Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 134)

2020

5.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp hạn chế tác động tiêu cực do hiệu ứng cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI cùng ngành tạo ra. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước, bao gồm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thường phải đối mặt với các doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính, công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, nguồn lao động có tay nghề cao, có thương hiệu lâu đời, phổ biến trên thị trường thế giới, chất lượng dịch vụ tốt, chuyên nghiệp. Trong điều kiện doanh nghiệp có quy mô nhỏ, họ thường có lượng vốn thấp, đầu tư vào chất lượng nguồn lao động không cao, đa số sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới lại không chủ động được nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín chất lượng trên thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó chiến lược phân phối, chiến lược truyển thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế.

Việc tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ các doanh nghiệp trong nước so với các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI là cần thiết để tận dụng tác động lan tỏa của FDI bởi vì lợi thế so sánh của các sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc rất nhiểu vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, nhà nước và các tổ chức trung gian cũng cần hỗ trợ thông tin, phát triển dịch vụ sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, nghiên cứu và triển khai công nghệ để bắt kịp với các doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào. (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w