2020
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
3.3.2.1. FDI vào các ngành, các vùng mất cân đối
Trong quá trình triển khai các hoạt động đầu tư nước ngoài tại tỉnh Savannakhet đã có sự mất cân đối đáng kể về việc thu hút vốn đầu tư theo ngành. Cơ cấu đầu tư nhìn chung chưa hợp lý. FDI thường tập trung vào các ngành có điều kiện thuận lợi và dự kiến có thể thu lợi nhuận nhanh. Nhìn chung, vốn đầu tư vào nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao là do các doanh nghiệp nước ngoài chỉ muốn bỏ ra một khoản chi
phí thấp hơn khi có thể tận dụng được nguồn tài nguyên sẵn có, sử dụng được nguồn lao động đã có sẵn tay nghề với giá thành rẻ.
FDI chủ yếu tập trung ở khu vực phát triển của tỉnh vì có tiềm năng về giao thông, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng… Vùng sâu vùng xa vẫn gặp khó khăn, cơ sở hạ tầng đầu tư chưa có gì và nếu có thì cũng thiếu đồng bộ nên việc thu hút nhà đầu tư trở nên khó khăn.
3.3.2.2. FDI gây ra tác động tiêu cực trong cơ cấu lao động
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh đã phát sinh một số tác động tiêu cực như gây ra việc chảy máu chất xám từ khu vực cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng như một số tác động tiêu cực khác trong lĩnh vực văn hóa – xã hội. Do các doanh nghiệp FDI trả lương tương đối cao nên một số cán bộ kỹ thuật, quản lý được nhà nước đào tạo trong nhiều năm đã chuyển qua làm việc cho họ mà các doanh nghiệp này không cần phải bỏ chi phí và thời gian đầu tư cho khâu đào tạo cũng như không chịu các chi phí bảo hiểm xã hội sau này.
FDI làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa người lao động, nảy sinh các tệ nạn xã hội cũng như lối sống không lành mạnh, Do đó, bên cạnh việc thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh cũng cần phải tìm ra những biện pháp để khắc phục những yếu điểm đó.
3.3.2.3. FDI gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề bức bách. Cùng với quá trình gia tăng FDI tại tỉnh, kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh dẫn đến sự quá tải ở trung tâm thành phố. Lượng rác thải sinh hoạt và khí thải độc hại thải ra của các doanh nghiệp quá lớn so với khả năng xử lý, gây nên ô nhiễm môi trường. Đây phần lớn là do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vì nhiều nhà đầu tư thường chuyển giao công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ, không phù hợp với điều kiện thực tế cũng thường kèm theo việc chuyển dịch những công nghệ và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tuy vậy đối với Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng, việc thu hút FDI là vô cùng quan trọng trong việc khai thác, tận dụng được tài nguyên, làm tăng thu Ngân sách, giải quyết được vấn đề việc làm. Nên tỉnh cần chú ý quan tâm và giải quyết để không làm ảnh hưởng đến môi trường.
3.3.2.4. Quy hoạch chưa rõ ràng
Quy hoạch, danh mục khuyến khích đầu tư chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều bất cập. Do quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ chưa hình thành, hoặc chưa dự báo chuẩn xác, chưa lường hết được diễn biến phức tạp của thị trường nên việc thu hút FDI còn chưa theo quy hoạch. Có một số ngành, lĩnh vực chưa có quy hoạch nên khó khăn cho thu hút FDI như mạng lưới giao thông, viễn thông cũng như cơ sở hạ tầng để thu hút và đáp ứng FDI, chưa ban hành tiêu chuẩn điều kiện cấp phép như dự án khai thác khoáng sản gặp rất nhiều khó khăn do không quy hoạch rõ ràng và thường thay đổi, thủ tục cấp phép khảo sát thăm dò, tiến hành khai thác còn phức tạp.
Do còn thiếu quy hoạch về thu hút FDI nên định hướng thu hút chưa rõ ràng, chưa xác định được mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho phù hợp với từng thời kỳ. Việc cấp phép đầu tư trong những năm gần đây còn chạy theo số lượng mà hiệu quả đạt được không cao.
3.3.2.5. Công tác quản lý và xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài còn yếu kém
Trong thời gian qua, sự trao đổi thông tin, phối hợp giữa các Bộ ngành từ trung ương đến địa phương nhằm hướng dẫn, cung cấp thông tin, thỏa thuận cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa tốt, đặc biệt là trong công tác quản lý sau cấp phép.
Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại tỉnh mặc dù đã có nhiều chuyển biến tốt như tiến hành các chương trình kêu gọi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài nhưng chưa được tổ chức thường xuyên và khâu tổ chức thực hiện chưa thực sự đem lại hiệu quả. Do thiếu kinh nghiệm cũng như kinh phí trong việc thiết lập các chương trình xúc tiến. Ngoài ra, những thông tin đưa ra để nhà đầu tư tham khảo về tình hình hoạt động của các dự án đầu tư còn thiếu đầy đủ. Số liệu có thể do rất nhiều các cơ quan tổng hợp nên có sự khác biệt. Nhà đầu tư cần số liệu chính xác và các thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực ngành nghề trước khi ra quyết định đầu tư.
Tiểu kết Chương 3
Ở chương này, Luận án đã làm rõ được các vấn đề:
Thứ nhất, phân tích tổng quan bối cảnh tỉnh Savannakhet, Lào. Từ đó có thể thấy được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội của tỉnh trong tiến trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn vốn FDI.
Thứ hai, phân tích thực trạng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh trong giai đoạn 2010-2020. Có thể thấy, quy mô dòng vốn FDI đầu tư tại tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Với 35 dự án vào năm 2010 thì đến năm 2020 đã có 76 dự án. Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn còn đang có những diễn biến phức tạp nhưng cùng với những biện pháp quản lý y tế tốt của tỉnh, đầu tư FDI tuy giảm nhưng vẫn đạt mức khả quan. Vốn FDI đầu tư tại tỉnh phần lớn đến từ các đối tác tại Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… với hình thức liên doanh là chủ yếu. FDI đầu tư tập trung vào ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 21,05%), ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (chiếm 12,72%), công nghiệp chế biến (chiếm 12,6%).
Thứ ba, đánh giá được tình hình đầu tư FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào trong giai đoạn này. Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn do nguồn vốn FDI mang lại cho đầu tư phát triển kinh tê – xã hội của tỉnh như: bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; góp phần nâng cao kinh ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ; tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, FDI đầu tư tại tỉnh cũng mang lại những mặt tiêu cực, hạn chế như: đầu tư mất cân đối vào các ngành, các vùng; gây ra tình trạng chảy máu chất xám, tăng khoảng cách giàu nghèo, gây ra những tệ nạn xã hội không mong muốn; FDI còn gây ô nhiễm môi trường khi các doanh nghiệp đó sử dụng những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, không phù hợp, gây ra các vấn đề về xả thải, làm ô nhiễm môi trường; quy hoạch chưa rõ ràng và công tác quản lý xúc tiến các dự án FDI còn yếu kém.
10089.49 89.28 89.35 89.57 89.18 89.13 89.09 89.06 89.07 89.69 90.38 80 60 40 20 10.510.7 0 10.6 10.410.810.810.910.910.910.39.6 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CGCN từ DN FDI CGCN từ DN nội địa
2 1 3 4 1 7 2 3 5 2 1
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU ỨNG LAN TỎA TỪ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2020 4.1. Hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh
Savannakhet giai đoạn 2010-2020