Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 38 - 40)

Nghiên cứu về FDI và tác động lan tỏa của FDI trên thế giới là khá nhiều, tuy nhiên tại Lào còn hạn chế. Nghiên cứu này bên cạnh những kế thừa còn cố gắng lấp đầy các khoảng trống như là:

Thứ nhất, các nghiên cứu về FDI tại Lào chủ yếu phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI ở cấp độ vĩ mô mà còn thiếu các nghiên cứu làm cho cấp độ doanh nghiệp.

Thư hai, hiện nay, tại Lào phần lớn các nghiên cứu hướng vào phân tích tình trạng FDI vào Lào, phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI theo các kênh là chuyển giao công nghệ mà còn thiếu các nghiên cứu phân tích hiệu ứng lan tỏa theo chiều lan tỏa là liên kết ngang và liên kết dọc.

Thứ ba, các nghiên cứu về FDI tại Lào còn thiếu các nghiên cứu đưa ra ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa FDI theo quy mô doanh nghiệp và theo lĩnh vực kinh doanh vì mỗi loại hình quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh lại có đặc điểm khác nhau dẫn đến ảnh hưởng lan tỏa cũng là khác nhau.

Thứ tư, các nghiên cứu về FDI tại Lào phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô tả tác động lan tỏa của FDI mà chưa đưa ra được các hàm ý chính sách nhằm hạn chế những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực và phát huy những tác động lan tỏa tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Những khoảng trống nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào. Để lấp đầy những khoảng trống nghiên cứu trên, luận án này sẽ phân tích tác động lan tỏa của FDI theo cả chiều ngang và chiều dọc ở cấp độ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho tỉnh Savannakhet Savalanka nói riêng và cho Lào nói chung từ đó làm cơ sở để hoạch định chính sách, chiến lược thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI một cách hiệu quả nhất

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, NCS đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới tác động lan tỏa của FDI, các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động nói trên. Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tác động tràn của FDI theo hai kênh chính là: Tác động tràn theo chiều ngang, và tác động lan tỏa theo chiều dọc (bao gồm các mối liên kết xuôi chiều và lan tỏa ngược chiều). Trong đó:

Tác động lan tỏa của FDI theo chiều ngang (nội bộ ngành) (biến Horizontal) được định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực mà quốc gia nhận đầu tư bị hạn chế về khả năng bắt chước công nghệ.

Tác động lan tỏa theo chiều dọc - hay chính là những tác động liên ngành bao gồm các mối liên kết ngược và xuôi chiều. Các mối liên kết ngược (Backward Linkages) xảy ra khi các doanh nghiệp FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn. Các mối liên kết xuôi (Forward Linkages) được tạo ra khi các doanh nghiệp FDI đầu tư cho các doanh nghiệp nội địa nhằm cải thiện công nghệ, giảm chi phí đầu vào trung gian cho các sản phẩm.

Trên cơ sở tổng quan, luận án chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu như là nghiên cứu trước đây tại Lào thường làm ở cập độ vĩ mô, thường phân tích tác động lan tỏa nói chung mà không tách theo chiều ngang, chiều dọc; Các nghiên cứu còn chưa phân tích so sánh tác động lan tỏa của FDI theo quy mô, loại hình doanh nghiệp và chưa đưa ra được hàm ý chính sách nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hợp lý nhất. Luận án này bên cạnh những kế thừa sẽ cố gắng lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu đó.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w