Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 50)

Phƣơng pháp kế thừa: luận văn kế thừa một số nghiên cứu trước và

các bài báo, báo cáo...liên quan đến phát triển NNL trong DN.

41

thu thập được, từ đó tóm tắt, tính toán, tiếp theo là mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh đối tượng nghiên cứu một cách tổng quát. Cụ thể trong phạm vi luận văn đã sử dụng phương pháp này để thống kê các chỉ số về thực trạng (số lượng, cơ cấu NNL) và so sánh các chỉ số qua các năm, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL.

Phƣơng pháp định tính: Luận văn sử dụng phương pháp định tính

thông qua phỏng vấn sâu dựa trên bảng hỏi thiết kế sẵn. Phương pháp phỏng vấn sâu đã được tác giả Easterby Smith và cộng sự (2002) cho rằng phù hợp cho trường hợp nghiên cứu tìm hiểu về một vấn đề (hoàn cảnh) cụ thể xảy ra với những người được hỏi. Trong phạm vi luận văn, việc phỏng vấn sâu các cán bộ chủ chốt của công ty giúp tác giả hiểu rõ hơn về phản ứng và suy nghĩ, nhận định của họ về các vấn đề: định hướng, chiến lược phát triển NNl và năng lực đội ngũ cán bộ....

Phƣơng pháp định lƣợng: Luận văn sử dụng phương pháp định lượng

thông qua phiếu hỏi sử dụng thang đo Likert. Sau khi sử dụng phương pháp định tính được thực hiện trước với một số lượng nhỏ (5 lãnh đạo cấp cao của công ty), căn cứ vào các kết quả tìm ra ở giai đoạn nghiên cứu định tính, tác giả sẽ xây dựng bảng câu hỏi Likert để chuyển sang giai đoạn định lượng.

Qua việc sử dụng phương pháp này, tác giả có được các số liệu cụ thể về mức độ đánh giá của NLĐ đối với các hoạt động phát triển NNL của công ty, từ đó có cái nhìn khách quan, đa chiều hơn về thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động tại công ty.

Tóm lại, việc sử dụng kết hợp các phương pháp là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu này, giúp tác giả có được những nhận định tổng thể về thực trạng và có đánh giá chuẩn xác về vấn đề phát triển NNL tại CTCP tư vấn và thiết kế xây dựng Tháp Đôi Hà Nội.

42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG

THÁP ĐÔI HÀ NỘI

3.1. Khái quát về Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

3.1.1. Giới thiệu chung

Tên giao dịch: HA NOI COUPLE TOWER CONSTRUCTION AND DESIGN CONSULTANCY JOIN

Loại hình hoạt động: CTCP Mã số thuế: 0106354432

Địa chỉ: Số 29 lô 5 Khu đô thị Xuân Phương, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Ngày cấp giấy phép: 05/11/2013

CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội là công ty hoạt động chính trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng công trình. Đến nay, sau 8 năm hình thành và phát triển, công ty đã khẳng định uy tín thương hiệu, tạo dựng niềm tin vững chắc nơi khách hàng và các chủ đầu tư thông qua việc hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cả về kỹ thuật và mỹ thuật cũng như độ an toàn cao của hàng loạt các công trình hiện hữu.

Với đội ngũ lãnh đạo, kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân giỏi, giàu kinh nghiệm cùng thế mạnh về công nghệ và kỹ thuật, công ty đã tạo nên những nét đặc trưng cho các công trình từ công trình thủy điện, cao ốc văn phòng, biệt thự nghỉ dưỡng hay các khu nhà máy sản xuất công nghiệp… Để ngày càng vươn cao, vươn xa trong lĩnh vực xây dựng, tập thể cán bộ - nhân viên công ty luôn tìm những hướng đi mới, không ngừng chuyên nghiệp hóa, đồng thời cùng nhau sáng tạo và phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân để các công trình mang dấu ấn của công ty luôn đẹp và bền vững cùng

43 thời gian.

Tôn chỉ hoạt động của công ty

Uy tín: luôn thực hiện hoàn hảo mọi cam kết với khách hàng. Quá trình khảo sát thực hiện chuẩn chỉnh, báo giá nhanh. Kết nối chặt chẽ với khách hàng. Thực hiện hợp đồng đúng tiến độ. Khách hàng luôn nhận được thông tin rõ ràng, chính xác, giúp đưa ra quyết định nhanh chóng.

Chất lượng: Quy trình kiểm soát công việc và các công đoạn thực hiện được giám sát nghiêm ngặt. Đảm bảo từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối của quá trình thi công.

Hiệu quả: Nhằm rút ngắn thời gian thi công và giúp khách hàng sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, công ty không ngừng cải tiến thiết bị, máy móc , nghiên cứu, áp dụng các giải pháp xây dựng tối ưu vào công trình.

Cơ sở vật chất của công ty

Văn phòng giao dịch: Số 29 lô 5 Khu đô thị Xuân Phương, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Toàn bộ đội ngũ quản lý, văn phòng (thiết kế, kỹ thuật) đều ở tại cơ sở này.

Công ty có máy sản xuất trên 5000m2 đặt tại khu vực Dương Nội - Hà Nội, bao gồm: văn phòng quản lý xưởng, phân xưởng sản xuất đồ nội thất, xưởng sơn, kho vật tư và kho thành phẩm.

Dây chuyền sản xuất được áp dụng theo công nghệ tiên tiến (quy trình công nghệ khép kín) nhằm theo phương hướng tăng hiệu quả sản xuất – đảm bảo chất lượng sản phẩm – đảm bảo môi trường làm việc.

Máy móc thiết bị được công ty được đầu tư đồng bộ, hiện đại, có năng suất cao. Một số dự án tiêu biểu:

Về xây dựng dân dụng Tổng mức đầu tư

44

2. Tòa nhà 18 C1 Lê Văn Lương Hoàng Đạo Thúy 485 tỷ 3. Ủy ban nhân dân huyện Vũ Quang tỉnh Hà tĩnh 200 tỷ

4. Cục thuế tỉnh Hà tĩnh 167 tỷ

5. Nhà trẻ Họa mi tỉnh Nghệ an 150 tỷ

Về xây dựng thủy điện, xây dựng công nghiệp

1. Công trình thủy điện Sơn La 470 tỷ

2. Công trình thủy điện Hủa Na 305 tỷ

3. Công trình thủy điện Sê san 4 90 tỷ 4. Nhà máy xi măng Hạ Long Quảng ninh 690 tỷ

45

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức)

3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những bước phát triển đột phá. Các chỉ tiêu đánh giá phản ánh được sự tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, công ty vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo mức thu nhập bình quân cho NLĐ không bị sụt giảm. Cụ thể:

46

Bảng 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội những năm gần đây

Các chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu (triệu đồng) 49,500 72,196 176,611 255,200 290,800 Lợi nhuận (triệu đồng) 3,807 4,813 12,891 18,090 20,335 LNST/Vốn CSH (%) 11,2 11,5 13,1 15,2 17,3 Thu nhập bình quân người/tháng (triệu đồng) 9.4 11.2 14.6 17.1 18.4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của công ty hằng năm)

3.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và xây dựng Tháp đôi Hà Nội

3.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực

Quy mô, số lượng NNL

Trong những năm qua, số lượng lao động của công ty có xu hướng tăng cả về lao động trực tiếp và gián tiếp. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ về doanh thu và định hướng mở rộng quy mô sản xuất của công ty.

Bảng 3.2. Số lượng lao động của công ty qua các năm

Đơn vị/Năm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Ban giám đốc 3 3 3

Phòng Hành chính tổ chức 5 7 8

Phòng Kế hoạch tài chính 4 5 7

Phòng tư vấn thiết kế 15 17 25

Phòng Kỹ thuật công nghệ 16 22 31

Trung tâm phát triển dự án 3 5 12

Xưởng sản xuất 70 110 148

Tổng 116 169 234

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)

47

phòng chức năng như Hành chính tổ chức và Kế hoạch tài chính là tương đối ổn định. Nhân sự ở các phòng như tư vấn thiết kế, kỹ thuật công nghệ, trung tâm phát triển dự án tăng do yêu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Số lượng NLĐ nhìn chung tăng qua các năm và về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Qua tìm hiểu, dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào việc đấu thầu thành công dự án thi công, xây dựng, vào thời điểm quá nhiều dự án, công ty cũng không cần thuê mướn nhân công ở bên ngoài. Tuy vậy, theo Ban giám đốc công ty: thực tế công ty vẫn còn thiếu một số vị trí đòi hỏi những chuyên gia trình độ cao. Với các dự án thầu lớn công ty còn phải thuê chuyên gia ngoài.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Đặc thù ngành nghề của công ty là tư vấn thiết kế và thi công dự án xây dựng, các hạng mục thiết kế đòi hỏi tính cập nhật xu hướng, các hạng mục sản xuất đòi hỏi sức khỏe và khả năng chịu được áp lực cao. Vì vậy nhìn chung công ty có đội ngủ nhân lực trẻ. Cụ thể: nhân sự trẻ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 39%; nhân sự có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm tỷ lệ lớn là 57,54 %, đây có thể nói là độ tuổi sung sức và có đủ kinh nghiệm để thực hiện các công việc được giao; nhân sự có độ tuổi từ 41 đến 50 là 21%, nhân sự trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 3,4%.

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2020

Chỉ số/Độ tuổi Dƣới 30 Từ 30-40 Từ 41-50 Trên 50

Số lượng (người) 87 123 22 2

Tỷ lệ (%) 37,17% 52,56% 9,4% 0,85%

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính của công ty)

48

định, như: thiếu kinh nghiệm, nóng vội. Tuy nhiên qua phỏng vấn, Trưởng phòng Tổ chức hành chính của công ty cho biết: “Công ty luôn có phương án sắp xếp bố trí đan xen lao động ở các độ tuổi nằm phát huy tối đa mặt mạnh của mỗi bên. Lực lượng lao động kỳ cựu có kinh nghiệm và bản lĩnh được giao vai trò trưởng nhóm/trưởng tổ chuyên môn sẽ hướng dẫn, hỗ trợ tối đa cho đội ngũ kế cận”.

Cơ cấu lao động theo giới tính

Nhìn chung, do đặc thù ngành nghề của công ty đòi hỏi NLĐ cần có thể lực tốt và khả năng chịu được áp lực công việc cao, công việc thiết kế và thi công xây dựng có sức hút với nam nhiều hơn nữ, do đó qua các năm, tỷ lệ lao động nam vẫn chiếm số đông. Tới năm 2020, tỷ lệ lao động nam chiếm tới 86,7 % trên tổng số lao động của công ty.

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2020

Tổng số lao động Nam Nữ

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

234 205 86,7% 31 13,2%

Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

NLĐ được tuyển dụng làm việc tại các mảng chuyên môn nghiệp vụ (phòng tư vấn thiết kế, phòng Kỹ thuật công nghệ, Trung tâm phát triển dự án) đều phải tốt nghiệp Đại học trở lên theo đúng chuyên ngành. Với các lao động làm việc tại xưởng sản xuất, công ty tuyển dụng các lao động nghề, lao động phổ thông để làm việc tại đây (ngoại trừ Quản lý xưởng và các cán bộ giám sát kỹ thuật xưởng).

Nhìn chung, công ty có đội ngũ lao động trình độ cao với đội ngũ lao động trình độ đại học trở lên tăng dần qua các năm và chiếm tỉ lệ 48,29% (năm 2020).

49

Bảng 3.5. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo 3 năm gần đây

Năm

Tổng số lao động

Đại học trở lên Cao đẳng

Trung cấp, sơ cấp, bằng nghề và lao động phổ thông Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2018 116 44 37,94% 12 10,34% 60 51,72% 2019 169 74 43,79% 15 8,87% 80 47,34% 2020 234 113 48,29% 18 7,69% 103 44,01%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty)

Như vậy, nhìn chung số lượng lao động của công ty, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, trình độ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay. Kết quả khảo sát NLĐ của công ty về các tiêu chí: (i) Số lượng lao động đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất kinh doanh, (ii) Cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Phòng/Trung tâm/Xưởng, (iii) Cá nhân được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo, (iv) Việc phân công công việc cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân, đều được NLĐ đánh giá khá cao. Cho thấy sự phù hợp cả về cơ cấu NNL lẫn việc sắp xếp, bố trí NNL.

Bảng 3.6. Đánh giá của NLĐ về cơ cấu NNL tại công ty

Nội dung Giá trị trung bình (m)

Số lượng lao động đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất kinh

doanh 4,3

Cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của

Phòng/Trung tâm/Xưởng 4,2

Cá nhân được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo 4,4 Việc phân công công việc cho phép sử dụng tốt năng lực cá nhân 4,0

(Nguồn: Kết quả ĐTKS NLĐ về thực trạng phát triển NNL tại CTCP tư vấn thiết kế và xây dựng Tháp Đôi Hà Nội)

50

Công tác hoạch định, quy hoạch NNL của công ty chưa được chú trọng đúng mức. Qua phỏng vấn, Ban giám đốc Công ty cho biết Công ty có chiến lược phát triển chung, tuy nhiên chưa có chiến lược phát triển NNL riêng. Chiến lược phát triển NNL hiện đang được lồng ghép trong chiến lược phát triển công ty và được đề cập không cụ thể. Các mục tiêu chiến lược của công ty hiện đang tập trung vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển dự án và cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới xây chuyền sản xuất (thông qua việc tăng cường các thiết bị sản xuất tự động hóa nhập khẩu từ nước ngoài).

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phòng tổ chức hành chính tiến hành rà soát nhân sự ở các bộ phận, thông báo tới các đơn vị. Các đơn vị xác định khối lượng công việc cụ thể và tính toán về nhu cầu nhân lực cần bổ sung cũng như các yêu cầu cho vị trí còn thiếu. Phòng tổ chức hành chính tiếp nhận đề xuất nhu cầu tuyển dụng của đơn vị, báo cáo Ban giám đốc công ty. Phần lớn việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng dựa trên tình hình sản xuất kinh doanh năm trước để lên kế hoạch cho năm sau.

Như vậy có thể thấy công tác dự báo NNL của công ty mới thực hiện ở mức ngắn hạn, việc dự báo NNL trong dài hạn của công ty chưa được thực hiện. Điều này sẽ khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh môi trường kinh tế xã hội biến đổi nhanh và liên tục, khó lường.

3.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực

3.2.3.1. Chính sách tuyển dụng

NNL của công ty có sự phát triển, gia tăng qua các năm tuy nhiên về cơ bản công ty vẫn giữ được đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác quản lý và kỹ thuật. Qua báo cáo từ phòng tổ chức hành chính, số lao động có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ trên 60%, điều này thể hiện sự ổn định trong tổ chức nguồn lực của công ty. Công ty đã xây dựng chính sách tuyển

51

dụng và đào tạo phù hợp với thực tế. Quy trình tuyển dụng của công ty được thực hiện đầy đủ qua các bước, như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch tuyển dụng

Các Phòng/Trung tâm của công ty lập tờ trình đề xuất nhân sự căn cứ vào nhu cầu thực tế, trên cơ sở xác định khối lượng thực hiện công việc của

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng tháp đôi hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)