổng doanh số thanh toán 239.049 100,0 262.609 100,0 312.367 100,0

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thanh toán tại Agribank CN Đông Hải Phòng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Kết quả cho thấy, TTKDTM chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số thanh toán tại Chi nhánh: Tỷ trọng TTKDTM năm 2017 chiếm 66,2%, năm 2018 chiếm 66,6%, tiếp tục năm 2019 con số này chiếm tới 69%. Điều này cho thấy nhu cầu, mức độ sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ TTKDTM của người dân ngày càng tăng, cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.

2.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động TTKDTM

Bám sát định hướng phát triển và mở rộng hoạt động bán lẻ nói chung và dịch vụ thanh toán nói riêng, Agribank CN Đông Hải Phòng đã linh hoạt và quyết liệu trong việc phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng nhằm tăng nguồn thu dịch vụ thanh toán của chi nhánh.

Bảng 2.7. Thu nhập từ hoạt động TTKDTM của Agribank CN Đông Hải Phòng

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- %

Thanh toán bằng tiền

mặt 2,6 3,5 5,2 0,9 33,6 1,7 48,6 TTKDTM 18,5 24,8 33,4 6,3 34,1 8,6 34,7

Thu nhập dịch vụ

thanh toán 21,1 28,3 38,6 7,2 34,0 10,3 36,4

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Tính đến thời điểm 31/12/2019, thu nhập từ dịch vụ thanh toán đạt mức 38,6 tỷ đồng (trong đó thu nhập từ TTKDTM đạt 33,4 tỷ đồng, chiếm tới 86,5% tổng thu từ dịch vụ thanh toán) tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2018. Điều này chứng tỏ Agribank CN Đông Hải Phòng đã nỗ lực nhiều trong việc đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm thanh toán đến khách hàng.

Thu nhập từ TTKDTM chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán, qua đó thấy được quy mô phát triển cũng như hiệu quả của việc cung ứng dịch vụ này tới khách hàng. Tốc độ tăng trưởng thu nhập TTKDTM ngày càng tăng lên. Năm 2018, thu nhập từ TTKDTM tăng trưởng 34,1% so với năm 2017. Năm 2019, thu nhập từ TTKDTM tăng trưởng cao hơn là 34,7% so với năm 2018.

2.2.1.4. Thị phần thị trường TTKDTM

Nằm trên địa bàn hoạt động có mạng lưới các TCTD dày đặc, cùng với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đây là một thách thức không hề nhỏ

đối với Agribank CN Đông Hải Phòng khi tham gia vào thị trường bán lẻ nói chung và thị trường thanh toán nói riêng.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Agribank CN Đông Hải Phòng, duy trì khách hàng truyền thống cũng như phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới, hoạt động TTKDTM của chi nhánh có những bước chuyển biến tích cực. Số lượng giao dịch thanh toán ngày càng nhiều, số lượng tài khoản thanh toán được mở mới cũng tăng mạnh, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bàn về vấn đề thị phần thị trường cung ứng dịch vụ TTKDTM, có thể nói Agribank CN Đông Hải Phòng đã đang và sẽ tiếp tục phấn đấu mở rộng hơn nữa nhằm đạt được mức thị phần thanh toán nhất định, tăng sức cạnh tranh với những ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn.

Bảng 2.8. Thị phần TTKDTM của Agribank CN Đông Hải Phòng so với một số NHTM trên địa bàn giai đoạn 2017-2019

ĐVT: %

TT Ngân hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Agribank CN Đông Hải Phòng 12,6% 13,3% 14,1% 2 Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân 14,3% 15,5% 15,8% 3 MB chi nhánh Thanh Xuân 5,5% 6,2% 6,9% 4 Các ngân hàng khác 67,6% 65,0% 63,2%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 cho thấy thị phần chủ yếu nằm ở ngân hàng thương mại lớn: Agribank CN Đông Hải Phòng, Vietinbank chi nhánh Thanh Xuân. Thị phần của Agribank CN Đông Hải Phòng qua 3 năm tương đối ổn định và nắm giữ thị phần tương đối cao trong tổng số các NHTM cung cấp dịch vụ TTKDTM trên địa bàn quận Thanh Xuân. Mặt khác, những năm gần đây thị phần của Agribank CN Đông Hải Phòng có xu hướng tăng lên. Năm 2017 thị phần cung cấp dịch vụ TTKDTM Agribank CN Đông Hải Phòng chiếm 12,6%, năm 2018 thị phần tăng lên đạt

13,3% và đếm năm 2019 tiếp tục tăng đạt 14,17% trong tổng số dịch vụ TTKDTM của thị trường.

2.2.1.5. Tính đa dạng các sản phẩm dịch vụ

Hiện nay, Agribank CN Đông Hải Phòng đang áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm chi, Séc, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng điện tử Các dịch vụ thanh toán được đa dạng hóa

và chất lượng được nâng cao cùng với việc ứng dụng ngày càng nhiều phương tiện thanh toán mới, hiện đại. Giá trị giao dịch của các dịch vụ TTKDTM tại Agribank CN Đông Hải Phòng giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.9. Giá trị giao dịch các dịch vụ TTKDTM tại Agribank CN Đông Hải Phòng giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 +/- % +/- %

Ủy nhiệm chi 79.257 87.034 108.056 7.777 9,8 21.022 24,2 Ủy nhiệm thu 6.591 6.989 8.028 398 6,0 1.039 14,9 Séc 8.537 9.021 11.032 484 5,7 2.011 22,3 Thẻ ngân hàng 32.168 35.823 44.362 3.655 11,4 8.539 23,8 Dịch vụ ngân hàng

điện tử 31.792 35.025 43.901 3.233 10,2 8.876 25,3

TTKDTM 158.345 173.892 215.379 15.547 9,8 41.487 23,9

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

Qua bảng 2.9 trên cho thấy mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán tăng mạnh: Năm 2018, doanh số tăng 9,8% so với năm 2017; năm 2019, doanh số tăng 23,9% so với năm 2018. Doanh số này tăng đều ở tất cả các phương thức: Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, thẻ thanh toán và các phương tiện thanh toán khác.

Trong đó, xét về doanh số của mỗi phương thức thì Ủy nhiệm chi và Thẻ có doanh số cao, tỷ trọng của thẻ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày

càng tăng. Sự chuyển dịch cơ cấu này là tất yếu, phù hợp với xu thế hiện đại hoá của các ngân hàng cũng như của mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Đặc biệt, khi áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại khác sẽ nhanh gọn hơn, tiện ích hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự phát triển số lượng tài khoản cá nhân thông qua thẻ thanh toán cũng là định hướng phát triển của chi nhánh. Việc thay đổi cơ cấu này sẽ góp phần thúc đẩy TTKDTM phát triển. Ngày nay, việc đưa thương mại điện tử vào ngân hàng, sử dụng internet banking, mobile banking… giúp chi nhánh cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

Việc tăng tỷ trọng TTKDTM của chi nhánh có thể giải thích như sau: Trong nền kinh tế thị trường ngày nay thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương thức thanh toán cho mình. Mặt khác, nhận thấy được các lợi ích từ TTKDTM như: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện…. nên các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán này hơn. Do Chi nhánh đã có nhiều sự đổi mới trong công tác thanh toán, đa dạng hoá các thể thức thanh toán, đã tạo được niềm tin trong dân chúng. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công, mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần trước đây, nay chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn), chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Vì vậy, đây là một thay đổi đáng kể góp phần quan trọng vào việc tăng tỷ lệ TTKDTM.

Các phương tiện TTKDTM đều tăng trưởng về quy mô qua các năm, tuy nhiên với tốc độ khác nhau nên có sự thay đổi cơ cấu các hình thức. Điều này cho thấy chi nhánh luôn chú ý tới việc cải thiện dịch vụ TTKDTM cho phù hợp với thực tế, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Để thấy được cụ thể ở mỗi hình thức thanh toán được vận dụng ở Agribank CN Đông Hải Phòng ta nghiên cứu sâu từng hình thức thanh toán.

a) Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán bằng Ủy nhiệm chi

Biểu đồ 2.2. Doanh số thanh toán bằng UNC tại Agribank CN Đông Hải Phòng giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ của Agribank CN Đông Hải Phòng)

UNC là hình thức TTKDTM được sử dụng phổ biến nhất tại Agribank CN Đông Hải Phòng trong những năm vừa qua. Giai đoạn 2017-2019, doanh số từ UNC luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số TTKDTM. Mặc dù, thị trường có sự cạnh tranh mạnh giữa các ngân hàng trên địa bàn quận Thanh Xuân tuy nhiên tốc độ tăng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)