Tạo sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 92 - 94)

2020

4.1.4. Tạo sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh

nghiệp FDI

Trước khi mở cửa nền kinh tế vào năm 1986, Lào thực hiện hệ thống kinh tế kế hoạch, các doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch của nhà nước và khi đó, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và khách hàng thường không có sự chọn lựa. Việc mở cửa nền kinh tế, và ban hành các chính sách về đầu tư nước ngoài đã phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp trong nước bấy giờ. Khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn với nhiều loại hàng hóa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, giá cả… Các doanh nghiệp FDI với phương thức kinh doanh mới hiệu quả hơm, chất lượng sản phẩm cao hơn và nhiều khi mức giá cả hợp lý đã tạo tâm lý tiêu dùng cho người mua. Do vậy các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thậm chí với cả các doanh nghiệp trong nước với nguồn lực tốt hơn, buộc phải có những chính sách, biện pháp mới để nâng cao năng lực sản xuất của mình.

Bảng 4.2. Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020

Sức ép cạnh tranh cao nhất = 10; thấp nhất = 1

Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp trong nước

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp FDI Về thị phần 3,27 3,41 6,11 4,21 5,23 7,34 Về sản phẩm 2,11 2,22 7,23 4,11 5,12 7,18 Về công nghệ 1,38 1,1 7,61 4,35 6,35 7,82 Về lao động có tay nghề 1,12 1,05 6,12 4,62 4,12 7,79

Nguồn: Tác giả thống kê theo số liệu điều tra năng lực cạnh tranh, World Bank, 2021

Các doanh nghiệp FDI không chịu sức ép cạnh tranh nhiều từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, mà chỉ chịu sức ép đáng kể với các doanh nghiệp

FDI cùng ngành. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước ngoài việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước vốn được nhà nước bảo hộ còn chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp FDI về cả thị phần, sản phẩm, công nghệ hay lao động. Sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI với chất lượng, công nghệ, mẫu mã, nhãn hàng, thương hiệu… được nhiều người dùng trên thế giới chấp nhận. Sau quá trình đầu tư trên nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để cải tiến sản phẩm, cải cách công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó các doanh nghiệp Lào vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lối tư duy sản phẩm chỉ cần đáp ứng đủ giá trị sử dụng là đủ mà chưa quan tâm đến nhiều yếu tố khác như chất lượng, thẩm mỹ, kiểu dáng, sự tiện lợi, chuyên nghiệp… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI có công nghệ tiên tiến, nguồn lực dồi dào, họ có thể sản xuất được những sản phẩm hay cung cấp các dịch vụ tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước với một mức giá cả hợp lý.

Trên thị trường tỉnh Savannakhet, các sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… thường chiếm tỷ trọng cao với lượng tiêu thụ lớn như: các sản phẩm mía đường (47,01%), cao su (41,35%), cà phê (71,23%), các sản phẩm đồ gia dụng (33,23%), vật liệu xây dựng (33,37%), hóa chất (47,71%), hàng tiêu dùng (43,23%), ngành công nghiệp hỗ trợ (71,37%) (theo Tổng cục Thống kê Tỉnh Savannakhet, 2021). Lượng khách sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực du lịch cũng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước (chiếm khoảng 71%). Trong khi các ngân hàng mở tại tỉnh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam như Ngân hàng Lào-Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng Kasikornthai, Bangkok Bank, Ngân hàng Vietcombank Lào, Vietinbank Lào…

Điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của CIEM trong những năm gần đây cũng cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn hạn chế. Đến năm 2020, mới chỉ có khoảng 9% doanh nghiệp trong nước là nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Nhìn từ phía doanh nghiệp FDI, liên kết với các công ty trong nước cũng rất yếu, và họ thường mua đầu vào từ chính những doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ

cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ chính nước chủ nhà và ít sử dụng nhà cung cấp tại nước sở tại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước đa phần là quy mô nhỏ và siêu nhỏ (chiếm tỷ trọng 89%) trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Savannakhet. Những doanh nghiệp này có nhiều hạn chế về năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực. Trong khi các doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm 11% lại chưa thể hiện được vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Không những thế theo những báo cáo về tăng trưởng kinh tế của Bộ Công Thương những năm gần đây, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đầu tư nước ngoài khiến nền kinh tế ngày càng dễ tổn thương trước những cú sốc bên ngoài. Không những vậy, đối với những ngành công nghiệp chế biến – chế tạo còn lệ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu bên ngoài do sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc thù của Lào là để xuất khẩu thì cần phải có nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu mới đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Bởi vậy, một khi các chuỗi cung ứng bị trì trệ vì những vấn đề như dịch bệnh (Covid-19) thì các doanh nghiệp này rơi vào tình thế chững lại trong sản xuất, chỉ có thể hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hẳn khi nguồn nguyên vật liệu rơi vào cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w