Cohen và Levinthal (1989, 1990) đưa ra lý thuyết khả năng hấp thụ. Trong đó, khả năng thụ có thể được hiểu là khả năng của doanh nghiệp có thể tiếp thu và chuyển hóa các kiến thức từ bên ngoài thông qua quá trình học hỏi, thích ứng và vận dụng những kiến thức này. Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì khả năng hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI thường rất đa dạng và chịu ảnh hưởng bởi các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước (Farole & cộng sự, 2014; 2015). Doanh nghiệp vốn khác biệt về nhiều mặt nên Görg và Greenaway (2004) cho rằng không nên kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa từ FDI diễn ra đồng đều với tất cả các doanh nghiệp vì tính đặc thù hay sự khác biệt của doanh nghiệp trong nước.
Như vậy, mức độ lan tỏa từ FDI khó có thể diễn ra đồng nhất đối với tất cả doanh nghiệp trong cùng ngành hay cho toàn bộ doanh nghiệp trong nước. Nói cách khác, mỗi doanh nghiệp với những đặc trưng riêng (như chất lượng nhân lực, quy mô, hình thức sở hữu, kinh nghiệm hoạt động, khoảng cách công nghệ với doanh nghiệp FDI, hoạt động nghiên cứu và triển khai R&D, kinh nghiệm, vị trí địa lý,…) có thể có những phản ứng khác nhau đối với sự hiện diện của FDI và có khả năng khác nhau trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa từ FDI (Görg & Greenaway, 2004; Smeets, 2008; Sun, 2009; Farole & cộng sự, 2014; Blalock & Gertler, 2009; Jordaan, 2011). Do đó, các đặc trưng nội tại của doanh nghiệp trong nước được xem là những chỉ số quan trọng đại diện cho khả năng hấp thụ và ảnh hưởng quan trọng đến mức độ lan tỏa từ doanh nghiệp FDI.
Hiệu ứng lan tỏa của FDI
Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệDN FDI có thể lan tỏa về Công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý, trình độ lao động, v.v.. Tác động lan tỏa
Đặc trưng của doanh nghiệp nội địaLan tỏa theo chiều dọc
Liên kết xuôi: DN FDI bán đầu vào cho DN nội địa -Liên kết ngược: DN FDI mua đầu vào từ DN nội địa Cạnh tranh
Lan tỏa theo chiều ngang
-Mô phỏng/sao chép hay bắt chước Di chuyển lao động
Cạnh tranh
Lý thuyết về khả năng hấp thụ
Xuất hiện của FDI Doanh nghiệp trong nước
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh