2020
5.4.3. Kiến nghị giải pháp với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan
Tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay đã gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế đất nước. Đây chính là cơ hội để Chính phủ đánh giá sức chống chịu, các lĩnh vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế và phương thức ứng phó với những bất trắc. Từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút và duy trì không chỉ hiệu quả của các tác động trực tiếp mà còn cả tác động gián tiếp hay lan tỏa từ đầu tư nước ngoài tại Lào nói chung và tà Savannakhet nói riêng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa
đất nước. Trong thời gian tới, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần thực hiện một số giải pháp nhằm giữ chân và đẩy mạnh đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Thứ nhất, Chính phủ tiếp tục đề xuất với Quốc Hội thực hiện cải cách thể chế, pháp luật đối với đầu tư nước ngoài và có sự hài hòa với khối doanh nghiệp tư nhân trong nước, theo hướng ưu đãi đối với các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, từng bước chuyển từ những ngành công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường… sang những ngành công nghệ cao, công nghệ sạch, hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng cao và giá trị kinh tế lớn.
Thứ hai, rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động, bất trắc của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các nước trên thế giới. Đồng thời xây dựng lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài với điều kiện đầu tư, hệ thống pháp luật minh bạch, dễ dự đoán trên nền tảng phát triển nền kinh tế thị trường kết nối toàn cầu bằng các quy tắc của pháp luật.
Thứ ba, Chính phủ giao cho các bộ, ngành liên quan đánh giá các mặt được, những điểm còn tồn tại trong việc thu hút và sà dụng nguồn vốn FDI, từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục các tồn tại để mang lại hiệu quả hơn trong thu hút FDI trong thời gian tới. Nhất là, Bộ Công Thương cần đánh giá cụ thể những thuận lợi và khó khăn, tồn tại của từng hiệp định thương mại Lào đang tham gia thực hiện, từ đó có giải pháp phát huy hiệu quả các hiệp định và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Thứ năm, để không đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương khẩn trương hỗ trợ mạng lưới đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sau các cú sốc về lao động. Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Lào vừa có kỹ năng tay nghề cao vừa có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ sáu, Chính phủ tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô vững mạnh, ổn định. Kết hợp với Bộ Y tế đưa ra các chiến lược đúng đắn trong việc xử lý hậu quả của dịch
bệnh COVID- 19. Đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêm chủng để đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động, tạo dựng niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiểu kết chương 5
Chương 5 Luận án đã tổng quát tình hình bối cảnh thế giới và trong nước trong thời điểm hiện nay. Phân tích kinh nghiệm hấp thụ hiệu ứng lan tỏa của FDI của một số nước trên thế giời. Đưa ra một số định hướng của chính phủ và địa phương để tận dụng hiệu ứng lan tỏa tích cực và hạn chế hiệu ứng lan tỏa tiêu cực của FDI. Các định hướng đó là: nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; tăng quy mô và tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành thượng nguồn và chủ động liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài; sàng lọc các dự án FDI, phải đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu và cần có sự cam kết về chuyển giao công nghệ thích hợp với từng ngành, từng dự án; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư thuộc các MNCs lớn của thế giới.
Căn cứ vào bối cảnh, kinh nghiệm quốc tế, định hướng và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực và hạn chế hiệu ứng lan tỏa tiêu cực của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào. Các giải pháp được đề xuất cho phía doanh nghiệp trong nước: nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong nước; có các giải pháp về nguồn vốn; tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý; xây dựng các chính sách tăng cường khả năng lan tỏa theo định hướng ngành; tăng cường hoạt động R&D, kết hợp giữa vốn tự có của doanh nghiệp với hình thức liên kết nghiên cứu với các doanh nghiệp FDI. Về phía nhà nước, cần tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp FDI, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và khuyến khích các hình thức đầu tư theo hình thức liên doanh nhằm tạo điều kiện học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý; tăng cường vốn cho các doanh nghiệp trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ và R&D; đẩy mạnh công tác xúc tiến
đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hoàn thiện chính sách và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục củng cố hệ thống y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng Vaccine Covid-19 nhằm tạo môi trường xã hội ổn định, bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh.
KẾT LUẬN
Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc di chuyển vốn giữa các quốc gia là tất yếu với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ đó góp phần phát triển kinh tế
- xã hội. Lào đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do thiếu hụt nguồn vốn trong nước. Vì thế nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài đang dần trở nên rất cần thiết. Savannakhet là một trong những tỉnh thành có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Với xuất phát điểm thấp, lượng vốn nội lực ban đầu chưa cao nên việc thu hút nguồn vốn FDI hiện nay rất quan trọng trong giai đoạn đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bắt kịp với xu thế thời đại và các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, việc phát triển nguồn vốn FDI cần tránh tư tưởng chạy theo quy mô, tốc độ, thu hút bằng mọi giá mà cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI gắn với mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết đúng đắn mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Bên cạnh những lợi ích như mang lại nguồn vốn dồi dào, tăng thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm… FDI còn mang lại lợi ích thông qua tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước và giúp tăng trưởng kinh tế thông qua việc góp phần tăng trưởng GDP. Tác động lan tỏa có thể làm tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ hiện đại tiên tiến; dịch chuyển lao động có tay nghề, trình độ sang các doanh nghiệp trong nước; tăng năng suất lao động; nâng cao chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp trong nước (liên kết ngược) hoặc từ các nhà cung cấp nước ngoài (liên kết xuôi). Tuy nhiên không phải lúc nào sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI cũng mang lại tác động lan tỏa tích cực cho các doanh nghiệp trong nước.
Luận án đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu ứng lan tỏa của FDI và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn 2010-2020. Những nội dung cụ thể của Luận án bao gồm:
Thứ nhất, Luận án đã tổng quan được các nghiên cứu đi trước có liên quan đến FDI và hiệu ứng lan tỏa của FDI. Luận án tóm lược được các lý thuyết cơ bản liên quan đến hiệu ứng lan tỏa của FDI.Từ đó Luận án xác định được khoảng trống nghiên
cứu và đề xuất được khung lý thuyết về tác động lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nước.
Thứ hai, Luận án đã phân tích được thực trạng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Savannakhet chủ yếu đến từ các đối tác ở khu vực Châu Á. Trong đó Trung Quốc chiếm 30,26% số dự án. Vốn FDI đầu tư tại tỉnh là không cân đối giữa các ngành nghề. Cao nhất là dịch vụ sau đó đến nông nghiệp, công nghiệp thấp nhất. Các nhà đầu tư FDI chủ yếu khai thác tận dụng các lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản của tỉnh.
Thứ ba, Luận án đánh giá được những đóng góp cũng như những hạn chế của FDI trên địa bàn tỉnh Savannakhet. Trong đó, FDI có những đóng góp tích cực như là bổ sung vốn đầu tư quan trọng trong phát triển tính, đóng góp thêm vào tăng trưởng của tỉnh, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đóng góp vào thu ngân sách và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, FDI vào tỉnh Savannakhan cũng còn những hạn chế như là FDI vào các ngành, vùng còn mất cân đối, gây tác động tiêu cực trong cơ cấu lao động, gây ô nhiễm môi trường, công tác quản lý quy hoạch và xúc tiến quy hoạch còn chưa rõ ràng và yếu kém.
Thứ tư, Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu cho thấy một số phát hiện như là:
Đối với toàn mẫu, có tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang của FDI và hiệu ứng này là ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước trên địa bản tỉnh Savannakhet, Lào. Tuy nhiên không tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc bao gồm cả chiều xuôi và chiều ngược.
Theo quy mô doanh nghiệp, không tồn tại hiệu ứng lan tỏa cả chiều ngang và chiều dọc của FDI cho nhóm doanh nghiệp lớn, tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc của FDI cho nhóm doanh nghiệp vừa, trong đó hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc ngược có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp vừa. Ngược lại, hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi có ảnh hưởng tiêu cực. Đối với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, không tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc nhưng tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và hiệu ứng này có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Theo ngành, có tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo cả chiều ngang và chiều dọc của FDI cho nhóm doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc ngược có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp thuộc những ngành này, nhưng hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi và hiệu ứng lan tỏa theo chiều nganh lại có ảnh hưởng tiêu cực. Đối với ngành nông nghiệp, không tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc ngược nhưng tồn tại hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi và chiều ngang. Trong đó, hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi có ảnh hưởng tích cực, còn theo chiều ngang lại có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp.
Như vậy, kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra đươc sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào trong giai đoạn 2010-2020. Trong đó những tác động tích cực qua kênh chuyển giao công nghệ theo chiều ngang và chiều dọc ngược chiều đã khiến cho đầu ra của các doanh nghiệp trong nước được tăng lên. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng của sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI nhất là với các nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng chịu ảnh hưởng cạnh tranh mạnh. Kênh dịch chuyển lao động từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước có diễn ra nhưng chưa mạnh mẽ. Bên cạnh đó hoạt động R&D thường mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước tuy nhiên lại chưa được chú trọng chuyên sâu. Qua kết quả nghiên cứu này cũng gợi mở được các vấn đề mà tỉnh Savannakhet đang gặp phải về năng lực của các doanh nghiệp và khả năng lĩnh hội công nghệ cũng như kiến thức tiên tiến hiện đại. Nghiên cứu đánh giá được sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa là chưa thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội, khi mà các doanh nghiệp trong nước luôn bị áp lực trước sự có mặt của các doanh nghiệp FDI. Các lợi ích về mặt công nghệ hay lao động là có xảy ra nhưng chưa được như kỳ vọng. Do đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng lợi thế của tỉnh để nâng cao hiệu quả tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của hiệu ứng lan tỏa FDI tại tỉnh Savannakhet nói chung và Lào nói riêng.
Cuối cùng, từ nhưng phát hiện trên cùng với kinh nghiệm quốc tế, định hướng và bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet, Lào, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực và hạn chế hiệu ứng lan tỏa tiêu cực của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào. Các nhóm giải pháp được đề xuất với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bộ Công Thương, 2021, Dự thảo quy hoạch phát triển đầu tư trực tiếp tại Lào, chú trọng vào ngành công nghệ cao, Viêng Chăn.
2. Lê Duy Bình, 2017. Phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân từ góc nhìn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Báo Nhân dân, Hà Nội.
3. Chính phủ, 2013, Nghị quyết 103/ NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, Lào. 4. Chính phủ, 2018, Nghị định 39/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của
luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Lào.
5. Tạ Việt Dũng, 2020, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia góp phần nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam, truy cập tại https://vjst.vn/vn/tin-tuc/2695/chuong-trinh-doi-moi-cong-nghe-quoc- gia- gop-phannang-cao-nang-luc-khcn-quoc-gia.aspx (ngày 31/12/2020).
6. Thúy Hiền, 2020, Tư duy mới đón đầu dòng vốn FDI hậu Covid-19, Tạp chí Kinh tế Việt Nam & Thế giới Số 944 tháng 6/2020.
7. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, 2021, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet, Nhà xuất bản Thống Kê, Lào.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2021, Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị giai đoạn 2021- 2025, Lào.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư, 2018, Dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030, Lào.
10. Đặng Đức Thành, 2012, Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng và một số kiến nghị, http://tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/p0c303n15089/huy-dong-von