Phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất khẩu và xây dựng tân trường sơn (Trang 30 - 32)

7. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản

Phân tích tình hình tài sản nghĩa là phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản nhằm đánh giá quy mô tài sản của công ty, mức độ đầu tư của công ty cho từng loại tài sản, từng lĩnh vực hoạt động. Các chỉ tiêu tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh và năng lực hoạt động cũng như chính sách đầu tư của công ty. Khi phân tích tình hình tài sản của công ty cổ phần, sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu sau: Tỷ trọng của từng loại tài sản và tốc độ tăng trưởng

a) Tỷ trọng của từng loại tài sản

Tỷ trọng của từng loại tài sản thể hiện cơ cấu giá trị của tài sản đó trong tổng tài sản, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp, giá

trị của chỉ tiêu này tùy thuộc vào đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh. Giá trị của chỉ tiêu này được tính như sau

Tỷ trọng từng loại tài sản

=

Giá trị của từng loại tài sản

x 100 (1.1)

Tổng giá trị tài sản Cơ cấu tài sản của công ty cổ phần phụ thuộc vào:

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc điểm quy trình công nghệ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra...

Trình độ quản lý của doanh nghiệp, chính sách đầu tư và chiến lược kinh doanh của công ty.

Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới.

Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp…

b) Tỷ lệ tăng trưởng về tài sản

Bên cạnh đó để phân tích có hiệu quả hơn cần phải biết về tỷ lệ tăng trưởng của Công ty cho biết mức tăng trưởng tài sản tương đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ tăng trưởng tài sản là không xác định.

Tỷ lệ tăng trưởng về

tài sản

=

Tổng tài sản cuối kỳ - Tổng tài sản đầu kỳ

x 100 (1.2) Tổng tài sản đầu kỳ

Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng tổng tài sản, tài sản lưu động, tài sản dài hạn, hoặc tài sản cố định để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại tài sản khác nhau. Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xuất khẩu và xây dựng tân trường sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)