Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 47)

Để thực hiện nghiên cứu đề tài phát triển NNL của CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội, luận văn được thực hiện theo các bước sau:

Kết luận và đề xuất các giải pháp Phân tích và đánh giá dữ liệu

Thu thập dữ liệu

Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

38

Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được xác định là thực trạng phát triển NNL tại CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp Đôi HN. Thông qua nghiên cứu, chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm về thực trạng phát triển NNL của Công ty. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.

Bƣớc 2: Tổng quan tài liệu trong nước và ngoài nước về chủ đề NNL và

phát triển NNL, phát triển NNL trong DN.

Thông qua việc tìm kiếm các sách, giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài báo về NNL, phát triển NNL. Các thông tin tìm kiếm chủ yếu tại Cổng thông tin điện tử quốc gia, các website cung cấp tài liệu,... Trên cơ sở đó:

- Tập hợp cơ sở lý thuyết, tìm hiểu nội hàm các khái niệm và đưa ra các quan điểm cá nhân về cơ sở lý thuyết đó.

- Phát triển/mở rộng nội dung từ phần tổng quan: tiến hành thống kê các nội dung phát triển NNL trong DN, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNL và một số tiêu chí đánh giá phát triển NNL trong DN. Làm căn cứ để xem xét và đưa ra các giải pháp cho phát triển NNL tại CTPT thiết kế và xây dựng Tháp Đôi Hà Nội.

Bƣớc 3: Thu thập số liệu thực tế về thực trạng phát triển NNL tại CTCP

tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội. Cụ thể:

- Thu thập các số liệu từ các Phòng Hành chính tổ chức, Phòng Tài chính của công ty.

- Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn, khảo sát trực tiếp CBNV công ty

Về phiếu khảo sát: Thiết lập 02 phiếu khảo sát (01 phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo công ty và 01 phiếu điều tra CBNV công ty).

39

Bƣớc 4: Phân tích và đánh giá các dữ liệu

Trên cơ sở lý luận khoa học đã tìm hiểu và việc phân tích dữ liệu dựa trên các thông tin, số liệu thu thập được ở trên, tác giả chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của việc phát triển NNL tại DN.

Bƣớc 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp thực tiễn

Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NNL tại công ty CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội.

2.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp các giáo trình, bài báo, công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn... đã được công bố liên quan đến vấn đề phát triển NNL nói chung và vấn đề phát triển NNL nói riêng trong DN. Bằng việc thu thập dữ liệu thứ cấp, từ đó có cái nhìn tổng quan về phát triển NNL và các nội dung phát triển NNL trong DN.

Bên cạnh đó, thông qua việc nhìn nhận các cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước, tác giả tiến hành phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu sâu và xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài.

Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Tham vấn ý kiến của các giảng viên, chuyên gia về vấn đề phát triển

NNL trong DN hiện nay.

- Phỏng vấn sâu một số cán bộ lãnh đạo của Công ty thông qua phiếu

phỏng vấn sâu. Đây là nhóm đối tượng đưa ra các quyết định liên quan đến phát triển NNL tại công ty. Phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế qua 2 giai đoạn:

40

Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi thô. Bảng hỏi thô sau khi được thiết kế đã được gửi tới hai lãnh đạo trong công ty để tham vấn, kiểm tra những điểm phù hợp và không phù hợp trong bảng hỏi.

Giai đoạn 2: Bảng hỏi được chỉnh sửa và tiến hành phỏng vấn 5 lãnh đạo cấp cao của công ty. Gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng Sản xuất; Trưởng phòng Hành chính tổ chức; Giám đốc trung tâm phát triển dự án; Trưởng phòng Tài chính.

Bảng hỏi gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin về người được hỏi.

Phần 2: Nội dung phỏng vấn (bao gồm các câu hỏi phỏng vấn)

Trong phần này, có 7 câu hỏi được đưa ra. Trong đó: Các câu hỏi nhằm mục đích hiểu rõ hơn về công tác phát triển NNL của công ty, các câu hỏi mở rộng nhằm tìm kiếm sự hiểu biết, nhận định chủ quan của người được hỏi cũng về vấn đề này.

- Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn sâu với 5 lãnh đạo cấp cao của công ty, căn cứ vào các kết quả phân tích, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi Likert để khảo sát CBNV của công ty.

- Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện với 100 CBNV tại công ty nhằm lấy ý kiến về các vấn đề liên quan đến sử dụng, phát triển NNL để đánh giá thực trạng công tác này tại công ty. Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 bậc để đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí. Trong đó: 1= Hoàn toàn không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Bình thường, 4= Đồng ý, 5= Rất đồng ý.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phƣơng pháp kế thừa: luận văn kế thừa một số nghiên cứu trước và

các bài báo, báo cáo...liên quan đến phát triển NNL trong DN.

41

thu thập được, từ đó tóm tắt, tính toán, tiếp theo là mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách tổng quát. Cụ thể trong phạm vi luận văn đã sử dụng phương pháp này để thống kê các chỉ số về thực trạng (số lượng, cơ cấu NNL) và so sánh các chỉ số qua các năm, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL.

Phƣơng pháp định tính: Luận văn sử dụng phương pháp định tính

thông qua phỏng vấn sâu dựa trên bảng hỏi thiết kế sẵn. Phương pháp phỏng vấn sâu đã được tác giả Easterby Smith và cộng sự (2002) cho rằng phù hợp cho trường hợp nghiên cứu tìm hiểu về một vấn đề (hoàn cảnh) cụ thể xảy ra với những người được hỏi. Trong phạm vi luận văn, việc phỏng vấn sâu các cán bộ chủ chốt của công ty giúp tác giả hiểu rõ hơn về phản ứng và suy nghĩ, nhận định của họ về các vấn đề: định hướng, chiến lược phát triển NNl và năng lực đội ngũ cán bộ....

Phƣơng pháp định lƣợng: Luận văn sử dụng phương pháp định lượng

thông qua phiếu hỏi sử dụng thang đo Likert. Sau khi sử dụng phương pháp định tính được thực hiện trước với một số lượng nhỏ (5 lãnh đạo cấp cao của công ty), căn cứ vào các kết quả tìm ra ở giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi Likert để chuyển sang giai đoạn định lượng.

Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả có được các số liệu cụ thể về mức độ đánh giá của NLĐ đối với các hoạt động phát triển NNL của công ty, từ đó có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động tại công ty.

Tóm lại, việc sử dụng kết hợp các phương pháp là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu này, giúp tác giả có được những nhận định tổng thể về thực trạng và có đánh giá chuẩn xác về vấn đề phát triển NNL tại CTCP tư vấn và thiết kế xây dựng Tháp Đôi Hà Nội.

42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

THÁP ĐÔI HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

3.1.1. Giới thiệu chung

Tên giao dịch: HA NOI COUPLE TOWER CONSTRUCTION AND DESIGN CONSULTANCY JOIN

Loại hình hoạt động: CTCP Mã số thuế: 0106354432

Địa chỉ: Số 29 lô 5 Khu đô thị Xuân Phương, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Ngày cấp giấy phép: 05/11/2013

CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội là công ty hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng công trình. Đến nay, sau 8 năm hình thành và phát triển, công ty đã khẳng định uy tín thương hiệu, tạo dựng niềm tin vững chắc nơi khách hàng và các chủ đầu tư thông qua việc hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cả về kỹ thuật và mỹ thuật cũng như độ an toàn cao của hàng loạt các công trình hiện hữu.

Với đội ngũ lãnh đạo, kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân giỏi, giàu kinh nghiệm cùng thế mạnh về công nghệ và kỹ thuật, công ty đã tạo nên những nét đặc trưng cho các công trình từ công trình thủy điện, cao ốc văn phòng, biệt thự nghỉ dưỡng hay các khu nhà máy sản xuất công nghiệp… Để ngày càng vươn cao, vươn xa trong lĩnh vực xây dựng, tập thể cán bộ - nhân viên công ty luôn tìm những hướng đi mới, không ngừng chuyên nghiệp hóa, đồng thời cùng nhau sáng tạo và phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân để các công trình mang dấu ấn của công ty luôn đẹp và bền vững cùng

43 thời gian.

Tôn chỉ hoạt động của công ty

Uy tín: luôn thực hiện hoàn hảo mọi cam kết với khách hàng. Quá trình khảo sát thực hiện chuẩn chỉnh, báo giá nhanh. Kết nối chặt chẽ với khách hàng. Thực hiện hợp đồng đúng tiến độ. Khách hàng luôn nhận được thông tin rõ ràng, chính xác, giúp đưa ra quyết định nhanh chóng.

Chất lượng: Quy trình kiểm soát công việc và các công đoạn thực hiện được giám sát nghiêm ngặt. Đảm bảo từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của quá trình thi công.

Hiệu quả: Nhằm rút ngắn thời gian thi công và giúp khách hàng sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, công ty không ngừng cải tiến thiết bị, máy móc , nghiên cứu, áp dụng các giải pháp xây dựng tối ưu vào công trình.

Cơ sở vật chất của công ty

Văn phòng giao dịch: Số 29 lô 5 Khu đô thị Xuân Phương, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Toàn bộ đội ngũ quản lý, văn phòng (thiết kế, kỹ thuật) đều ở tại cơ sở này.

Công ty có máy sản xuất trên 5000m2 đặt tại khu vực Dương Nội - Hà Nội, bao gồm: văn phòng quản lý xưởng, phân xưởng sản xuất đồ nội thất, xưởng sơn, kho vật tư và kho thành phẩm.

Dây chuyền sản xuất được áp dụng theo công nghệ tiên tiến (quy trình công nghệ khép kín) nhằm theo phương hướng tăng hiệu quả sản xuất – đảm bảo chất lượng sản phẩm – đảm bảo môi trường làm việc.

Máy móc thiết bị được công ty được đầu tư đồng bộ, hiện đại, có năng suất cao. Một số dự án tiêu biểu:

Về xây dựng dân dụng Tổng mức đầu tư

44

2. Tòa nhà 18 C1 Lê Văn Lương Hoàng Đạo Thúy 485 tỷ 3. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang tỉnh Hà tĩnh 200 tỷ

4. Cục thuế tỉnh Hà tĩnh 167 tỷ

5. Nhà trẻ Họa mi tỉnh Nghệ an 150 tỷ

Về xây dựng thủy điện, xây dựng công nghiệp

1. Công trình thủy điện Sơn La 470 tỷ

2. Công trình thủy điện Hủa Na 305 tỷ

3. Công trình thủy điện Sê san 4 90 tỷ 4. Nhà máy xi măng Hạ Long Quảng ninh 690 tỷ

45

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức)

3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những bước phát triển đột phá. Các chỉ tiêu đánh giá phản ánh được sự tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, công ty vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo mức thu nhập bình quân cho NLĐ không bị sụt giảm. Cụ thể:

46

Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội những năm gần đây

Các chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu (triệu đồng) 49,500 72,196 176,611 255,200 290,800 Lợi nhuận (triệu đồng) 3,807 4,813 12,891 18,090 20,335 LNST/Vốn CSH (%) 11,2 11,5 13,1 15,2 17,3 Thu nhập bình quân người/tháng (triệu đồng) 9.4 11.2 14.6 17.1 18.4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty hằng năm)

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

3.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực

Quy mô, số lượng NNL

Trong những năm qua, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng cả về lao động trực tiếp và gián tiếp. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ về doanh thu và định hướng mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

Bảng 3.2. Số lượng lao động của công ty qua các năm

Đơn vị/Năm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Ban giám đốc 3 3 3

Phòng Hành chính tổ chức 5 7 8

Phòng Kế hoạch tài chính 4 5 7

Phòng tư vấn thiết kế 15 17 25

Phòng Kỹ thuật công nghệ 16 22 31

Trung tâm phát triển dự án 3 5 12

Xưởng sản xuất 70 110 148

Tổng 116 169 234

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

47

phòng chức năng như Hành chính tổ chức và Kế hoạch tài chính là tương đối ổn định. Nhân sự ở các phòng như tư vấn thiết kế, kỹ thuật công nghệ, trung tâm phát triển dự án tăng do yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Số lượng NLĐ nhìn chung tăng qua các năm và về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Qua tìm hiểu, dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào việc đấu thầu thành công dự án thi công, xây dựng, vào thời điểm quá nhiều dự án, công ty cũng không cần thuê mướn nhân công ở bên ngoài. Tuy vậy, theo Ban giám đốc công ty: thực tế công ty vẫn còn thiếu một số vị trí đòi hỏi những chuyên gia trình độ cao. Với các dự án thầu lớn công ty còn phải thuê chuyên gia ngoài.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Đặc thù ngành nghề của công ty là tư vấn thiết kế và thi công dự án xây dựng, các hạng mục thiết kế đòi hỏi tính cập nhật xu hướng, các hạng mục sản xuất đòi hỏi sức khỏe và khả năng chịu được áp lực cao. Vì vậy nhìn chung công ty có đội ngủ nhân lực trẻ. Cụ thể: nhân sự trẻ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 39%; nhân sự có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ lệ lớn là 57,54 %, đây có thể nói là độ tuổi sung sức và có đủ kinh nghiệm để thực hiện các công việc được giao; nhân sự có độ tuổi từ 41 đến 50 là 21%, nhân sự trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 3,4%.

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2020

Chỉ số/Độ tuổi Dƣới 30 Từ 30-40 Từ 41-50 Trên 50

Số lượng (người) 87 123 22 2

Tỷ lệ (%) 37,17% 52,56% 9,4% 0,85%

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính của công ty)

48

định, như: thiếu kinh nghiệm, nóng vội. Tuy nhiên qua phỏng vấn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính của công ty cho biết: “Công ty luôn có phương án sắp xếp bố trí đan xen lao động ở các độ tuổi nằm phát huy tối đa mặt mạnh của mỗi bên. Lực lượng lao động kỳ cựu có kinh nghiệm và bản lĩnh được

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)