7. Ý nghĩa của đề tài
2.3.2.2 Nguyên nhân của các tồn tại
* Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên đó là dịch bệnh, với tình hình như dịch bệnh hiện nay nó đã ảnh hưởng to lớn tới hoạt động tài chính của Công ty. Đây là nguyễn nhân dẫn đến việc Công ty ứ đọng hàng tồn kho với số lượng lớn.
Trong những năm gần đây, công ty đẩy mạnh công tác sản xuất cũng như tiêu thụ, làm cho số dư khoản nợ phải thu và nợ phải trả lớn. Các khoản nợ khó đòi cũng chưa thu hồi được ngày một tăng lên.
Với tình hình dịch bệnh như năm 2019 và 2020 sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cửa cuốn trong nước với nhau càng gay gắt về giá, nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả đầu vào tăng cao, thu nhập của người dân thấp, hàng hóa tồn kho nhiều, các doanh nghiệp phải có những chính sách kích cầu, khuyến mại, giảm giá, chạy quảng cáo… dẫn đến chi phí bán hàng,
chi phí quản lý tăng, làm giảm đi hiệu quả kinh doanh. Các hoạt động thu hút khách hàng mới còn chưa được quan tâm đúng mức, ít sáng tạo trong việc thu hút khách hàng mới Trong khi đó, công ty vận hành lại hệ thống dây chuyền sản xuất sau khi sửa chữa nên vẫn còn những lỗi sản xuất nhỏ, phải thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt.
*Nguyên nhân chủ quan
Trong thời gian vừa qua Công ty chưa chú trọng đến việc vay nợ dài hạn mà chỉ tập trung vào việc khai thác nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt. Công ty chưa có biện pháp chặt chẽ để thu hồi công nợ, chưa có chính sách quản lý phải thu phù hợp để thu hồi công nợ từ khách hàng, hoạt động kế toán chưa có sự chủ động linh hoạt trong việc thu hồi công nợ.
Trong bối cảnh đại dịch COVID19, Ngân hàng Nhà Nước chưa có các chính sách tín dụng, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ,… để hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành này vượt qua giai đoạn khó khăn vì thiếu nguyên liệu, sản xuất khôngbán được hàng, các hợp đồng xuất khẩu đã ký trước đó bị hủy bỏ, hay bị đối tác yêu cầu giãn, kéo dài thời gian giao hàng. Điều này có thể cho thấy sự giảm đáng kể khiến cho hiệu suất hiệu quả sửdụng vốn của DN đang không được tốt sẽ dẫn đến sự lãng phí số vốn, làm giảm khả năng sinh lời, giảm tiềm lực tài chính ảnh hưởng đến giá trị thị trường của DN.
Các kênh huy động vốn của công ty chưa được đa dạng. Công ty chưa có chuyên gia phân tích tài chính, chưa kết hợp được mối quan hệ giữa kế toán, kiểm toán và phân tích đánh giá.
Công ty chưa có quy trình phân tích đánh giá thực trạng tài chính hàng quý hàng năm, chưa đánh giá hạn chế trong các công tác quản lý tài chính tại công ty.
KÊT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu & Xây dựng Tân Trường Sơn, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu quản lý của công ty, bộ máy kế toán và chính sách, chế độ kế toán tại Công ty.
Trong chương này, tác giả thể hiện rõ bức tranh tài chính của công ty thông qua phân tích một số chỉ tiêu: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh; Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Phân tích hiệu quả kinh doanh,…Qua các chỉ tiêu phân tích, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại về tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Từ đó, tác giả làm căn cứ để đề xuất hoàn thiện ở chương 3.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ
XÂY DỰNG TÂN TRƢỜNG SƠN