Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 72 - 74)

Môi trường văn hóa của Công ty tác động quyết định đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của NLĐ, giúp Công ty trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, thân thiện và tiến thủ. Việc xây dựng một nề nếp văn hóa lành mạnh tiến bộ trong tỏ chức giúp cho Ban lãnh đạo dễ dàng hơn trong điều hành và triển khai các mục tiêu chiến lược của Công ty, tạo ra sự khác biệt với Công ty khác. Từ đó, góp phần thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững của DN.

Mặc dù bước đầu đã tạo lập được văn hóa DN trong công ty, tuy nhiên vấn đề này cần được Ban lãnh đạo CTCP tư vẫn thiết kế và xây dựng Tháp Đôi Hà Nội quan tâm hơn nữa. Các nội dung về văn hóa DN được xây dựng

63

và triển khai sẽ giúp định hướng nhận thức, hành động, giúp hình thành năng lực hành động nhất quán cho NLĐ trong Công ty. Thông qua việc lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý, xác định cách thức ra quyết định và hành động điển hình để tạo dựng hình ảnh, phong cách đặc trưng cho Công ty.

Có thể thấy, công ty cần hướng tới xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, dân chủ. Ở đó NLĐ có sự tôn trọng, tin tưởng, không đố kị, từ đó cùng đưa ra các ý tưởng và cộng tác để thực hiện. Môi trường là việc khuyến khích sự sáng tạo, tạo điều kiện cho người tài thăng tiến nghề nghiệp và cống hiến chính là yếu tố có tính quyết định để giữ chân và phát huy tài năng của mỗi cá nhân. Để làm được điều này, môi trường làm việc phải thực sự. Thêm vào đó, Công ty cần tạo điều kiện, trang bị cho NLĐ thêm các phương tiện, máy móc làm việc đầy đủ và hiện đại, thông tin và các nội dung công việc được công khai, minh bạch, đầy đủ và rõ ràng.

Cần xây dựng một tập thể đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, các thành viên trong Công ty cần có trách nhiệm hành động vì sự tồn tại và phát triển của DN. Ở đó lợi ích của DN và NLĐ là một. Nội dung này đòi hỏi Công ty không những quan tâm đến đời sống vật chất (tiền lương và các đãi ngộ khác) mà còn phải quan tâm tới đời sống tinh thần của NLĐ. Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm, tạo cho mọi người ý thức làm việc tập thể, biết quan tâm lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh giữa các cá nhân để kịp thời giải quyết, thường xuyên để mọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu.

Công ty định kỳ tổ chức các buổi đối thoại với NLĐ. Việc này không chỉ nhằm tiếp nhận, lắng nghe các ý kiến góp ý của NLĐ, giải đáp các thắc mắc của NLĐ, mà còn giúp lãnh đạo công ty có cái nhìn toàn diện về các mối quan hệ trong công ty và là cơ hội để lãnh đạo công ty đưa ra thông điệp của

64

tổ chức/cá nhân tới nhân viên một cách hữu hiệu.

Bên cạnh định hình văn hóa DN, công ty cần ban hành và phổ biến các nội dung về văn hóa DN cho mọi thành viên trong công ty nhằm giúp NLĐ hiểu và ý thức được lợi ích của văn hóa DN với sự phát triển của cá nhân NLĐ và sự phát triển của DN. Công ty cũng có thể tổ chức các hoạt động phong trào nhằm tôn vinh các hành vi văn hóa, các cá nhân có đóng góp cho việc duy trì và phát triển văn hóa DN đúng hướng.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)