Giải pháp đối với chính quyền tỉnh Savannakhet

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 145 - 149)

2020

5.4.2. Giải pháp đối với chính quyền tỉnh Savannakhet

5.4.2.1. Tăng cường vốn cho các doanh nghiệp trong nước

Tại tỉnh Savannakhet, số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số, trong khi các doanh nghiệp này chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ cạnh tranh FDI. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ có 25% vốn tự có, còn lại thường phải huy động ngoài với lãi suất cao nên khó có điều kiện để đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực, hoặc đầu tư thì cũng không nhiều. Trong điều kiện tình hình dịch bệnh hiện nay, nguồn vốn lại càng ngày càng eo hẹp càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, chính phủ lại chỉ có những gói hỗ trợ nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp chứ chưa nói đến hỗ trợ cho mục tiêu chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sáng tạo, nâng cao chất lượng nhân lực, tiếp cận thị trường xuất khẩu…

Việc tăng cường vốn cho doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay là một vấn đề cấp thiết để có thể tăng cường được hiệu ứng lan tỏa tích cực từ công nghệ, lao động, R&D và khắc phục hiệu ứng tiêu cực từ cạnh tranh.

Chính quyền tỉnh Savannakhet nói riêng cần điều chỉnh chính sách hỗ trợ tới các doanh nghiệp trong nước. Chính sách hỗ trợ cần được triển khai cụ thể, hướng dẫn triển khai và thực hiện rõ ràng, minh bạch hóa các điều kiện vay vốn từ đó doanh nghiệp có phương hướng vay vốn và hoạch định kế hoạch tài chính hiệu quả hơn.

Ngân hàng nhà nước cần xem xét cắt giảm lãi suất cho vay cho các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có chính sách tín dụng hợp lý để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Tỉnh cần có những biện pháp hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả để đảm bảo nguồn vốn vay với chi phí hợp lý nhất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh và mở rộng sản xuất, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

5.4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước

Nguồn nhân lực góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Do vậy về phía nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp về kiến thức xuất khẩu hàng hóa để cắt giảm chi phí tiếp cận thị trường và tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa. Nhân lực của các doanh nghiệp tại tỉnh hiện đang thiếu thốn cả về chất và lượng, yếu về kiến thức xuất khẩu hàng hóa và khả năng tìm kiếm đối tác thương mại, do vậy chi phí tiếp cận thị trường xuất khẩu còn khá cao và công tác chưa thực sự hiệu quả. Tỉnh cần thông qua các cơ quan như Bộ Công Thương và các cục xúc tiến thương mại tổ chức các hoạt động đào tạo kiến thức cũng như hỗ trợ thông tin cần thiết để doanh nghiệp nâng cao được kiến thức từ đó góp phần mở rộng thị trường, đưa sản phẩm ra quốc tế.

5.4.2.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ và R&D

Tỉnh cần đổi mới hệ thống và cơ chế quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ theo hướng tinh giản, tập trung cho xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách. Tăng cường điều phối liên ngành, liên vùng, giảm bớt chức năng tác nghiệp cụ thể. Đổi mới các cơ chế hoạt động khoa học công nghệ gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ. Xây dựng các cơ chế nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ

ứng dụng kết quả vào thực tiễn sản xuất. Gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp trên cơ sở phân chia lợi ích để nâng cao tính thiết thực theo cơ chế thị trường.

Tỉnh cần thiết lập mạng lưới kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viên nghiên cứu về khoa học công nghệ với các cơ sở thực hành và doanh nghiệp. Khuyến khích các hình thức liên kết hoạt động R&D với doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó năng lực sáng tạo quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà khoa học. Nên tỉnh cần đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực quốc gia theo hướng ứng dụng thực hành kết hợp với nghiên cứu. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển nhân lực khoa học, công nghệ. Đảm bảo kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước cho phát triển và ứng dụng công nghệ. Chủ động hợp tác mở rộng quăn hệ hợp tác quốc tế thông qua việc xây dựng một số dự án đón đầu để thu hút các nguồn tài trợ quốc tế.

5.4.2.4. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh để có thể học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đặc biệt là mở rộng hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh, điều chỉnh lại quy định về tổ chức và quản lý doanh nghiệp liên doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc đa đạng hóa hình thức đầu tư sẽ mở rộng được cách đối tượng nước ngoài tham gia đầu tư tại tỉnh. Tất cả các thành phần kinh tế có đủ điều kiện được tham gia vào liên doanh, hợp tác FDI với nước ngoài, kể cả thể nhân. Khuyến khích và mở rộng hơn nữa cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để tạo môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu và sắp xếp lại các doanh nghiệp trong nước. Cần đặc biệt khuyến khích hình thức doanh nghiệp liên doanh trong thu hút FDI vì hình thức này giúp các nhà đầu tư trong nước dễ dàng hơn trong việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.

5.4.2.5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng

Tích cực tận dụng các mối quan hệ đối ngoại, tham gia các diễn đàn đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế nhằm nắm bắt được thông tin từ các đối tác đầu tư nước ngoài.

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đối với những vùng, địa phương có cơ sở hạ tầng phát triển, cần tiếp tục đầu tư để duy trì, cải tạo và nâng cấp để tạo động lực phát triển vùng, tạo điều kiện thu hút các dự án FDI mới cũng như tạo thuận lợi cho các dự án đang hoạt động. Mặt khác cũng thúc đẩy sự phát triển của các vùng phụ cận. Đối với những vùng, địa phương cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cần dành các nguồn vốn tài trợ, vốn theo các chương trình mục tiêu của tỉnh, vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ đó mới có khả năng thu hút được nhiều nguồn FDI. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch để xây dựng các doanh nghiệp có vốn FDI.

5.4.2.6. Hoàn thiện chính sách và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục củng cố hệ thống y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng Vaccine Covid-19 nhằm tạo môi trường xã hội ổn định, bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh.

Đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp giấy phép đầu tư, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản về pháp luật đầu tư. Việc điều chỉnh phải theo tiến độ phù hợp, bám sát chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển của các ngành. Đưa ra các điều kiện ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài nhằm thu hút FDI cân đối theo từng lĩnh vực và vùng lãnh thổ.

Tiếp tục cải thiện các thủ tục hành chính để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh. Dần tiến đến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa các thủ tục và thực hiện cơ chế một dấu, một cửa. Tăng cường các chính sách khuyến khích và ưu đãi về tài chính, tín dụng nhằm tạo động lực lớn hơn cho các doanh nghiệp trong nước hướng mạnh vào xuất khẩu.

Thực tế, dịch Covid-19 xuất hiện tại tỉnh Savannakhet vào đầu năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và trong nước theo nhiều kịch bản. Với phản ứng quyết liệt và khá sớm, tỉnh là một trong số ít quốc gia được đánh giá là tương đối thành công trong kiểm soát Covid- 19. Tỉnh cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tỉnh cần có bước đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng, song hành các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm. Khi ấy, kinh tế tỉnh sẽ phục hồi nhanh và bền vững hơn. Trong đó, những đề xuất, định hướng và giải pháp liên quan phục hồi kinh tế, cải cách thể chế; độ mở hoạt động kinh tế mới, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững cũng được cụ thể hóa, cùng với đó là yêu cầu phải thực hiện hài hòa, thống nhất trong thời gian tới.

Đặc biệt, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, cần đề xuất lộ trình cho giai đoạn 2021 – 2023. Theo đó yêu cầu tiếp tục phòng, chống dịch Covid- 19 hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động, kết hợp với cải cách thể chế trong năm 2021. Kết hợp các giải pháp phục hồi kinh tế và cải cách thể chế kinh tế trong năm 2022 và rút dần các giải pháp phục hồi tăng trưởng kinh tế, tập trung cải cách thể chế kinh tế trong năm 2023.

Tỉnh khẩn trương ban hành, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp tại các nhà máy, khu công nghiệp, chợ đầu mối, bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nghiên cứu, đề xuất thành lập trung tâm để chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù để thu hút tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine, tiến tới hình thành công nghiệp sản xuất vaccine.

Tỉnh cần hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, tư vấn vào tỉnh, nhất là phục vụ các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w