- Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh
2.1.1. Thực trạng về số l-ợng
Là một trong những trung tâm công nghiệp của miền Bắc, tr-ớc đổi mới, số l-ợng đội ngũ công nhân t-ơng đối ổn định. Trung bình khoảng từ 47.000 đến 49.000 ng-ời. B-ớc vào thời kỳ đổi mới, cùng với chủ tr-ơng sắp xếp các doanh nghiệp nhà n-ớc, mở rộng hợp tác, liên doanh với n-ớc ngoài và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n-ớc, đội ngũ công nhân Thái Nguyên có những biến động mạnh mẽ. Từ năm 1989 đến năm 1991 số l-ợng công nhân trong các doanh nghiệp nhà n-ớc giảm một cách đáng kể. Thực hiện quyết định 176/HĐBT (9-10-1989) về sắp xếp lại lao động trong đơn vị kinh tế quốc doanh đã có trên 13.000 công nhân ra khỏi dây chuyền sản xuất; năm 1990 thực hiện quyết định 135/HĐBT (1 -9-1990) về chấn chỉnh tổ chức khu vực kinh tế quốc doanh đã có trên 3000 công nhân không còn việc làm. Năm 1991 thực hiện quyết định 111/HĐBT về sắp xếp tinh giảm biên chế trong khu vực hành chính, sự nghiệp đã có trên 2.700 công nhân ra khỏi biên chế. Từ 1991 trở lại đây, đội ngũ công nhân Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ, trung bình mỗi năm tăng khoảng 14%, riêng 5 năm gần đây từ 1999-2004 tăng 16%. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 42 doanh nghiệp Trung -ơng, 50 doanh nghiệp địa ph-ơng là doanh nghiệp nhà n-ớc, 1.186 doanh nghiệp ngoài nhà n-ớc với tổng số 87.426 công nhân, trong đó có 22.282 công nhân lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài nhà n-ớc. Sự phát triển về số l-ợng công nhân nói chung ở Thái Nguyên
đáng l-u ý nhất là sự gia tăng nhanh chóng của công nhân công nghiệp. Nếu nh- 1991 tổng số công nhân công nghiệp chỉ khoảng 20.352 ng-ời thì đến 2004 đã tăng lên 58.439 ng-ời, trong đó ngành công nghiệp chế biến có số l-ợng công nhân đông nhất và tăng nhanh nhất. Tiếp đến là công nhân các ngành xây dựng, vận tải, thông tin b-u điện, kho bãi, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và n-ớc. Riêng công nhân các xí nghiệp chè số l-ợng t-ơng đối ổn định, tăng không đáng kể. Năm 1990: 1718 ng-ời đến 2000 là 1795 ng-ời; 2004 là 1915 ng-ời. Nhìn chung, số l-ợng công nhân tăng cao nhất là ở khu vực kinh tế ngoài nhà n-ớc, khoảng 6,92 lần (2004) so với 1991, còn khu vực kinh tế nhà n-ớc số l-ợng tăng không đáng kể, trung bình chỉ khoảng 0,62 lần trong đó khu vực kinh tế nhà n-ớc Trung -ơng tăng 0,67 lần, khu vực kinh tế nhà n-ớc địa ph-ơng chỉ tăng 0,59 lần. Tóm lại, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra động lực để đội ngũ công nhân Thái Nguyên tăng nhanh về mặt số l-ợng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tạo đà, cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có những b-ớc tiến mới.